Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (LV thạc sĩ) (Trang 49 - 51)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo hoặc các tài liệu đã công bố. Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng dự án,…

Trong phạm vi nghiên cứu này, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp sử dụng để có được các số liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã từ UBND xã, cán bộ khuyến nông, cán bộ nông nghiệp, các trưởng thôn, hội nông dân, hội phụ nữ,... Các báo cáo của các dự án liên quan.

2.3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

a, Phương pháp điều tra bảng hỏi (Survey and Questionnaires - phiếu điều tra)

Đây là cách thức thu thập thông tin dựa trên những câu hỏi của một bảng hỏi được chuẩn bị chu đáo theo đề tài nghiên cứu, là một phương pháp quan trọng và thông dụng thường được dùng trong nghiên cứu kinh tế - xã hội. Xây dựng một bộ câu hỏi điều tra để phỏng vấn trực tiếp mỗi xã 60 hộ nông dân tại 3 thôn khác nhau với một bảng hỏi được thiết kế với nội dung gồm nhiều hợp phần khác nhau như: thông tin chung về hộ gia đình (tên, tuổi, giới tính, dân tộc, văn hóa, phân loại kinh tế hộ,…), các nguồn lực sinh kế của gia đình gồm vốn tự nhiên (đất đai, cây trồng, vật nuôi, hoạt động phi nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

nghiệp...), Vốn vật chất (nhà ở, tài sản,…), Vốn xã hội (tham gia các tổ chức, đoàn thể...), thu nhập và vốn tài chính của gia đình, các khó khăn, trở ngại trong sản xuất nông nghiệp. Với bộ câu hỏi này, số liệu thu thập được trong quá trình điều tra được tổng hợp vào các bảng biểu.

- Cơ sở chọn mẫu điều tra

Lựa chọn 03 xã đại diện để điều tra: Bạch Đằng, Dân Chủ, Nam Tuấn. Trong mỗi xã chọn đại diện 3 thôn có điều kiện kinh tế phát triển nhất, trung bình và khó khăn nhất để điều tra.

Lựa chọn hộ điều tra: Chọn 180 hộ dân tại 3 xã để điều tra (mỗi xã 60 hộ, mỗi thôn 20 hộ) dựa vào phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên.

b, Phương pháp quan sát trực tiếp

Phương pháp này được sử dụng để thu thập các thông tin số liệu liên quan đến các hoạt động sinh kế diễn ra hàng ngày của người dân và để thu thập thông tin số liệu liên quan đến đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương.

Phương pháp này được sử dụng để quan sát, ghi chép các hiện tượng, sự kiện thực tế tại hiện trường, đồng thời để có thể giải thích một số vấn đề liên quan có được khi sử dụng các phương pháp khác.

2.3.2.3. Phương pháp phân tích sử lý số liệu

- Các thông tin số liệu thứ cấp được tổng hợp, phân tích và sử dụng theo các phương pháp phân tích tài liệu thông dụng.

- Số liệu điều tra bảng hỏi được nhập vào máy tính trên Excel, rồi tiến hành sử lý và phân tích số liệu trên PivotTable.

Các thông tin định lượng trong bảng hỏi (phiếu điều tra) được tính toán xử lý một số đại lượng thống kê thông dụng của mẫu như: Độ lệch chuẩn (SD), sai số chuẩn (SE) và hệ số biến động (CV%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn Trong đó, độ lệch chuẩn (SD) được tính như sau:

SD = √S (S là phương sai). Độ lệch chuẩn cũng có thể được xác định trên excel thông qua hàm StdDev.

Sai số chuẩn (SE) được tính theo công thức:

(SD là độ lệch chuẩn, n: độ lớn mẫu)

Khi đó, hệ số biến động (CV%) được tính như sau:

(SD: độ lệch chuẩn, mean: số trung bình)

Một phần của tài liệu Giải pháp việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (LV thạc sĩ) (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)