Các nghiên cứu quản lý rủi ro trong ngành xây dựng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp trên đại bàn tỉnh bình dương (Trang 40)

Ở Việt Nam, nghiên cứu về quản lý rủi ro trong lĩnh vực xây dựng còn khá mới mẻ. Hiện nay, có nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học quan tâm đến vấn đề quản lý rủi ro trong quản lý dự án xây dựng công trình nhưng chưa được xem xét một cách chi tiết, kỹ lưỡng mà chỉ dừng lại ở mức độ chung chung. Đồng thời, các nghiên cứu này cũng chưa đi sâu nghiên cứu chi tiết cụ thể từng vấn đề để các nhà quản lý dự án có thể ứng dụng trong quá trình quản lý dự án của mình. Có thể sơ lược nghiên cứu về rủi ro và quản lý rủi ro trong các dự án xây dựng công trình ở Việt Nam như sau:

Lê Văn Long [22] trình bày một số vấn đề về quản lý rủi ro trong dự án đầu tư xây dựng công trình, đồng thời nêu lên một số vấn đề cần thực hiện để quản lý rủi ro các dự án đầu tư xây dựng công trình. Theo tác giả thì để quản lý rủi ro các dự án đầu tư xây dựng công trình, cần thực hiện ba vấn đề. Thứ nhất, trong toàn bộ vòng đời dự án chuẩn bị dự án, thực hiện đầu tư xây dựng và các năm khai thác sử dụng dự án cần nhận dạng đủ rủi ro do môi trường bên ngoài và nội tại dự án phù hợp với thực tế. Thứ hai, thực hiện đo lường, đánh giác tác động của rủi ro tới hiệu quả đầu tư của dự án, khả năng thành công của dự án khi có tác động của rủi ro. Thứ ba, tiến hành các hoạt động kiểm soát, hạn chế tác động xấu của rủi ro để đảm bảo hiệu quả đầu tư đặt ra của dự án. Tuy nhiên bài viết không đề cập sâu đến những rủi ro trong kỹ thuật thi công công trình.

trong các dự án xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam. Tác giả cho rằng với dự án xây dựng công trình giao thông rủi ro rất nhiều và đa dạng do bản chất phức tạp của các dự án này cũng như tác động của môi trường kinh tế - xã hội -luật pháp - văn hoá luôn biến động và đầy rẫy những bất trắc khó lường. Chính vì vậy cần phải đưa ra danh mục rủi ro để đem lại thành công cho dự án. Danh mục này rất hữu ích cho việc ứng phó với rủi ro, là căn cứ quan trọng cho công tác quản lý rủi ro dự án, đồng thời được sử dụng làm danh sách tra cứu rủi ro cho các dự án tương lai.

Tác giả đã xây dựng được một danh mục các rủi ro gồm 91 rủi ro trong dự án xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam xét theo các giai đoạn thực hiện dự án, trong đó cho thấy điểm trung bình trọng của từng loại rủi ro, các rủi ro này sẽ tác động đến các yếu tố chi phí, thời gian, chất lượng dự án, đồng thời cũng trình bày đối tượng chịu sự tác động của các rủi ro này, đó là chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu, cộng đồng. Có rất nhiều rủi ro với kỹ thuật thi công có thể xảy ra được đưa ra trong nghiên cứu này.

Phạm Đắc Thành và cộng sự (2009) đã khảo sát mô hình toán học của chuỗi Markov để mô hình hóa các quá trình ngẫu nhiên, từ đó ứng dụng để mô hình hóa bài toán quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng.

Nguyễn Viết Trung và Vũ Thị Nga [32], với báo cáo phân tích rủi ro kỹ

thuật trong xây dựng công trình cầu ở Việt Nam tác giả thực hiện phân tích rủi ro

kỹ thuật xây dựng công trình cầu ở Việt Nam qua một số sự cố. Từ đó có thể giúp cho người kỹ sư có cách nhìn nhận tổng quát hơn trong công tác phòng tránh rủi ro trong suốt quá trình xây dựng và khai thác công trình cầu. Trong đó tác giả nhận định 10 nguyên nhân xảy ra rủi ro là do Thiếu hiểu biết; Sự cẩu thả, không cẩn thận; Thay đổi thủ tục, cách quản lý; Sai sót trong đánh giá vấn đề; Thiếu sót trong nghiên cứu và điều tra; Điều kiện thay đổi; Sai sót khi lập kế hoạch sản xuất; Sai sót khi đánh giá giá trị; Sai sót khi thực hiện; Sự không hiểu biết. Các nguyên nhân trên có sự tương đồng rất nhiều trong thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật.

