Có rất nhiều tác giả đã đưa ra các quy định quản lý các rủi ro khác nhau trong những tình huống, những nhiệm vụ và những đối tượng khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều mang lại những cách thức tốt nhất để quản lý rủi ro hiệu quả.
Hình 2.2: Chu trình các khâu công việc quản lý rủi ro
[25] Tác giả Từ Quang Phương [25] cho rằng quản lý rủi ro là một quá trình bao gồm nhiều nội dung, nhiều khâu công việc. Mỗi khâu công việc có một nội dung riêng. Thực hiện tốt khâu này sẽ là tiền đề để thực hiện tốt các khâu sau. Các khâu công việc tạo nên một chu trình liên tiếp. Quản lý rủi ro là một hệ thống các bước công việc từ hoạt động xác định, nhận diện rủi ro đến phân tích đánh giá mức độ rủi ro, đề ra những giải pháp, chương trình để phòng chống rủi ro và quản lý các hoạt động quản lý rủi ro.
Tác giả Lê Văn Long [22] đưa ra một quy trình quá trình quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình. Trong đó công tác quản lý rủi ro trong giai đoạn thi công công trình bao gồm các công việc Cập nhât các rủi ro; Phân tích đánh giá ảnh hưởng , Lập kế hoạch phòng ngừa, đối phó; Thực hiện hành động phòng ngừa, đối phó rủi ro xảy ra; Đánh giá rủi ro xảy ra, đối chiếu với kế hoạch. Các công việc này tạo nên một chuỗi liên tiếp để tạo nên một quy trình quản lý rủi ro.
Chương trình quản lý rủi ro Nhận diện, phân loại rủi ro Đánh giá mức độ rủi ro Phát triển chương trình phòng chống rủi ro Hoạt động quản lý rủi ro
Hình 2.3: Quá trình quản lý rủi ro kỹ thuật thi công công trình
[22] Từ các quy trình chung trên tác giả nhận thấy rằng mô hình quản lý rủi ro kỹ thuật thi công công trình của tác giả Lê Văn Long phù hợp với thực tế quản lý rủi ro trong kỹ thuật thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật , phù hợp với tình hình thực tế quản lý xây dựng HTKT tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương.
2.2.4 Sự cần thiết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình xây dựng HTKT
Bất kỳ dự án đầu tư nào cũng phải đối diện với những yếu tố ảnh hưởng có khả năng tác động đến mục tiêu dự án. Đặc tính của công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo
thiết kế. Trong mỗi giai đoạn thực hiện dự án công trình xây dựng sẽ đối mặt với
Cập nhât các rủi ro
Phân tích đánh giá ảnh hưởng
Lập kế hoạch phòng ngừa, đối phó
Thực hiện hành động phòng ngừa, đối phó rủi ro xảy ra
các yếu tố ảnh hưởng khác nhau, các thành phần tạo nên công trình cũng chính là những ảnh hưởng mà công trình có thể gặp phải nếu yếu tố đó không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật như yếu tố lao động, yếu tố vật liệu xây dựng, yếu tố thiết bị lắp đặt vào công trình, yếu tố địa chất, thủy văn (đất, nước), yếu tố thiết kế. Công trình hạ tầng kỹ thuật cũng là một công trình xây dựng.
Việc một sự cố xảy ra mà không có kế hoạch dự phòng sẽ dẫn đến mục tiêu dự án bị tác động. Mức độ ảnh hưởng nhỏ sẽ làm trễ tiến độ, vượt ngân sách, giảm chất lượng, rối loạn nội bộ tổ chức, xa hơn nữa có thể làm thất bại toàn bộ dự án, ảnh hưởng đến uy tín tổ chức và quan hệ với khách hàng. Những ảnh hưởng trong quá trình xây dựng HTKT xảy ra trong quá trình thực hiện thi công lắp đặt gây ra rất nhiều thiệt hại về vật chất, sức khỏe và cả tính mạng người lao động. Tùy quy mô dự án mà nếu xảy ra ảnh hưởng trong quá trình xây dựng HTKT sẽ có mức độ và tác động đến xã hội sẽ lớn hay nhỏ, tuy nhiên hầu hết các ảnh hưởng xảy ra đều gây ra các thiệt hại về vật chất, tinh thần, sức khỏe và tính mạng các công nhân, những lao động tại công trường, ngoài ra nó cũng gây ra sự chậm trẽ tiến độ, rắc rối pháp lý cho các chủ đầu tư.
