Mã hóa bảng câu hỏi trong phần mềm SPSS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp trên đại bàn tỉnh bình dương (Trang 59)

Để dễ dàng cho việc phân tích cũng như theo dõi các bước phân tích giả thực hiện mã hóa các biến trong bảng khảo sát một cách ngắn gọn, xúc tích. Khi nhập vào phần mềm thì các biến được đại diện bởi các từ viết tắc dễ hiểu, phân biệt với các biến khác.

Bảng 3.2: Mã hóa các biến trong phần mềm

S

T

T

HÓA NỘI DUNG

I DTN Sự gia tăng bất ổn của điều kiện tự nhiên

1 DTN1 Địa chất ở các KCN ở Bình Dương không đồng nhất, nhiều tầng, phức tạp

2 DTN2 Khi thi công hệ thống thoát nước gặp mạch nước ngầm mạnh 3 DTN3 Thi công nền đường trong thời tiết khắc nghiệt (mưa, gió, bảo lũ) 4 DTN4 Tầng suất thiên tai cao

II TCB Cán bộ quản lý KTTC hạn chế trong trình độ, ý thức

5 TCB1 Cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn, ý thức kém 6 TCB2 Cán bộ quản lý có hành vi hoặc tiếp tay cho tiêu cực

7 TCB3 Cán bộ quản lý thực hiện công việc không đúng chuyên môn 8 TCB4 Cán bộ quản lý bị áp lực đẩy nhanh tiến độ thi công

III VTM Vật tư, máy móc thi công không đảm bảo

9 VTM1 Vật liệu xây dựng không đúng chủng loại, chất lượng 10 VTM2 Sự khan hiếm vật liệu xây dựng

11 VTM3 Thiết bị thi công không đúng quy cách

12 VTM4 Máy móc thi công không được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên

IV TNL Yếu tố trình độ, ý thức kém của nhân lực triển khai kỹ thuật

13 TNL1 Nguồn nhân công với lực lượng chủ yếu là dân nhập cư vào Bình Dương thực hiện với trình độ chuyên môn kém

14 TNL2 Không tuân thủ các quy định trong quá trình thi công 15 TNL3 Thiếu phối hợp trong thực hiện công việc

V TQP Yếu tố sự thay đổi quy phạm kỹ thuật

16 TQP1 Thay đổi thiết kế trong quá trình thi công

17 TQP2 Thay đổi trong tiêu chuẩn kỹ vật liệu, máy thi công 18 TQP3 Lựa chọn giải pháp kỹ thuật thi công không phù hợp

19 TQP4 Công nghệ thi công mới, đòi hỏi thiết bị chuyên dùng

VI PHT Các yếu tố phối hợp thực hiện

20 PHT1 Thiếu phối hợp thực hiện để xảy ra tai nạn lao động trong quá trình thi công

21 PHT2 Thay đổi quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước do yêu cầu của các doanh nghiệp với chủ đầu tư khu công nghiệp

22 PHT3 Sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa thi công cấp điện, cấp nước, với thi công hạ tầng khu công nghiệp

VII Nhận định chung

23 RRK Anh/Chị đánh giá mức độ ảnh hưởng (nói chung) đến quá trình xây dựng HTKT

Đối với các biến định tính cũng được mã hóa như sau: độ tuổi (dotuoi), giới tính (gioitinh), trình độ học vấn (hocvan), kinh nghiệm làm việc trong ngành xây dựng (kinhnghiem), hoạt động của của doanh nghiệp đang làm (hoatdong), phù hợp để dễ dàng phân tích dữ liệu.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Kết quả thu thập dữ liệu khảo sát

Sau khi thiết kế bảng câu hỏi khảo sát chính thức tác giả thực hiện phỏng vấn đối tượng bằng các hình thức trực tiếp, email, điện thoại, mạng xã hội. Phương pháp tiếp cận chính là đến ban quản lý và các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương, tìm hiểu các thông tin về đối tượng nghiên cứu là các chuyên gia, các nhà quản lý dự án, các thành viên trong ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương, các kỹ sư có kinh nghiệm làm việc trong các doanh nghiệp thi công xây dựng cơ sở hạ tầng, HTKT trong các khu công nghiệp để có cơ hội tiếp xúc và thực hiện phỏng vấn, hoặc gửi thông tin về bảng phỏng vấn.