Nhìn chung, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về quản lý rủi ro trong lĩnh vực xây dựng, được áp dụng ở rất nhiều khía cạnh khác nhau, có rất nhiều yếu tố rủi ro đã được nhận dạng và đánh giá, nhiều phương pháp luận và quy trình quản lý rủi ro đã được đề xuất. Tuy nhiên, quản lý rủi ro là một lĩnh vực luôn thay đổi, nhiều yếu tố rủi ro cũ sẽ biến đổi hoặc mất đi, thay vào đó là những yếu tố rủi ro mới. Do vậy, các nghiên cứu về quản lý rủi ro cũng phải luôn thay đổi để tương thích với những biến đổi trong tình hình mới.

Ở Việt Nam các nghiên cứu về quản lý rủi ro trong xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật chỉ mới bắt đầu. Hiện nay, trong nước chưa một nghiên cứu hoàn chỉnh nào về quản lý rủi ro trong xây dựng công trình giao thông đường bộ. Thực tế khi thực hiện một dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ luôn luôn tìm ẩn các nguy cơ rủi ro về kỹ thuật. Hiện nay, các văn bản pháp lý như Luật xây dựng, các nghị định của Chính phủ chưa có một quy định, hay thậm chí chỉ là một khái niệm về quản lý rủi ro. Điều này là một vật cản rất lớn trong tiến trình áp dụng quản lý rủi ro vào thực tiễn ngành xây dựng. Như vậy, các nghiên cứu đánh giá thực trạng các rủi ro, vướng mắc trong các hoạt động đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, các nghiên cứu hầu hết tập trung vào nhận dạng và phân tích các nhân tố rủi ro ở những khía cạnh khác nhau của dự án, chưa đi sâu để xây dựng một phương pháp định lượng đánh giá rủi ro tác động lên hiệu quả cho một dự án cụ thể, đồng thời, định lượng, xếp hạng mức độ tác động của từng yếu tố rủi ro đối với từng dự án cụ thể trong đó nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương mà bài luận văn muốn hướng tới.

2.4 Xây dựng giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng quá trình xây dựng hệ thống HTKT trong khu công nghiệp

2.4.1 Yếu tố sự gia tăng bất ổn của điều kiện tự nhiên

Công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm các công trình trên mặt đất, dưới mặt đất, trên mặt nước và dưới mặt nước, trong đó có rất nhiều công trình ngầm. Hầu

hết các công trình đều gắn chặt với đất, chính vì thế các điều kiện địa chất công trình bất ổn như địa hình, thủy văn, nước ngầm, các thiên tai như động đất, sụt lún đều có thể xảy ảnh hưởng trong quá trình triển khai xây dựng công trình KTHT.

Để giảm thiểu các ảnh hưởng có thể xảy ra đối với KTTC của yếu tố địa chất thì các nhà thầu cần tiến hành nghiên cứu, đánh giá điều kiện địa chất công trình tại địa điểm xây dựng nhằm xác định cấu trúc nền đất, tính chất cơ lý của các lớp đất nền, điều kiện nước dưới đất và các tai biến địa chất phục vụ cho công tác quy hoạch, thiết kế và xử lý nền móng cho công trình và định hướng kỹ thuật thi công phù hợp. Nếu công tác này không thể phát hiện ra các ảnh hưởng thì sự tìm ẩn ảnh hưởng trong quá trình thi công là rất lớn.

Các ảnh hưởng có thể xảy ra do yếu tố địa chất công trình trong giai đoạn thi công là sự cố sập đổ bộ phận công trình hoặc toàn bộ công trình bị sập đổ phải dỡ bỏ để làm lại; bị biến dạng nền, móng bị lún dẫn đến kết cấu bị nghiêng, vặn, võng… làm cho công trình có nguy cơ sụp đổ hoặc không thể sử dụng được bình thường, phải sửa chữa mới dùng được.

