Sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm tra độ tin cậy dữ liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp trên đại bàn tỉnh bình dương (Trang 72)

Bước tiếp theo tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Với Cronbach’s Alpha sẽ giúp loại đi các biến quan sát không đạt yêu cầu hay các thang đo chưa đạt yêu cầu, hạn chế biến rác trong mô hình nghiên cứu. Theo đó, chỉ những biến có hệ số tương quan biến tổng phù hơp (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0.3 và hệ số Alpha lớn hơn 0.7 mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo. Để tăng tính chính xác cho dữ liệu trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn những biến có hệ số tương quan biến tổng phù hơp (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0.4 và hệ số Alpha lớn hơn 0.7. Sau đây, tác giả sẽ tiến hành kiểm tra độ tin cậy của 6 nhóm nhân tố độc lập.

Bảng 4.10: Hệ số Cronbach's Alpha của dữ liệu

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.927 22

Kết quả hệ số Cronbach's Alpha tổng thể của dữ liệu đạt 0.927 > 0.7 nên thang đo đạt tiêu chuẩn (bảng 4.7), đây là hệ số rất lớn bởi giá trị tối đa là 1. Tiếp đến tiến hành xem xét hệ số tương quan biến - tổng (Corrected Item-Total Correlation) của các biến quan sát. Bảng kiểm định độ tin cậy dữ liệu cho tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến - tổng > 0.4 nên chúng có tính tương quan tốt với cộng đồng. Với hệ số thỏa mãn điều kiện trên nên không có biến nào bị loại, tất cả đều đảm bảo yêu cầu về độ tin cậy dữ liệu của nghiên cứu.

Bảng 4.11: Kiểm định độ tin cậy dữ liệu Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted DTN1 80.18 213.140 .591 .924 DTN2 80.15 214.694 .574 .924 DTN3 80.19 213.741 .584 .924 DTN4 79.31 223.639 .492 .925 TCB1 79.37 222.297 .504 .925 TCB2 79.20 223.992 .520 .924 TCB3 79.10 220.424 .624 .923 TCB4 79.08 221.900 .589 .923 VTM1 79.18 219.615 .598 .923 VTM2 79.15 224.783 .431 .926 VTM3 79.22 215.851 .728 .921 VTM4 79.19 219.904 .613 .923 TNL1 79.12 221.645 .570 .924 TNL2 79.11 222.382 .561 .924 TNL3 79.26 222.209 .527 .924 TQP1 79.19 218.913 .641 .922 TQP2 79.24 216.394 .692 .921 TQP3 79.19 218.470 .671 .922 TQP4 79.06 225.669 .504 .925 PHT1 79.54 214.771 .614 .923 PHT2 80.15 213.919 .608 .923 PHT3 79.44 214.239 .642 .922

Tất cả các biến sau khi kiểm tra độ tin cậy sẽ được sử dụng cho các bước phân tích chuyên sâu tiếp theo trong phân tích nhân tố PCA.

4.6Phân tích nhân tố PCA

Phân tích nhân tố PCA kết hợp với phép xoay Varimax với 22 biến độc lập thuộc 6 nhóm nhân tố kỳ vọng ảnh hưởng đến các yếu tố ảnh hưởng quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương . Chúng được đưa vào phân tích nhân tố để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Tác giả sử dụng phương pháp kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) và Bartlett để đo lường sự tương thích của mẫu khảo sát. Phân tích nhân tố PCA được thực hiện hai lần để loại bỏ các biến có hệ số nhân tải nhỏ hơn 0.5:

Kết quả lần 1:

Bảng 4.12: Bảng hệ số KMO lần kiểm định PCA 1

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .784 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 4094.766

df 231

Sig. .000

Trong lần kiểm định thứ nhất, hệ số KMO là 0.784, tại ma trận xoay xuất hiện biến DTN4 có hệ số nhân tải nhỏ hơn 0.5, tiến hành loại bỏ biến này và thực hiện lại kiểm định lần 2.

Kết quả lần 2: Có hệ số KMO là 0.776 và tất cả các hệ số tại ma trận xoay đều thỏa mãn lớn hơn 0.5 nên thỏa mãn yêu cầu của dữ liệu.