Vì thế, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng quá trình xây dựng HTKT là cần thiết cho dù công trình xây dựng diễn ra ở đâu đi chăng nữa. Công tác nghiên cứu ảnh hưởng trong giai đoạn này sẽ giúp các bên liên quan quản lý chủ động, tích cực hơn với các ảnh hưởng có thể xảy ra. Ý nghĩa lớn nhất của các yếu tố ảnh hưởng quá trình xây dựng HTKT là khai phá những ảnh hưởng tiềm ẩn chưa được nhận diện thành những ảnh hưởng có thể nhận diện, song hành với việc phân tích và có giải pháp hợp lý để đối phó với những ảnh hưởng ấy. Thông qua nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng quá trình xây dựng HTKT sẽ giúp nhận thấy được đa số các ảnh hưởng có thể xảy ra trong dự án, và có biện pháp phòng ngừa hợp lý.
2.2.5 Các phương pháp quản lý rủi ro
Ảnh hưởng xuất hiện khi tồn tại đồng thời hai yếu tố cơ bản yếu tố gây ra ảnh hưởng và đối tượng chịu tác động, ảnh hưởng. Sớm chủ động nhận dạng, phân
tích, đánh giá, có biện pháp kiểm soát và giảm thiểu các tác động xấu của ảnh hưởng là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo tính khả thi, hiệu quả của dự án [27]. Một cách hiển nhiên rằng ngành xây dựng là một ngành kinh doanh đầy rủi ro. Ở giai đoạn thi công xây dựng là giai đoạn dài nhất và rất nhạy cảm đối với các tác động của rất nhiều yếu tố so với tất cả các giai đoạn khác, chứa đựng nhiều ảnh hưởng nhất trong quá trình triển khai một dự án đầu tư xây dựng của doanh nghiệp. Chính vì vậy cần phải có các phương pháp nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng trong giai đoạn này một cách hợp lý.
Vai trò của nhà thầu trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng vì đây là đối tượng lựa chọn và thực hiện các kỹ thuật thi công công trình. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng quá trình xây dựng HTKT đóng vai trò vô cùng cần thiết, tuy nhiên, hiện nay các nhà thầu của Việt Nam đang còn hạn chế trong việc quản lý rủi ro bởi các thiếu các kỹ thuật để quản lý rủi ro, mất nhiều thời gian để tìm hiểu dẫn đến xử lý chậm khi có ảnh hưởng xảy ra, thiếu các thông tin cần thiết. Ngoài ra sự nghi ngờ các mô hình, công cụ hiện có khi áp dụng cho dự án, kiến thức của nhà quản lý hạn chế và các dấu hiệu ảnh hưởng bộc lộ một cách không rõ ràng, gây khó khăn cho nhà quản lý trong việc nhận dạng và đánh giá mức độ tác động của nó.
Các phương pháp mà các nhà quản lý, nhà thầu thi công đánh giá các yếu tố ảnh hưởng về kỹ thuật và dùng để đối phó, phương pháp đánh giá các yếu tố ảnh hưởng gồm phương pháp né tránh ảnh hưởng; Chấp nhận ảnh hưởng; Tự bảo hiểm; Ngăn ngừa thiệt hại; Giảm bớt thiệt hại; Chuyển dịch ảnh hưởng; Bảo hiểm [25].
Né tránh ảnh hưởng là loại bỏ khả năng bị thiệt hại, là việc không chấp nhận dự án có các yếu tố ảnh hưởng quá lớn. Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp khả năng bị thiệt hại cao và mức độ thiệt hại lớn. Né tránh ảnh hưởng có thể được thực hiện ngay từ giai đoạn đầu của chu kỳ dự án. Nếu ảnh hưởng dự án cao thì loại bỏ ngay từ đầu. Trong giai đoạn thi công có thể áp dụng như không thi công trong thời gian mưa lũ, bảo tố; không áp dụng những kỹ thuật thi công mới khi chưa nắm bắt rõ, người lao động chưa hiểu biết.
Chấp nhận ảnh hưởng là trường hợp chủ đầu tư hoặc cán bộ dự án hoàn toàn biết trước về ảnh hưởng và những hậu quả của nó nhưng sẵn sàng chấp nhận những ảnh hưởng thiệt hại nếu nó xuất hiện. Chấp nhận ảnh hưởng áp dụng trong trường hợp mức độ thiệt hại thấp và khả năng bị thiệt hại không lớn. Ngoài ra, cũng có những ảnh hưởng mà đơn vị phải chấp nhận. Trong giai đoạn thi công phương pháp này áp dụng trong trường hợp như phải áp dụng những máy móc cũ, chất lượng vật tư không tốt để hạ giá thành thi công.
