Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (LV thạc sĩ) (Trang 51 - 58)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3.3.Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Nhóm chỉ tiêu về danh tính hộ: Tuổi, giới tính, quan hệ với chủ hộ, học vấn, phân loại kinh tế, dân tộc, các nguồn lực đất đai, vốn, tư liệu sản xuất,...),...

- Nhóm chỉ tiêu nguồn nhân lực của hộ: nhân khẩu, lao động trong độ tuổi, lao động ngoài độ tuổi,...

- Nhóm các chỉ tiêu về lao động: Số lượng lao động, chất lượng lao động (được đào tạo, chưa đào tạo, đạo tạo nghề, truyền nghề, đào tạo đại học,...).

- Nhóm chỉ tiêu về việc làm: việc làm theo ngành nghề (nông nghiệp, phi nông nghiệp), việc làm trong nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp), việc làm phi nông nghiệp (thương mại, làng nghề, dịch vụ sản xuất, dịch vụ đời sống, làm thuê,...), việc làm theo thời gian làm việc (toàn bộ thời gian, một phần thời gian), thất nghiệp và không việc làm, việc làm được trả lương, việc làm không trả lương, việc làm đổi công,...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Huyện nằm ở trung tâm tỉnh Cao Bằng, bao quanh thành phố Cao Bằng, phía bắc giáp huyện Hà Quảng, đông bắc giáp huyện Trà Lĩnh, đông giáp huyện Quảng Uyên, nam giáp huyện Thạch An, tây giáp huyện Nguyên Bình và Thông Nông. và dân số là 73.000 người (năm 2004). Huyện ly là thị trấn Nước Hai nằm trên tỉnh lộ 203 cách thị xã Cao Bằng 15 km về hướng Tây Bắc, tỉnh lộ 203 theo hướng tây bắc đi huyện Hà Quảng, Thông Nông, quốc lộ 4 theo hướng nam đi huyện Thạch An và tỉnh Lạng Sơn, quốc lộ 34 theo hướng tây đi huyện Nguyên Bình.

Huyện Hòa An còn có 21 đơn vị hành chính, gồm một thị trấn và 20 xã, trong đó có 8 xã vùng I, có 5 xã vùng II, có 8 xã vùng III và 61 thôn đặc biệt khó khăn. Dân số trên 54.000 người, với 13.282 hộ trong đó có trên 11.000 hộ sinh sống tại địa bàn nông thôn. Thu nhập chủ yếu bằng nghề nông nghiệp (chiếm 85%), giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 50 triệu đồng/ha, thu nhập bình quân đầu người đạt 19,37 triệu đồng/người/năm.

Huyện có mạng lưới trường, lớp học được duy trì, củng cố qua các năm, số phòng học kiên cố chiếm 62,32%, bán kiên cố 29,31% cơ bản đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy, học; chất lượng giáo dục - đào tạo từng bước được nâng lên, tỷ lệ học sinh tiểu học, trung học cơ sở được lên lớp thẳng hàng năm đều đạt trên 95%, số học sinh trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng đều tăng qua các năm. Công tác phổ cập giáo dục luôn được quan tâm, kết quả: 21/21 xã, thị trấn duy trì phổ cập giáo dục Trung học cơ sở; 100% xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; 19/21 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; xây dựng được 04 trường đạt chuẩn quốc gia. Công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, giáo viên được quan tâm, chú trọng, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn các bậc học ngày càng tăng, hiện nay chiếm 98,6%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Mạng lưới y tế từ huyện đến xã ngày càng được củng cố và phát triển, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế đã từng bước được hiện đại. Chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao; thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và chế độ bảo hiểm y tế cho nhân dân. Thực hiện chuẩn quốc gia về y tế xã, đến năm 2015 có 07/21 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; số bác sỹ ngày càng tăng, đến năm 2015 có 10,5 bác sỹ/ vạn dân, 21/21 trạm y tế có bác sỹ. Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình được quan tâm, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiếu số; duy trì tỷ suất sinh 0,1%o/năm. Công tác chăm sóc trẻ em được duy trì có hiệu quả, số trẻ em trong độ tuổi được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin hàng năm đều đạt trên 94%, thực hiện tốt việc cấp thẻ khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm từ 17,5% xuống còn 13,4%.

Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới tiếp tục được duy trì và có bước phát triển, số làng, xóm, khu phố, cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu văn hóa tăng từ 2-3%. Triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào xây dựng nhà văn hóa xóm, đưa tổng số nhà văn hóa từ 170 nhà năm 2010, lên 215 nhà năm 2014.

Công tác xoá đói, giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tích đáng kể, góp phần từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Kết quả: Năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo 22,58%, đến năm 2014 còn 7,75%.

Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Hòa An là huyện lớn của tỉnh, có tổng diện tích 60.598,14ha, cánh đồng trung tâm huyện trải dài trên 20 km.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện qua các năm

Đơn vị tính: Ha Năm Loại đất 2013 2014 2015 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Đất sản xuất NN 7.732,44 12,74 7.757,72 12,78 8.930,43 14,74 Đất lâm nghiệp 47.005,57 77,43 47.248,21 77,83 45.298,53 74,75 Đất chuyên dùng 2.458,45 4,05 2.386,90 3,93 2.825,07 4,66 Đất ở 497,45 0,82 474,26 0,78 901,90 1,49 Đất khác và chưa khai thác 3.016,42 4,96 2.843,24 4,68 2.642,21 4,36 Tổng số 60.710,33 100 60.710,33 100 60.598,14 100

(Nguồn: UBND Huyện Hòa An)

Từ năm 2013 - 2014 cơ cấu sử dụng đất không có biến động nhiều, diện tích đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất từ 47.005,57 - 47.289,21 ha, chiếm 77,43 - 77,91% trong tổng diện tích đất tự nhiên. Đất sản xuất nông nghiệp có 7.732,44 - 7.777,63 ha, chiếm từ 12,74 - 12,81%; diện tích đất chuyên dùng có 2.291,02 - 2.386,90 ha, chiếm từ 3,77 - 4,05%, đất ở có 474,26 - 497,45 ha, chiếm 0,78 - 0,82%; còn lại là diện tích đất khác (như nuôi trồng thủy sản, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng, đất nông nghiệp và phi nông nghiệp khác) và đất chưa khai thác.

Đến năm 2015 cơ cấu sử dụng đất của huyện có sự thay đổi đáng kể, rõ nét nhất là diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng lên 8.930,43 ha, chiếm 14,74%; diện tích đất lâm nghiệp giảm xuống còn 45.298,53 ha, chiếm 74,75%; diện tích đất chuyên dùng tăng lên 2.825,07 ha, chiếm 4,66%, diện tích đất ở cũng tăng lên 901,90 ha, chiếm 1,49%; đồng thời với đó diện tích đất chưa khai thác và đất dùng cho mục đích khác giảm xuống. Như vậy, năm 2015 đã có sự chuyển dịch cơ cấu trong việc sử dụng đất của huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trong tổng diện tích đất tự nhiên thì diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn, diện tích 54.298,95ha, chiếm 89,60% tổng diện tích đất tự nhiên.

Đất nông nghiệp gồm: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác. Trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỷ lệ lớn nhất với diện tích 45.298,53 ha, chiếm 83,42%; trong tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng thì rừng phòng hộ có diện tích lớn nhất là 43.764,97 ha, chiếm 96,61%, diện tích đất rừng sản xuất chỉ có 1.533,56 ha, chiếm 3,39%. Tiếp đến là đất sản xuất nông nghiệp, có diện tích 8.930,43 ha, chiếm 16,45% trong tổng diện tích đất nông nghiệp. Trong tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì diện tích đất trồng cây hàng năm là 7.561,29 ha, chiếm tỷ lệ cao nhất là 84,67%, trong đó diện tích đất trồng lúa là 4.695,21 ha, chiếm 62,10%, còn lại 2.866,08 ha là diện tích đất trồng cây hàng năm khác, chiếm 37,90%; diện tích đất trồng cây lâu năm là 1.533,56 ha, chiếm 15,33% trong tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 68,87 ha, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng diện tích đất nông nghiệp, chỉ bằng 0,13%.

Diện tích đất phi nông nghiệp là 4.767,05 ha, chiếm có 7,87% trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Trong đó, diện tích đất chuyên dùng lớn nhất là 2.825,07 ha, chiếm 59,26%; tiếp đến là diện tích đất sông suối và nước mặt chuyên dùng là 974,4 ha, chiếm 20,44%; diện tích đất ở là 901,9 ha, chiếm có 18,92% trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp của huyện.

Diện tích đất chưa sử dụng chiếm 2,53%, trong đó chủ yếu là đất núi đá không có rừng cây, có diện tích 912,20ha, chiếm 59,54% trong tổng diện tích đất chưa sử dụng.

Tóm lại, diện tích đất của huyện Hòa An chủ yếu là đất nông nghiệp, nhưng đất lâm nghiệp chiếm phần lớn, diện tích đất để sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản không cao. Mà trong đất lâm ngiệp lại chủ yếu là đất rừng phòng hộ, diện tích rừng sản xuất rất nhỏ, nên khả năng khai thác kinh tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

thấp. Huyện Hòa An được coi là vựa lúa của tỉnh, tuy nhiên diện tích đất sản xuất nông nghiệp chưa đến 9.000 ha. Do vậy yêu cầu đặt ra là huyện phải có giải pháp chiến lược nhằm đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu đất, cơ cấu cây trồng một cách hợp lý, an toàn.

a) Thuận lợi:

- Đảng Ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các xã có kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đặc biệt là công cuộc xóa đói giảm nghèo.

- Sự đồng thuận hưởng ứng của nhân dân trong ba xã là động lực cơ bản phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện.

