0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Thực trạng lao động, việc làm của người dân nông thôn huyện Hòa An

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG (LV THẠC SĨ) (Trang 63 -80 )

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3. Thực trạng lao động, việc làm của người dân nông thôn huyện Hòa An

Dân số trong độ tuổi lao động

Trong những năm qua, thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước, việc phát triển kinh tế xã hội của huyện theo hướng công nghiệp - dịch vụ là mục tiêu hàng đầu của huyện Hòa An nhằm phát triển kinh tế theo hướng tăng bền vững. Việc tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng cường đào tạo lao động có tay nghề, chuyên môn, tập trung giải quyết số người đến độ tuổi lao động mà chưa có việc làm và chưa qua đào tạo nhất là khu vực nông thôn là mục tiêu hàng đầu của huyện. Thực trạng sử dụng lao động tại huyện Hòa An từ năm 2013 - 2015 được thể hiện qua bảng 3.3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.3. Dân số trong độ tuổi lao động từ năm 2013 - 2015

Đơn vị tính: người

Lao động 2013 2014 2015

Tổng số 29.643 30.017 30.298

Đã có việc làm (lao động được trả lương và

tự làm) 29.573 29.944 30.238

Làm công ăn lương 4.113 4.210 4.386

Tự làm (Việc làm không được trả lương) 25.530 25.807 25.852

Chưa qua đào tạo 24.772 24.677 24.429

Được đào tạo (từ được đào tạo nghề trở lên) 4.871 5.340 5.869

Lao động thất nghiệp 70 73 60

Nguồn: UBND huyện Hòa An

Nhìn chung, chất lượng lao động còn thấp, phần lớn là lao động phổ thông. Năm 2013 lao động được có việc làm là 29.573 người, chiếm tỷ lệ 99.76% trong tổng số lao động trong độ tuổi lao động. Trong đó lao động chưa qua đào tạo là 24.772 người, chiếm tỷ lệ 83.57% trong số lao động. Lao động đã qua đào tạo 4.988 người, chiếm 16,43% trong số lao động. Lao động làm công ăn lương là 4.113 người, chiếm 13,88% trong tổng số lao động. Lao động tự làm là 25.530 người, chiếm 86.12% trong tổng số lao động. Số lao động thất nghiệp 70 người, chiếm 0,24% trong tổng số lao động.

Năm 2014 lao động được có việc làm là 29.944 người, chiếm tỷ lệ 99,76% trong tổng số lao động trong độ tuổi lao động. Trong đó lao động chưa qua đào tạo là 24.677 người, chiếm tỷ lệ 82,21% trong số lao động. Lao động đã qua đào tạo 5.340 người, chiếm 17,79% trong số lao động. Lao động làm công ăn lương là 4.210 người, chiếm 14,02% trong tổng số lao động có việc làm. Lao động tự làm là 25.807 người, chiếm 85,98% trong tổng số lao động có việc làm. Số lao động thất nghiệp 73 người, chiếm 0.24% trong tổng số lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Năm 2015 lao động được có việc làm là 30.238 người, chiếm tỷ lệ 99,8% trong tổng số lao động trong độ tuổi lao động. Trong đó lao động chưa qua đào tạo là 24.429 người, chiếm tỷ lệ 80,63% trong số lao động. Lao động đã qua đào tạo 5.869 người, chiếm 19,37% trong số lao động. Lao động làm công ăn lương là 4.386 người, chiếm 14,5% trong tổng số lao động có việc làm. Lao động tự làm là 25.852 người, chiếm 85,5% trong tổng số lao động có việc làm. Số lao động thất nghiệp 60 người, chiếm 0,2% trong tổng số lao động.

Như vậy, số lượng có việc làm hàng năm tăng nhẹ, năm 2013 là 99,76% đến năm 2015 là 99,80%, tăng 0,04%. Kèm theo đó số lượng lao động đã qua đào tạo cũng tăng, năm 2013 là 16,43% và đến năm 2015 là 19,37%, tăng 2,94%. Số lao động thất nghiệp có xu hướng giảm, năm 2013 là 0.24% đến năm 2015 giảm còn 0,2%, giảm 0,04 %. Số lao động làm công ăn lương cũng tăng theo từng năm, năm 2013 là 13,88%, đến năm 2015 là 14,50%, tăng 0,62%. Qua đó thấy được vấn đề đào tạo nghề và trang bị nghề để nâng cao thu nhập kinh tế bền vững đang ngày càng được sự quan tâm và đi vào nhận thức của người lao động, đó cũng là mục tiêu của Đảng và Nhà nước và lãnh đạo huyện Hòa An thông qua các chương trình khuyến học, hỗ trợ tư vấn nghề và việc làm, qua chương trình mục tiêu quốc gia 1956/QĐ- TTg của Chính phủ về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Vấn đề đặt ra là muốn nâng cao chất lượng lao động, nâng cao năng suất trong các ngành sản xuất vật chất để tăng nhanh phát triển kinh tế, huyện cần tiếp tục coi trọng đào tạo, bồi dưỡng tri thức và rèn luyện kỹ năng cho người lao động cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, lực lượng lao động được đào tạo chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng trong nguồn nhân lực, có tác động tích cực tới nhịp độ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Do vậy, lực lượng này cần được bố trí sử dụng phù hợp nhằm phát huy có hiệu quả nguồn nội lực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.4. Lao động có việc làm trong tuổi ở huyện Hòa An chia theo nhóm tuổi