Tự bảo hiểm là phương pháp ngăn ngừa ảnh hưởng mà đơn vị chấp nhận ảnh hưởng và tự nguyện kết hợp thành một nhóm gồm nhiều đơn vị có ảnh hưởng tương tự khác, đủ để dự đoán chính xác mức độ thiệt hại và do đó, chuẩn bị trước nguồn quỹ để bù đắp nếu nó xảy ra. Tự bảo hiểm có lợi thế là nâng cao khả năng ngăn ngừa thiệt hại, thủ tục chi trả bảo hiểm nhanh gọn, đồng thời, nâng cao khả năng sinh lợi vì tạo điều kiện quay vòng vốn. Tuy nhiên, biện pháp tự bảo hiểm cũng có nhược điểm là đơn vị phải chi phí để vận hành chương trình tự bảo hiểm; đơn vị phải mua và cung cấp nội bộ những dịch vụ có giá trị như những thiết bị ngăn ngừa thiệt hại; khi khả năng bị thiệt hại xuất hiện đơn vị phải thuê người điều hành theo dõi chương trình tự bảo hiểm. Phương pháp tự bảo hiểm cũng chứa đựng yếu tố ảnh hưởng cờ bạc vì ở đây thực tế đơn vị chấp nhận ảnh hưởng với hy vọng thiệt hại có thể không xảy ra trong một số năm.
Ngăn ngừa thiệt hại là hoạt động nhằm làm giảm tính thường xuyên của thiệt hại khi nó xuất hiện. Để ngăn ngừa thiệt hại cần xác định nguồn gốc thiệt hại. Có hai nhóm nhân tố chính đó là nhóm nhân tố môi trường đầu tư và nhân tố về nội tại dự án. Một số biện pháp ngăn ngừa như phát triển hệ thống an toàn, đào tạo lại lao động, thuê người bảo vệ. Đây là phương pháp cần thiết phải tăng cường thực hiện trong giai đoạn thực hiện các kỹ thuật thi công công trình và cũng là phương pháp mà đề tài này đặt mục tiêu đi sâu vào nghiên cứu các giải pháp.
Giảm bớt thiệt hại là việc chủ đầu tư, bộ quản lý dự án sử dụng các biện pháp đo lường, phân tích, đánh giá lại rủi ro một cách liên tục và xây dựng các kế
hoạch để đối phó, làm giảm mức thiệt hại khi nó xảy ra và khi không thể chuyển dịch thiệt hại thì việc áp dụng biện pháp này không phù hợp.
Chuyển dịch ảnh hưởng là biện pháp, trong đó một bên liên kết với nhiều bên khác để cùng chịu ảnh hưởng. Biện pháp chuyển dịch ảnh hưởng giống phương pháp bảo hiểm ở chỗ: độ bất định về thiệt hại được chuyển từ cá nhân sang nhóm nhưng khác ở chỗ bảo hiểm không chỉ đơn thuần bao gồm chuyển dịch rủi ro mà còn giảm được rủi ro thông qua dự đoán thiệt hại bằng luật số lớn trước khi nó xuất hiện.
Bảo hiểm là sự chuyển dịch ảnh hưởng theo hợp đồng. Từ bên quan điểm xã hội, bảo hiểm không chỉ đơn thuần là việc chuyển dịch ảnh hưởng mà còn làm giảm ảnh hưởng vì nhóm người có ảnh hưởng tương tự nhau tự nguyện tham gia bảo hiểm đã cho phép dự đoán mức độ thiệt hại trước khi nó xuất hiện. Bảo hiểm là công cụ quản lý ảnh hưởng phù hợp khi khả năng thiệt hại thấp nhưng mức thiệt hại có thể rất nghiêm trọng. Và đây cũng là giải pháp mà các nhà thầu, các dự án quy mô thường áp dụng.
Không có phương pháp nào là chính xác hoàn toàn, cũng không cứng nhắc áp dụng các phương pháp quản lý ảnh hưởng mà cần phải xem xét đánh giá lại thường xuyên thực tế từ đó có những lựa chọn tốt nhất và phù hợp nhất với từng giai đoạn thi công công trình và quan trọng là chi phí cho phương pháp phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn so với lợi ích mà nó có thể mang lại.