- Tiềm năng đất tương đối đa dạng và phù hợp với nhiều loại cây trồng, trong đó có cả cây công nghiệp khá phát triển như thuốc lá, có khả năng phát triển quy mô lớn, các xã góp phần lớn làm nên thành công của toàn huyện, huyện được coi là vựa lúa của tỉnh Cao Bằng.

- Có đường liên xã thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa với các xã lân cận.

- Đó là chế độ khí hậu lục địa nhiệt đới gió mùa độ ẩm không khí và nguồn nước mặt so với các vùng khác của tỉnh Cao Bằng là tương đối thuận lợi, phù hợp với nhiều loại cây trồng.

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua đã làm thay đổi tính chất củ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường.

- Cơ sở hạ tầng về văn hóa, y tế, giáo dục cũng đã được đầu tư, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

- Có các chương trình dự án được đầu tư, triển khai trên địa bàn xã, đây là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương.

b) Khó khăn:

- Diện tích đất chưa sử dụng chủ yếu thuộc khu vực núi cao, gây khó khăn trong việc khai thác sử dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Các ngành kinh tế chưa phát huy hết khả năng và thế mạnh của địa phương như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ.

- Cơ cấu kinh tế đang chuyển dần theo hướng tích cực, tuy nhiên ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, hạ tầng cơ sở chưa đồng bộ, tiềm năng đất và lao động chưa khai thác triệt để.

- Điểm xuất phát về kinh tế, xã hội còn thấp, đời sống của phần lớn dân cư còn khó khăn, hạn chế tới điều kiện tích luỹ cho đầu tư phát triển kinh tế và nâng cao đời sống. Cơ cấu phát triển chưa thật đồng đều, đặc biệt là công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, sự phát triển của dịch vụ - thương mại chưa thật ổn định.

- Một số nguồn tài nguyên và tiềm năng trên địa bàn chưa được khai thác - phát huy triệt để, lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện lưu thông chưa thực sự trở thành nguồn lực mạnh thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý và hiệu quả hơn.

- Chất lượng nguồn lao động chưa cao, một số phong tục, tập quán, sản xuât lạc hậu còn tồn tại trong một bộ phận dân cư.

- Đầu tư hạ tầng để phát triển vùng nông thôn khu vực núi cao còn hạn chế, đầu tư sản xuất, kinh doanh ở vùng trung tâm huyện còn khó khăn do hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao.

- Công tác điều tra cơ bản, tổng hợp và cập nhật thông tin kinh tế - xã hội còn thiếu tính hệ thống, ảnh hưởng đáng kể tới việc đánh giá và định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

- Dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ và nhận thức còn thấp làm hạn chế khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật sản xuất mới.

- Trình độ và năng lực quản lý của cán bộ cơ sở chưa đồng đều, bộ phận nhỏ chưa chủ động sáng tạo trong công tác xóa đói giảm nghèo.

- Trong những năm tới, việc phát triển kinh tế - xã hội sẽ gây áp lực không nhỏ đến tình hình sử dụng đất, đặt ra vấn đề cần quan tâm trong việc bố trí sử dụng đất trên địa bàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn c) Cơ hội:

- Có cơ hội tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại; trong cơ chế mở cửa và sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều chương trình, dự án, kế khạch được Đảng, Nhà nước đưa ra thì 3 xã Bạch Đằng, Nam Tuấn và Dân Chủ nói riêng và huyện Hòa An nói chung có rất nhiều cơ hội trong việc tiêp xúc và phát triển tiềm lực cùng với sự chuyển giao KHKT.

- Được sự quan tâm của lãnh đạo của các cấp chính quyền, các cơ quan ban ngành khi triển khai các chương trình, chính sách và nội dung thực hiện. Nhân dân trong vùng được thụ hưởng nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo có hiệu quả, được chuyển giao KHKT, tập huấn hướng dẫn sát sao trong lao động sản xuất giúp bà con vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế bền vững.

d) Thách thức:

- Thiếu vốn trong sản xuất là vấn đề lớn với khu vực bởi hiện nay có nhiều chương trình khác nhau để vay vốn sản xuât, nhưng một thực tế đặt ra là số vốn quá thấp bên cạnh đó thiếu đi phương pháp xác định cách thức sử dụng đồng vốn dẫn tới một số nơi sử dụng vốn chưa thực hiệu quả.

- Sản phẩm của người dân sản xuất ra có giá trị thấp, không có khả năng cạnh tranh trên thị trường, do hiện nay có quá nhiều mặt hàng trôi nổi giá thành rẻ nhưng chất lượng không đảm bảo. Đồng thời giá cả thị trường luôn có sự biến động, không ổn định, được mùa thì mất giá được giá thì mất mùa.

- Bệnh dịch cũng là vấn đề đáng quan tâm trong cả trồng trọt lẫn chăn nuôi, làm giảm năng suất, sản lượng cũng như chất lượng của cây trồng vật nuôi.

Một phần của tài liệu Giải pháp việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng (LV thạc sĩ) (Trang 51 - 58)