Kết quả sau khi phát đi 250 phiếu phỏng vấn, tác giả thu về được 238, trong số này chỉ có 227 phiếu hợp lệ và đầy đủ các thông tin để phân tích, chiếm tỷ lệ 91%, số phiếu này lớn hơn số phiếu cần thiết để đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu (226 mẫu). Tiến hành sàn lọc và nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS V22 để phân tích kết quả khảo sát. Khi nhập dữ liệu vào phần mềm tác giả dựa vào bảng mã hóa đã đề cập ở chương 3. Kết quả sẽ trình bày lần lược ở các phần sau.

Trong quá trình phân tích dữ liệu giả kỳ vọng tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kỹ thuật thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ đó đánh giá và đưa ra các giải pháp thích hợp, nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro kỹ thuật thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong tương lai.

4.2 Phân tích thống kê mô tả

Để tạo tiền đề trong phân tích dữ liệu và đánh giá sơ bộ về đối tượng nghiên cứu tác giả thực hiện bước phân tích thống kê mô tả về chi tiết các thông tin về đối tượng khảo sát như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc trong ngành xây dựng và lĩnh vực hoạt động của cơ quan mà đối

tượng đang làm việc. Phân tích này sẽ đưa ra các chỉ số như tần suất lựa chọn và phần trăm lựa chọn của từng câu hỏi khảo sát trong phần thông tin chung. Kết quả phân tích như sau:

Bảng 4.1: Phân tích thành phần giới tính

gioitinh

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid nam 156 68.7 68.7 68.7

nu 71 31.3 31.3 100.0

Total 227 100.0 100.0

Qua phân tích kết quả khảo sát về giới tính cho thấy thành phần về giới tính của đối tượng khảo sát có 156 số phiếu là nam, chiếm 68.7% số phiếu hợp lệ. Tỷ lệ tương ứng đối với nữ là 31.3% khi có 71 lựa chọn. Số nam giới trong cuộc khảo sát gấp đôi nữ giới, điều này cho thấy trong lĩnh vực xây dựng nam giới chiếm đa số (bảng 4.1).

Nếu thể hiện bằng biểu đồ sẽ thấy rõ rằng tỷ lệ này chênh lệch rất cao:

68.7 31.3 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Nam Nữ Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ giới tính (ĐVT: %)

Khảo sát về độ tuổi:

Bảng 4.2: Độ tuổi của đối tượng khảo sát

dotuoi

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent Valid duoi 30 tuoi 61 26.9 26.9 26.9

tu 30 den duoi 40

tuoi 73 32.2 32.2 59.0 tu 40 den duoi 50

tuoi 60 26.4 26.4 85.5 tu 50 tuoi tro len 33 14.5 14.5 100.0 Total 227 100.0 100.0

Kết quả của phân tích về độ tuổi được thể hiện ở bảng 4.2 cho thấy các nhóm độ tuổi không có sự chênh lệch nhau nhiều về số lượng. Điều này cho thấy độ tuổi với nhiều thành phần doanh nghiệp, cơ quan thì mỗi cơ quan có một nhu cầu nhân lực khác nhau, với việc khảo sát nhiều cơ quan hoạt động trong quản lý và thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương thì có sự cân bằng về số lượng các nhóm tuổi. Tuy nhiên độ tuổi 30 đến 40 vẫn chiếm lớn nhất là 32.2%, điều này cho thấy các cơ quan đang thu hút người trẻ tuổi vào làm việc.

Thể hiện bằng biểu đồ về thành phần độ tuổi của đối tượng khảo sát:

26.9 32.2 26.4 14.5 0 5 10 15 20 25 30 35 Dưới 30 tuổi Từ 30 đến dưới 40 Từ 40 đến dưới 50 Từ 50 trở lên Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ thành phần độ tuổi (ĐVT: %)

Kết quả phân tích về trình độ của đối tượng kinh doanh cho thấy có sự phân định rõ ràng về số lượng, tại đây có cả cơ quan nhà nước và cả doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần khác nhau nên không có chuẩn đầu của trình độ. Tuy nhiên có một đặt điểm là các đối tượng khảo sát không có trình độ PTTH. Trung cấp là trình độ chiếm tỷ lệ cao nhất với 41.9%, tiếp theo là trình độ Cao đẳng chiếm 34.4%, Đại học chiếm 18.9% và trên Đại học chiếm 4.8%. Điều này cho thấy rằng đối tượng khảo sát của nghiên cứu này có sự dàn trãi phù hợp, các đối tượng không bị tập trung, mang tính khách quan cho các ý kiến đánh giá trong khảo sát.