Đơn vị: người Năm Tuổi Tổng số 15-19 Tuổi 20-24 Tuổi 25-29 Tuổi 30-34 Tuổi 35-39 Tuổi 40-44 Tuổi 45-49 Tuổi 50-54 Tuổi 55-60 Tuổi 2013 29.573 250 2.707 4986 4.709 3.662 3.585 3.858 4.196 1.643 2014 29.944 442 2.685 5.086 4.751 3.692 3.610 3.851 4.191 1.636 2015 30.238 498 2.765 5.198 4.789 3.690 3.619 3.861 4.187 1.630

Nguồn: Số liệu điều tra, 2016

Con người với tư cách là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi hoạt động lao động, vì vậy, chất lượng của nguồn lao động quyết định hiệu quả của hoạt động lao động. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay con người được coi là nguồn lực của mọi nguồn lực cho phát triển. Do đó, trình độ văn hóa, trình độ khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng quyết định đến phát triển kinh tế. Điều đó đòi hỏi phải không ngừng đào tạo, tập huấn cho nông dân, phát triển mạnh giáo dục ở các vùng nông thôn để hình thành một đội ngũ lao động có chất lượng ngày càng cao. Huyện Hòa An là địa phương có trình độ dân trí tương đối chênh lệch giữa thị trấn, các xã, giữa các nhóm dân tộc khác nhau. Tại thị trấn có trình độ lao động được đào tạo nhiều hơn các xã; trong khi đó ở các xã vùng xa, nơi đồng bào dân tộc thiểu số như Mông, Nùng,.. thì việc đào tạo hạn chế hơn. Điều này đòi hỏi cần có những chính sách, cách tiếp cận riêng biệt đối với từng tiểu vùng của huyện. Vấn đề lao động - việc làm, thu nhập của lao động nông thôn những tiêu chí đặt ưu tiên hàng đầu trong xây dựng nông thôn mới. Cả 3 xã Bạch Đằng, Dân Chủ và Nam Tuấn đều là những xã điểm trong xây dựng và phát triển nông thôn mới của huyện Hòa An.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ nông thôn

Con người là yếu tố có tính chất quyết định tới hoạt động sản xuất cũng như nguồn thu nhập của hộ gia đình. Hộ có nhiều nhân khẩu thì có nhièu nguồn thu nhập, tuy nhiên trường hợp này chỉ đúng đối với những nhân khẩu trong độ tuổi lao động. Phân tích chi tiết số liệu điều tra các nhóm hộ để thấy được sự ảnh hưởng của nhân khẩu và lao động đến kinh tế hộ.

Rõ ràng có thể thấy số lao động/hộ và tỷ lệ lao động/nhân khẩu có ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến thu nhập của hộ gia đình, từ đó ảnh hưởng đến sự nghèo đói. Số người trên hộ có thể đông mà hộ đó có nhiều lao động thì vẫn có thể tạo ra nhiều thu nhập để nuôi gia đình. Ngược lại, hộ gia đình có nhiều nhân khẩu nhưng lại ít lao động, đồng nghĩa với nó là số người phụ thuộc nhiều; ít người làm đông miệng ăn thì một người phải tạo thu nhập để nuôi sống nhiều người, cuộc sống sẽ rất khó khăn, thu nhập thấp dễ rơi vào cảnh nghèo đói.