Bên cạnh đó các công trình này hầu hết đều có đặc điểm là sản xuất ngoài trời trong thời gian dài nên các yếu tố điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu như nắng, gió, mưa bão, lũ hay lốc đều có ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai triển khai xây dựng công trình KTHT.

Một vài sự cố đã xảy ra do yếu tố địa chất công trình, trong thời gian qua tại Việt Nam như sự cố sập 2 nhịp neo cầu Cần Thơ đang thi công; vỡ 50m đập chính đang thi công của công trình hồ chứa nước Cửa Đạt; sụp toàn bộ trụ sở Viện KHXH miền Nam do tác động của việc thi công tầng hầm cao ốc Pacific tại TP. Hồ Chí Minh; hay là sự phá hoại công trình khi xảy ra động đất, lũ lụt và bão…

Các vấn đề trên cho thấy rằng yếu tố sự gia tăng bất ổn của điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến những biến cố rủi ro, nhiều sự cố xảy ra trong những năm qua đều trong giai đoạn đang thi công và có chung nguồn gốc là sự hiểu biết của chúng ta còn chưa đầy đủ về những tác động đặc biệt của thiên nhiên, thiếu

độ dự trữ về độ bền, độ ổn định của chính bản thân các giải pháp trong quá trình xây dựng,… [16].

Từ các kết những đánh giá trên tác giả đi đến giả thuyết rằng Sự gia tăng bất ổn của điều kiện tự nhiên sẽ làm tăng ảnh hưởng quá trình xây dựng tại các công trình HTKT nói chung và các công trình tại các KCN nói riêng.

Giả thuyết H1 được tác giả phát biểu như sau: Sự gia tăng bất ổn của điều kiện tự nhiên sẽ làm tăng các yếu tố ảnh hưởng quá trình xây dựng HTKT tại các KCN.

2.4.2 Yếu tố trình độ, ý thức cán bộ quản lý kỹ thuật thi công hạn chế

Trong quá trình xây dựng công trình thì cần 3 yếu tố cơ bản để thực hiện các công việc thi công đó là con người (nhân công), máy móc thiết bị thi công và vật tư. Trong đó yếu tố con người là quan trọng nhất, vì xét cho cùng thì các yếu tố còn lại đều phải có sự tác động của con người mới có thể thực hiện mục đích thi công công trình. Chính vì vậy đây cũng là yếu tố chứa đựng nhiều ảnh hưởng nhất.

Trong nghiên cứu của Nguyễn Viết Trung và Vũ Thị Nga [32], các tác giả nhận định 10 nguyên nhân xảy ra rủi ro thì trong đó đã có đến 3 yếu tố là do con người gồm Thiếu hiểu biết; Sự cẩu thả, không cẩn thận; Sai sót trong đánh giá vấn đề; Thiếu sót trong nghiên cứu và điều tra; Sai sót khi lập kế hoạch sản xuất; Sai sót khi đánh giá giá trị; Sai sót khi thực hiện; Sự không hiểu biết. Điều này cho thất rằng tác giả đánh giá rất cao sự ảnh hưởng của yếu tố con người đến rủi ro kỹ thuật trong thi công xây dựng.

Trong nghiên cứu xây dựng danh mục các rủi ro của Trịnh Thùy Anh [12] có đến 11 rủi ro có do con người gây ra trong số 30 rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thi công.

Các ảnh hưởng do yếu tố con người trong giai đoạn thi công tại các công trình HTKT có thể xảy ra do trình độ của quản lý kỹ thuật thi công hạn chế trong việc lựa chọn phương pháp thi công phù hợp, trong quá trình thi công cán bộ quản

lý không thực hiện đúng trình tự các bước thi công, vi phạm các quy định về tổ chức, quản lý, kỹ thuật thi công, không thực hiện giám sát thi công tốt, không phát hiện sớm những bất thường tại hiện trường; không kiểm tra chất lượng, quy cách vật liệu trước khi thi công. Trong một số trường hợp còn xảy ra việc tiêu cực để các vật tư, máy móc, phương tiện thi công kém chất lượng lọt vào công trình dẫn đến rủi ro xảy ra sự cố tăng cao.