Bảng 4.3: Phân tích thành phần trình độ của đối tượng khảo sát

hocvan

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent Valid trung cap 95 41.9 41.9 41.9

cao dang 78 34.4 34.4 76.2 dai hoc 43 18.9 18.9 95.2 tren dai hoc 11 4.8 4.8 100.0 Total 227 100.0 100.0

Thể hiện bằng biểu đồ về thành phần học vấn của đối tượng khảo sát:

4.8 18.9 34.4 41.9 0 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

sau dai hoc dai hoc cao dang trung cap PTTH

Thống kê về kinh nghiệm làm việc trong ngành xây dựng các cá nhân có kinh nghiệm công tác trong ngành xây dựng khá cao, trong khi mức dưới 5 năm chỉ chiếm 13.2% thì các mức từ 5 đến 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 46.7% phiếu trả lời hợp lệ và kinh nghiệm trên 10 năm chiếm tỷ lệ 40.1%. Điều này cho thấy tỷ lệ nhân viên làm việc lâu năm tại các cơ quan này rất cao, mức độ gắn bó với cơ quan, với ngành nghề của các đối tượng nghiên cứu là cao, từ đó các đánh giá của họ về vấn đề nghiên cứu sẽ chính xác hơn.

Bảng 4.4: Thống kê về kinh nghiệm làm việc trong ngành xây dựng

kinhnghiem Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid duoi 5 nam 30 13.2 13.2 13.2

tu 5 den duoi 10

nam 106 46.7 46.7 59.9 tren 10 nam 91 40.1 40.1 100.0 Total 227 100.0 100.0

Thể hiện bằng biểu đồ về về kinh nghiệm làm việc trong ngành xây dựng của đối tượng khảo sát:

13.2

46.7

40.1 duoi 5 nam

tu 5 den 10 nam tren 10 nam

Biểu đồ 4.4: Thống kê về thời gian công tác tại các cơ quan (ĐVT: %) Như đã nói ở trên các đối tượng nghiên cứu được nhắm đến là các công ty xây dựng (nhà thầu) , các nhà đầu tư, các đơn vị tư vấn thiết kế, các đơn vị tư vấn giám sát và Ban quản lý KCN tỉnh Bình Dương. Với sự đa dạng trong ngành nghề, lĩnh vực hoạt động sẽ tạo nên sự đa dạng, độc lập trong các ý kiến trả lời của đối

tượng khảo sát về vấn đề nghiên cứu. Trong nghiên cứu này tỷ lệ các đối tượng trong các lĩnh vực hoạt động không có sự chênh lệch nhiều cụ thể có 31.7% đối tượng hoạt động với vị trí là nhà thầu, chiếm tỷ kệ cao nhất; vị trí nhà đầu tư chiếm 21.6% số phiếu phân tích; đơn vị tư vấn thiết kế chiếm 18.1%; Đơn vị tư vấn giám sát chiếm 25.1% và cán bộ thuộc ban quản lý KCN tỉnh chiếm 3.5% số phiếu lựa chọn(bảng 4.5).

Bảng 4.5: Thống kê về lĩnh vực hoạt động

hoatdong

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent Valid nha thau 72 31.7 31.7 31.7

nha dau tu 49 21.6 21.6 53.3 don vi tu van thiet ke 41 18.1 18.1 71.4 don vi tu van giam sat 57 25.1 25.1 96.5 ban quan ly KCN 8 3.5 3.5 100.0 Total 227 100.0 100.0

Thể hiện bằng biểu đồ về của các cơ quan mà đối tượng khảo sát đang làm việc:

31.7 21.6 18.1 25.1 3.5 0 5 10 15 20 25 30 35 nha thau nha dau tu

don vi tu van thiet ke don vi tu van giam sat ban quan ly KCN

4.3. Kết quả phân tích các biến định lượng

Bảng 4.6: Kết quả thống kê mô tả các biến định lượng

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

DTN1 227 1 5 2.99 1.424 DTN2 227 1 5 3.02 1.378 DTN3 227 1 5 2.98 1.406 DTN4 227 1 5 3.86 1.024 TCB1 227 1 5 3.80 1.082 TCB2 227 1 5 3.97 .954 TCB3 227 1 5 4.07 .991 TCB4 227 1 5 4.09 .964 VTM1 227 1 5 4.00 1.071 VTM2 227 1 5 4.02 1.070 VTM3 227 1 5 3.96 1.063 VTM4 227 1 5 3.99 1.033 TNL1 227 1 5 4.05 1.007 TNL2 227 1 5 4.06 .980 TNL3 227 1 5 3.92 1.046 TQP1 227 1 5 3.99 1.041 TQP2 227 1 5 3.93 1.089 TQP3 227 1 5 3.99 1.020 TQP4 227 1 5 4.11 .878 PHT1 227 1 5 3.63 1.295 PHT2 227 1 5 3.02 1.35 PHT3 227 1 5 3.73 1.271 RRK 227 1 5 3.00 1.425 Valid N (listwise) 227

Bảng trên mô tả các 23 biến định lượng bao gồm 22 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc. Từ kết quả phân tích thống kê mô tả, ta thấy giá trị trung bình của các biến độc lập dao động từ 2.98 đến 4.11, đều này nghĩa là có sự đánh giá khác nhau về mức độ quan trọng của các biến độc lập.