2.3. Tổng quan về nghiên cứu
2.3.1 Các nghiên cứu quản lý rủi ro trong ngành xây dựng thế giới
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về quản lý rủi ro trong lĩnh vực xây dựng như Thompson và Perry (1992) cung cấp thẩm định chi tiết về quản lý rủi ro, phân tích, ứng dụng, kỹ thuật và đề xuất chiến lược hợp đồng mà đối phó với rủi ro. Trong đó trình bày bốn cách để ứng phó rủi ro đó là: (1) Loại bỏ rủi ro, (2) Thuyên chuyển rủi ro, (3) Giảm thiểu rủi ro và (4) Chấp nhận rủi ro. Các kết luận
sáng tạo và đanh thép có tầm quan trọng lớn đối với các nhà quản lý, công chức cao cấp và tất cả các chuyên gia liên quan đến các dự án xây dựng lớn của dự án.
Edwards (1995) tác giả cuốn “Quản lý rủi ro thực tiễn trong ngành xây dựng”, ông đã đem đến một cái nhìn dễ hiểu về quy trình quản lý rủi ro trong ngành xây dựng. Cung cấp cho các kỹ sư với một cái nhìn tổng quan và dễ hiểu của các quy trình quản lý rủi ro được áp dụng chung cho các tổ chức thương mại, các rủi ro có thể phát sinh đặc biệt trong xây dựng, bằng việc sử dụng các ví dụ thực tế tác giả đã đưa ra các biện pháp làm thế nào để có thể quản lý được những rủi ro. Cuốn sách đã được chia thành hai phần: Phần 1 cung cấp một hướng dẫn để các nguyên tắc chung của quản lý rủi ro, đánh giá xác định nguy cơ của xác suất và hậu quả, thành lập các ưu tiên, loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro và các quy định có thể được thực hiện cho các rủi ro còn lại. Phần 2 mô tả các nguyên tắc chung có thể được áp dụng bởi các bên có liên quan trong xây dựng, ví dụ như khách hàng, nhà thầu và các chuyên gia khác.
Tác giả El-Dash, K. (2005) trong bài “Quản lý rủi ro xây dựng: áp dụng và giáo dục” đã đưa ra các yếu tố chính cần thiết để thực hiện quản lý rủi ro xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng. Các yếu tố đó bao gồm Nhận thức về quản lý xây dựng, Công cụ phân tích rủi ro, Khả năng ứng phó rủi ro, Kiến thức quản lý rủi ro.
Nghiên cứu của Akintoye và Macleod [36] được thực hiện dựa trên khảo sát bảng câu hỏi hướng dẫn đến các nhà thầu chính xây dựng và các nhà quản lý dự án. Nghiên cứu cho thấy rằng quản lý rủi ro là vô cùng cần thiết trong các hoạt động xây dựng bởi việc tối thiểu hóa thiệt hại và nâng cao lợi nhuận.
Và các nghiên cứu khác như Bajai và cộng sự [37], đã nhận dạng, điều tra và đánh giá rủi ro ở giai đoạn đấu thầu và lập dự toán cho các nhà thầu xây dựng công trình. Shen và công sự (2001), đã nghiên cứu đánh giá rủi ro trong các dự án liên doanh xây dựng ở Trung Quốc. Raz và Hillson (2005), đã trình bày và so sánh 9 tiêu chuẩn trong quản lý rủi ro hiện dang sử dụng. Vilventhan và Kalidindi [43], đã tập trung vào nhận dạng những rủi ro chính trong giai đoạn chuẩn bị và thực hiện
các công trình hạ tầng giao thông ở Ấn Độ thông qua cấu trúc chia nhỏ rủi ro (Risk Breakdown Structure (RBS)).
Tuy nhiên các công trình này đều thực hiện nghiên cứu quản lý các rủi ro của các dự án nói chung mà không đi sâu vào vấn đề kỹ thuật thi công xây dựng công trình. Kỹ thuật thi công xây dựng chỉ áp dụng cho giai đoạn triển khai dự án và nó không liên quan đến các vấn đề về trực tiếp đến vấn đề kinh tế. Các nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho nghiên cứu mà tác giả đang thực hiện.
2.3.2 Các nghiên cứu quản lý rủi ro trong ngành xây dựng ở Việt Nam