Bảng 4.13: Bảng hệ số KMO lần kiểm định PCA 2

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.

.776 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square

4002.401

df 210

Sig. .000

Quá trình phân tích PCA được tóm tắt trong bảng 4.11.

Bảng 4.14: Bảng tóm tắt các hệ số khi sử dụng phân tích nhân tố PCA

Lần Tổng số biến phân tích Biến quan sát bị loại Hệ số KMO Sig Phương sai trích Số nhân tố phân tích được 1 22 0.784 .000 68.748 5 2 21 DTN4 0.776 .000 70.621 5

Dựa vào bảng 4.11 này cho thấy hệ số KMO trong 2 lần dùng ma trận xoay đều > 0,5 và sig = 0,000 < 0,05 nên giả thuyết H0 trong phân tích này “Độ tương

quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể” sẽ bị bác bỏ, điều này có nghĩa

là các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và phân tích nhân tố PCA là thích hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi loại những biến quan sát có trọng số nhỏ hơn 0,5, mô hình nghiên cứu còn lại 21 yếu tố thành phần trích thành 5 nhóm được tổng hợp và trình bày ở bảng 4.11. Giá trị Cumulative % sau lần xoay ma trận cuối cùng là 70.621, có nghĩa là các biến độc lập còn lại trong ma trận giải thích được 70.621% biến thiên của các biến quan sát.

Qua bảng cho thấy các nhân tố được xếp lại và phân làm 5 nhóm có mối liên hệ với nhau. Có sự xáo trộn giữa các nhóm yếu tố ban đầu và nhóm truy xuất trong

ma trận này, vì thế tác giả tiến hành đặt tên nhóm các biến này và mã hóa chúng trong phần mềm để dễ dàng trong phân tích.

Bảng 4.15: Ma trận xoay cuối trong phân tích nhân tố PCA

Rotated Component Matrixa Tên và mã hóa nhóm truy xuất trong SPSS Component 1 2 3 4 5 DTN2 .873 NHÓM 1 (NH1) PHT2 .871 DTN1 .868 DTN3 .861 TCB2 .726 NHÓM 2 (NH2) TCB4 .652 TCB3 .617 TNL1 .616 TNL3 .605 TCB1 .589 TNL2 .565 VTM1 .868 NHÓM 3 (NH3) VTM4 .855 TQP2 .661 VTM3 .628 VTM2 .575 TQP1 .830 NHÓM 4 (NH4) TQP3 .828 TQP4 .641 PHT1 .857 NHÓM 5 (NH5) PHT3 .813

Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 7 iterations.

Như vậy các biến quan sát đưa vào phân tích nhân tố PCA các biến được truy xuất thành 5 nhóm nhân tố. Để dễ phân biệt các nhóm tác giả tiến hành đặt tên nhóm là NH1, NH2, NH3, NH4, NH5.

Trong đó nhóm NH1gồm các biến DTN1, DTN2, DTN3, PHT2 là nhóm yếu tố liên quan đến thi công hệ thống thoát nước và bất ổn của điều kiện tự nhiên nên tác giả gom lại thành nhóm nhân tố sự gia tăng bất ổn của điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình thi công hệ thống thoát nước.

Nhóm NH2 gồm các biến TCB1, TCB2, TCB3, TCB4, TNL1, TNL2, TNL3, là nhóm yếu tố liên quan đến cán bộ kỹ thuật và nhân lực triển khai nên tác giả gom chung thành lại thành nhóm nhân tố các bộ quản lý và nhân lực triển khai KTTC hạn chế trong trình độ ý thức.

Nhóm NH3 gồm các biến VTM1, VTM2, VTM3, VTM4,là nhóm yếu tố liên quan đến Vật tư máy móc không đảm bảo nên tác giả gom lại thành nhóm nhân tố Vật tư máy móc thi công không đảm bảo .

Nhóm NH4 gồm các biến TQP1, TQP3, TQP4 là nhóm yếu tố liên quan đến sự thay đổi quy phạm kỹ thuật nên tác giả gom lại thành nhóm nhân tố sự thay đổi quy phạm kỹ thuật.