Đối với biến phục thuộc RRK thì giá trị trung bình là 3.00, đều này nghĩa là có mức độ đánh giá của đối tượng khảo sát về sự thích hợp của mô hình nghiên cứu nói chung ở mức trên trung bình. Bước đầu có thể đưa ra nhận định rằng mô hình nghiên cứu được đánh giá phù hợp.

4.4 Phân tích phương sai Anova (Analysis of Variance)

Trong phần này tác giả sử dụng phân tích phương sai ANOVA để so sánh trị trung bình của các nhóm với nhau, từ đó đánh giá sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm với nhau. Để thực hiện phân tích này cần phải đảm giả thuyết H0 là

Phương sai của các nhóm bằng nhau”:

- Nếu giả thuyết H0 được chấp nhận thì kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm với nhau. Điều này thỏa mãn khi giá trị .Sig trong bảng Test of Homogeneity of Variances lớn hơn 0.05. Và thỏa mãn giả thuyết về phân tích ANOVA. Trong bảng phân tích ANOVA nếu Sig.>0.05 thì kết luận Chưa thấy có sự khác biệt về mặt thống kê, ngược lại Sig.<0.05 thì kết luận có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các nhóm.

- Nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ thì kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm với nhau (khi giá trị Sig. trong bảng Test of Homogeneity of Variances nhỏ hơn 0.05).

Qua kiểm định tác giả kỳ vọng tìm ra sự khác nhau trong việc đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương giữa các nhóm khác nhau về độ tuổi , giới tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc trong ngành xây dựng, hoạt động của doanh nghiệp đang làm.

Kiểm định phương sai theo giới tính:

Bảng 4.7: Kiểm định phương sai theo giới tính

Test of Homogeneity of Variances

RRK

Levene Statistic df1 df2 Sig.

.600 1 225 .440

Từ bảng Test of Homogeneity of Variance, ta thấy Sig. = 0.44 > 0.05 nên chấp nhận H0 là phương sai đồng nhất. Kết luận thỏa mãn giả thuyết về phân tích ANOVA.

Bảng 4.8: Kiểm định ANOVA theo giới tính

ANOVA RRK Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups (Combined) 2.799 1 2.799 1.381 .241 Linear Term Unweighted 2.799 1 2.799 1.381 .241 Weighted 2.799 1 2.799 1.381 .241 Within Groups 456.196 225 2.028 Total 458.996 226

Từ bảng ANOVA, ta thấy Sig. = 0.241> 0.05, từ đây cho ra kết luận Chưa

thấy có sự khác biệt về mặt thống kê giữa các nhóm giới tính khác nhau trong đánh

giá rủi ro kỹ thuật thi công HTKT.

Kiểm định sự khác nhau trong các nhóm khác nhau về, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc trong ngành xây dựng, hoạt động của của doanh nghiệp đang làm. Kết quả kiểm định các nhóm còn lại được thể hiện trong bảng 4.18

Bảng 4.9: Kiểm định ANOVA theo độ tuổi trình độ, kinh nghiệm, hoạt động của của doanh nghiệp

Kiểm định theo

Giá trị .Sig

Levene Kết luận Giá trị .Sig

Between Groups Kết luận Độ tuổi 0.193>0.05 Phương sai bằng nhau 0.463>0.05 Chưa thấy có sự khác biệt về mặt thống kê Trình độ học vấn 0.035<0.05 Phương sai không bằng nhau Không có kết luận Kinh nghiệm làm việc trong ngành xây dựng 0.176>0.05 Phương sai bằng nhau 0.257>0.05 Chưa thấy có sự khác biệt về mặt thống kê Hoạt động của của doanh nghiệp đang làm 0.845>0.05 Phương sai bằng nhau 0.246>0.05 Chưa thấy có sự khác biệt về mặt thống kê

Theo bảng trên cho thấy sự khác nhau giữa các nhóm trong thành phần giới tính, kinh nghiệm làm việc trong ngành xây dựng, hoạt động của của doanh nghiệp đang làm việc đánh giá về rủi ro kỹ thuật thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp trên đại bàn tỉnh bình dương (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)