Số lao động nữ trên hộ cũng ảnh hưởng đến kinh tế hộ gia đình, hộ nghèo có bình quân số lao động/hộ thấp nhất nhưng số lao động nữ/hộ bằng 1,08 người/hộ lại cao hơn số lao động nữ/hộ của hộ cận nghèo và không nghèo 0,01 người/hộ. Ngược lại, nhóm hộ không nghèo có bình quân số lao động cao nhất nhưng tỷ lệ lao động nữ/hộ của nhóm này lại thấp, chỉ bằng 1,07 người/hộ. Phụ nữ sức khỏe yếu hơn, lại phải dành nhiều thời gian chăm sóc gia đình, làm việc nhà nên ít có cơ hội kiếm việc làm thêm ngoài việc nông theo mùa vụ, đồng thời cùng một công việc nhưng số tiền lương họ nhận được thường thấp hơn nam giới. Vì vậy, hộ có đông lao động nữ hơn, lao động nữ là lao động chính, là trụ cột gia đình thường không có nhiều thu nhập thêm ngoài nông nghiệp, dễ rơi vào cảnh nghèo đói hơn.

Nguồn nhân lực của hộ được thể hiện qua số nhân khẩu và số lao động, bao gồm lao động trong độ tuổi và lao động ngoài độ tuổi. Kết quả điều tra cho thấy (bảng 3.5): Trong tổng số 180 hộ điều tra, mỗi hộ có bình quân 4,1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

nhân khẩu/hộ. Độ lệch chuẩn là 1,2 nhân khẩu, sai số chuẩn 0,1 người/hộ, nên hệ số biến động về nhân khẩu/hộ thấp, chỉ đạt 29,5%. Cụ thể nhóm hộ khá và trung bình có số nhân khẩu nhiều hơn nhóm hộ cận nghè và nghèo với các con số tương ứng là 4,4 và 4,2 nhân khẩu/hộ. Số lao động trong độ tuổi mỗi hộ có trung bình 2,8 lao động. Vì độ lệch chuẩn là 1,1 lao động, nên hệ số biến động về số lao động khá lớn (38,0%), cao hơn biến động của nhân khẩu. Cùng với lao động trong độ tuổi, lao động ngoài độ tuổi cũng có những đóng góp quan trọng trong các hoạt động thu nhập và công việc hàng ngày của hộ. Trong tổng số 180 hộ điều tra, mỗi hộ có bình quân 1,3 lao động ngoài độ tuổi và số lao động ngoài độ tuổi của nhóm hộ kinh tế trung bình và khá cao hơn nhóm hộ cận nghèo và nghèo. Điều đặc biệt, độ lệch chuẩn lớn (1,1 lao động/hộ), sai số chuẩn thấp (0,1) nên biến động về lao động ngoài độ tuổi rất cao (đạt tới 84,3%).

Bảng 3.5: Nhân khẩu và lao động của hộ nông thôn phân theo kinh tế hộ Phân loại

kinh tế hô ̣

Số khẩu

(người)

Số lao đô ̣ng trong độ tuổi (người)

Số lao đô ̣ng ngoài độ tuổi (người) Khá 4,8 2,8 1,9 Trung bình 4,0 2,9 1,1 Cận nghèo 4,4 3,1 1,4 Nghèo 4,0 2,6 1,4 Mean 4,1 2,8 1,3 SD 1,2 1,1 1,1 SE 0,1 0,1 0,1 CV% 29,5 38,0 84,3

Nguồn: Số liệu điều tra tác giả, 2016

Ngoài số lượng lao động của hộ như vừa được phân tích ở trên, chất lượng lao động cũng là tiêu chí quan trọng, là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất. Một số tiêu chí chất lượng lao động của hộ nông dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

thường được nghiên cứu là trình độ học vấn (hay còn gọi là trình độ văn hóa) là số năm học ở các trường phổ thông, trình độ chuyên môn kỹ thuật của chủ hộ, trình độ chuyên môn của các thành viên gia đình,...

Về trình độ văn hoá của người lao động có thể phân chia theo các mức độ sau: Mù chữ, chưa tốt nghiệp cấp I (tức tiểu học), cấp I (tiểu học), cấp II (trung học cơ sở) và cấp III (trung học phổ thông).

Bảng 3.6: Học vấn của chủ hộ phân theo dân tộc và phân loại kinh tế

Đơn vị tính: lớp theo hệ 12 năm

Phân loại

kinh tế hô ̣ Mông Nùng Tày

Trung bình 3 dân tộc Khá 8,0 7,7 7,8 Trung bình 5,5 9,5 9,5 Cận nghèo 7,7 7,4 7,4 Nghèo 7,6 6,3 7,0 7,2 Mean 7,6 7,1 8,7 8,4 SD 3,3 SE 0,2 CV% 39,1