Nhóm NH5 gồm các biến PHT1, PHT3 là nhóm yếu tố liên quan đến phối hợp thực hiện nên tác giả gom lại thành nhóm nhân tố phối hợp thực hiện .

CHƯƠNG 5

THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Thảo luận về kết quả

Sau bước kiểm định PCA với ma trận xoay các biến đã có sự xáo trộn trong các nhóm truy xuất. Tuy nhiên chỉ có một biến bị loại bỏ trong quá trình kiểm tra dữ liệu là DTN4 (Tầng suất thiên tai cao) thuộc nhóm Sự gia tăng bất ổn của điều

kiện tự nhiên còn lại 21 biến đưa vào phân tích đều đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu

và có ảnh hưởng đến mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá rủi ro kỹ thuật thi công HTKT. Các biến cùng sử dụng một thang đo nên nhóm nào có hệ lớn nhất sẽ ảnh hưởng lớn đến rủi ro kỹ thuật thi công HTKT mạnh nhất, có nghĩa là khả năng xảy ra rủi ro là lớn nhất theo đánh giá của đối tượng nghiên cứu.

Vậy để thực hiện nâng cao quản lý rủi ro kỹ thuật thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương thì cần thiết lập các biện pháp nhằm giảm tối thiểu giá trị của các nhóm truy xuất có hệ số lớn trước và nhỏ sau để kết quả là tốt nhất. Cũng theo kết quả này cho thấy rằng tất cả các biến thuộc yếu tố thuộc nhóm 5nhóm đều tồn tại ảnh hưởng đến quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Đây cũng chính là định hướng của giải pháp mà tác giả sẽ đưa ra trong phần . Trong phần giải pháp tác giả sẽ hướng đến mục tiêu là nâng cao quản lý ảnh hưởng quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Mức độ quan trọng của các giải pháp đưa ra sẽ dựa vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố tương ứng dựa vào kết quả phân tích ở chương 4. Ở kết quả phân tích cho thấy rõ ràng rằng tất cả các yếu tố mà tác giả đưa ra trong giả thuyết kỳ vọng đều ảnh hưởng đến quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật tro ng các khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương , chính vì thế giải pháp sẽ nhằm làm suy giảm ảnh hưởng của tất cả các yếu tố này.

5.2 Giải pháp nâng cao quản lý ảnh hưởng quá trình xây dựng HTKT tại KCN 5.2.1 Nhóm NH1 :Tăng cường công tác khảo sát, thiết kế phù hợp giảm nhẹ rủi ro do yếu tố bất ổn của tự nhiên

Như đã nói ở trên các rủi ro có thể xảy ra do yếu tố địa chất công trình trong giai đoạn thi công là sự cố sập đổ bộ phận công trình hoặc toàn bộ công trình bị sập đổ phải dỡ bỏ để làm lại; bị biến dạng nền, móng bị lún dẫn đến kết cấu bị nghiêng, vặn, võng… làm cho công trình có nguy cơ sụp đổ hoặc không thể sử dụng được bình thường, phải sửa chữa mới dùng được. Các yếu tố điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu như nắng, gió, mưa bão, lũ hay lốc đều có ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai triển khai KTTC công trình KTHT nói chung và tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng.

Chính vì vậy nhà đầu tư hay các công ty thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương muốn giảm thiểu các ảnh hưởng có thể xảy ra đối với công trình trong cac giai đoạn, nhất là giai đoạn thi công cần phải tăng cường công tác khảo sát, thiết kế phù hợp giảm nhẹ ảnh hưởng do yếu tố bất ổn của tự nhiên. Cần thực hiện đầy đủ các công tác khảo sát như khảo sát địa hình, khảo sát địa chất công trình, khảo sát địa chất thuỷ văn, khảo sát hiện trạng công trình. Trong trường hợp công trình nằm ở vị trí trong các khu công nghiệp thì các báo cáo về số liệu khảo sát thường đã được BQL khu công nghiệp cung cấp cho nhà đầu tư, nên công tác nào đã có được thì nhà đầu tư không cần phải thực hiện để giảm chi phí như khảo sát địa chất thuỷ văn, khảo sát địa hình. Tuy nhiên yếu tố hiện trạng công trình, địa chất công trình có thể thay đổi cục bộ nên cần phải đảm bảo rằng công tác này phải được thực hiện một cách nghiêm túc theo các quy định hiện hành về công tác khảo sát dự án xây dựng.