Từ đây tác giả đi đến giả thuyết H2 rằng: Cán bộ quản lý xây dựng hạn chế trong trình độ, ý thức sẽ tăng các yếu tố ảnh hưởng quá trình xây dựng HTKT tại các KCN.

2.4.3 Yếu tố vật tư, máy móc thi công không đảm bảo

Vật tư, máy móc thi công là hai yếu tố trong ba yếu tố cơ bản tạo nên công trình xây dựng, chính vì vậy nếu hai yếu tố này không đảm bảo, có chất lượng kém hoặc không có độ tin cậy cao thì các ảnh hưởng kỹ thuật xảy ra sẽ gia tăng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các ảnh hưởng kỹ thuật xảy ra do yếu tố vật tư bởi việc hạ cấp chất lượng vật liệu thực sự là khó kiểm soát khi không có các mô hình giám sát quản lý chất lượng hiệu quả. Trong cuộc đấu thầu gần đây có nhiều công trình có giá trúng thầu rất thấp so với giá dự toán được duyệt. Sau khi trúng thầu xây dựng, do không có giám định về giá cả vật liệu nên các nhà thầu có thể đưa ra các chỉ tiêu chất lượng cao và giá thấp để trúng thầu. Song khi thực hiện thi công xây lắp các nhà thầu đã giảm mức chất lượng, chủng loại, xuất xứ, đưa các thiết bị, vật liệu chất lượng kém vào trong công trình và tìm cách bớt xén các nguyên vật liệu để bù chi phí và có một phần lợi nhuận [15]. Từ đó xảy ra các sự cố công trình do vật liệu kém như gãy đỗ công trình, lún, nứt, tuổi thọ kém, dễ bị hư hỏng bởi các tác nhân bên ngoài.

Thiết bị, máy móc thi công cần phải đảm bảo độ tin cậy, tính chịu lực, khả năng hoạt động. Khi sử dụng các loại thiết bị, máy móc không đảm bảo có thể xảy ra các ảnh hưởng như sập công trình (giàn giáo không đảm bảo), làm rơi thiết bị khi đang thi công (cáp cẩu, cần trục), chập điện và các nguyên nhân khác về điện gây cháy nỗ (sử dụng các thiết bị không an toàn về điện)…

Các sự có sảy ra trong thời gian qua bời yếu tố vật tư, máy móc thi công không đảm bảo như sự cố sập giàn giáo ở Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa, khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh làm 13 người chết do sử dụng thiết bị, máy móc thi công không đảm bảo, có 2/3 số pit tông thủy lực nằm ở phía bên phải

bị hỏng dẫn tới hệ thống cốt pha bị trượt nghiêng và sập giàn giáo. Hay sự cố sập

giàn giáo công trình thi công đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông gây nguy hiểm cho nhiều người và phương tiện giao thông. Và còn rất nhiều sự cố khác đã xảy ra thời gian qua báo động tình trạng yếu kém trong quản lý công trình xây dựng, một trong những vấn đề lớn đó là việc quản lý thiết bị máy móc thi công không đảm bảo.

Từ đây tác giả đi đến giả thuyết H3 rằng: Vật tư, máy móc thi công không đảm bảo sẽ tăng các yếu tố ảnh hưởng quá trình xây dựng HTKT tại các KCN.

2.4.4 Yếu tố trình độ, ý thức kém của nhân lực triển khai kỹ thuật

Ngoài yếu tố con người trong quản lý các kỹ thuật thi công thi yếu tố con người trong thực thi biện pháp thi công cũng hàm chứa nhiều rủi ro trong quá trình triển khai các kỹ thuật thi công công trình, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng xảy ra rủi ro. Để thi công công trình công nhân thi công, công nhân kỹ thuật cần phải tham gia các khóa đào tạo tay nghề, nhất là trong các khía cạnh như lái máy móc thiết bị công trình, thực hiện an toàn lao động, các kỹ năng làm việc khác để hoàn thành tốt công việc. Tuy nhiên trên thực tế thì lực lượng công nhân phổ biến ở các công trường hiện nay hầu hết là thợ “nông nhàn” [16], những người nông dân đang trong thời kỳ rảnh rỗi được tuyển dụng làm lao động xây dựng chứ không am hiểu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp trên đại bàn tỉnh bình dương (Trang 40)