Nguồn: Số liệu điều tra tác giả, 2016

Việc phân chia và tính được chính xác tỷ lệ lao động có trình độ văn hoá khác nhau là một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng nguồn lao động nông thôn. Trình độ trung học phổ thông là trình độ cơ sở rất quan trọng tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tự học hỏi, tiếp thu và áp dụng những kỹ thuật mới vào sản xuất và kinh doanh. Sự hiểu biết về pháp luật, việc xây dựng đời sống văn minh, hiệu quả của các chính sách phát triển nông nghiệp,... phụ thuộc rất lớn vào trình độ văn hoá của người lao động. Vì vậy, việc đánh giá đúng trình độ văn hoá của lao động nông thôn là cơ sở quan trọng để đưa ra những biện pháp, phương pháp đào tạo và chuyển giao khoa học kỹ thuật phù hợp đến người lao động nông thôn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Học vấn của chủ hộ là chỉ tiêu quan trọng, là lớp học phổ thông cao nhất mà chủ hộ đã học, tức là số năm học ở bậc học phổ thông, phản ánh chất lượng lao động của chủ hộ. Kết quả bảng 3.6 cho thấy: Theo hệ đào tạo phổ thông hệ 12 năm, trong tổng số 180 hộ điều tra thì trình độ học vấn bình quân của hộ là lớp 8,4 (tức có 8,4 năm học bậc phổ thông). Trong đó học cao nhất vẫn là dân tộc Tày (lớp 8,7), cao hơn người dân tộc Mông và Nùng (bảng 3.6). Với độ lệch chuẩn cao (3,3, sai số chuẩn thấp (0,2) nên hệ số biến động về học vấn của chủ hộ khá thấp, chỉ đạt 39,1%. Cũng theo số liệu bảng 3.6 cho thấy: các nhóm hộ trung bình và khá đều có học vấn cao hơn nhóm hộ cận nghèo và nghèo (các trị số tương ứng là 9,5:7,8:7,4 và 7,2), chứng tỏ rằng nguyên nhân hộ nghèo là do học vấn thấp, do vậy để thoát nghèo cần phải được đi học.

Trình độ chuyên môn: Trình độ chuyên môn có thể được phân theo các mức độ sau: (1) Trình độ sơ cấp & công nhân kỹ thuật, (2) Trình độ trung cấp, (3) Trình độ cao đẳng, và (4) Trình độ đại học và sau đại học.

Đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta là phát triển theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN và có sự quản lý của nhà nước. Như vậy, nông nghiệp cũng phải phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá với trình độ và hiệu quả cao. Đặc biệt với xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia sẽ hết sức gay gắt, điều đó tạo ra cho nông nghiệp nước ta những thách thức to lớn vì nông nghiệp nước ta phát triển còn thấp. Trước thực tế đó, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp có vai trò rất quan trọng. Bộ phận lao động trong nông thôn có trình độ chuyên môn khoa học kỹ thuật sẽ có vai trò như đầu tầu trong áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và kinh doanh. Từ đó, họ sẽ có tác động nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh tiên tiến và thúc đấy sản xuất kinh doanh trong nông thôn phát triển có hiệu quả cao. Vì vậy, cần có chiến lược đào tạo phù hợp nhằm nâng dần tỷ lệ nguồn lao động đã được qua đào tạo trong nông thôn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trình độ chuyên môn là năng lực và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ mà con người đảm nhiệm, thường được tương ứng với các văn bằng các cấp đào tạo mà người đó đã được trao cho. Các văn bằng ở đây trong nghiên cứu này bao gồm: đại học, cao đẳng, trung cấp và sơ cấp. Hộ gia đình nông thôn gồm là một nhóm xã hội, bao gồm các thành viên gắn bó với nhau thông qua quan hệ hôn nhân, hoặc huyết thống, nên trình độ chuyên môn của hộ nông thôn bao gồm trình độ của chủ hộ và trình độ chuyên môn của các thành viên trong gia đình. Sau đây, chúng ta lần lượt đi sâu phân tích trình độ chuyên môn của chủ hộ và các thành viên gia đình.

Bảng 3.7: Số chủ hộ nắm giữ trình độ chuyên môn phân theo kinh tế hộ

Đơn vị tính: người

Trình độ chuyên

môn củ a chủ hô ̣ Khá Trung bình Cận nghèo Nghèo Tổng số

Đại học 3 3

Cao đẳng 1 1

Trung cấp 1 3 1 5

Sơ cấp 3 1 4

Chưa được đào tạo 17 83 19 48 167

Tổng số 18 93 20 49 180

Nguồn: Số liệu điều tra tác giả, 2016

Trước hết, về trình độ chuyên môn của chủ hộ, số liệu bảng 3.7 cho thấy:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG (LV THẠC SĨ) (Trang 63 -80 )

×