Công tác khảo sát phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản theo luật xây dựng 2014 đối với công tác khảo sát công trình xây dựng đó là nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải được lập phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát, bước thiết kế và yêu cầu của việc lập thiết kế xây

dựng. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng được áp dụng. Công tác khảo sát xây dựng phải tuân thủ phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng được duyệt và được kiểm tra, giám sát, nghiệm thu theo quy định.

Nội dung công tác khảo sát xây dựng cần phải lập thành báo cáo kết quả khảo sát xây dựng trình bày về cơ sở, quy trình và phương pháp khảo sát; Số liệu khảo sát; phân tích, đánh giá kết quả khảo sát; và đưa ra các kết luận về kết quả khảo sát, kiến nghị. Kết quả khảo sát xây dựng phải được lập thành báo cáo, bảo đảm tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế và phải được phê duyệt. Để công tác khảo sát có chất lượng thì nhà đầu tư cần phải lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát.

Mục tiêu của công tác khảo sát là nhằm phát hiện những ảnh hưởng ẩn chứa trong địa hình, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, hiện trạng công trình từ đó tiến hành nghiên cứu, đánh giá điều kiện địa chất công trình tại địa điểm xây dựng nhằm xác định cấu trúc nền đất, tính chất cơ lý của các lớp đất nền, điều kiện nước dưới đất và các tai biến địa chất phục vụ cho công tác quy hoạch, thiết kế và xử lý nền móng cho công trình và định hướng kỹ thuật thi công phù hợp từ đó giảm thiểu các ảnh hưởng đến quá trình xây dựng HTKT do các yếu tố tự nhiên gây nên.

Từ kết quả khảo sát nhà đầu tư có thể tìm ra các biện pháp giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng do yếu tố tự nhiên gây ra, tùy theo khả năng xảy ra ảnh hưởng cao hay thấp mà nhà đầu tư có thể lựa chọn một hay nhiều biện pháp cùng lúc như né tránh ảnh hưởng, chấp nhận ảnh hưởng; tự bảo hiểm; ngăn ngừa thiệt hại; giảm bớt thiệt hại; chuyển dịch ảnh hưởng; bảo hiểm.

Đối với trường hợp ảnh hưởng quá lớn mà chủ đầu tư không tham gia triển khai đầu tư dự án, có nghĩa là sử dụng phương pháp né tránh ảnh hưởng thì các giai

đoạn sau của dự án không có, nên không đề cập trong nghiên cứu. Đối với phương pháp chấp nhận ảnh hưởng thì không có các biện pháp giảm quản lý nên tác giả cũng không đề cập. Vậy các biện pháp đối với các yếu tố ảnh hưởng quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thu ật trong các khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong yếu tố tự nhiên là mà các nhà đầu tư cần thực hiện là cho các ảnh hưởng.

Một trong các biện pháp ngăn ngừa, giảm bớt thiệt hại là thực hiện công tác thiết kế phù hợp với điều kiện tự nhiên trong các thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công của công trình. Công tác thiết kế ngoài các yêu cầu về kỹ thuật như đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế; phù hợp với nội dung dự án đầu tư xây dựng được duyệt, quy hoạch xây dựng, cảnh quan kiến trúc, điều kiện tự nhiên, văn hoá - xã hội tại khu vực xây dựng thì trong thiết kế cần phải có phương án kiến trúc, phương án công nghệ (nếu có), phương án kết cấu, loại vật liệu chủ yếu, các chỉ dẫn kỹ thuật… để thực hiện trong quá trình thi công công trình. Các thiết kế phải được tính toán các ảnh hưởng có thể xảy ra dựa vào số liệu khảo sát như tính lún, tính lệch, sạt lỡ, áp lực nước ngầm hay thời tiết khắc nghiệt, để đề phòng và ngăn ngừa, giảm bớt thiệt hại nếu các ảnh hưởng xảy ra trong tính toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp trên đại bàn tỉnh bình dương (Trang 72)