Phân tích thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp trên đại bàn tỉnh bình dương (Trang 62 - 68)

Để tạo tiền đề trong phân tích dữ liệu và đánh giá sơ bộ về đối tượng nghiên cứu tác giả thực hiện bước phân tích thống kê mô tả về chi tiết các thông tin về đối tượng khảo sát như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc trong ngành xây dựng và lĩnh vực hoạt động của cơ quan mà đối

tượng đang làm việc. Phân tích này sẽ đưa ra các chỉ số như tần suất lựa chọn và phần trăm lựa chọn của từng câu hỏi khảo sát trong phần thông tin chung. Kết quả phân tích như sau:

Bảng 4.1: Phân tích thành phần giới tính

gioitinh

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid nam 156 68.7 68.7 68.7

nu 71 31.3 31.3 100.0

Total 227 100.0 100.0

Qua phân tích kết quả khảo sát về giới tính cho thấy thành phần về giới tính của đối tượng khảo sát có 156 số phiếu là nam, chiếm 68.7% số phiếu hợp lệ. Tỷ lệ tương ứng đối với nữ là 31.3% khi có 71 lựa chọn. Số nam giới trong cuộc khảo sát gấp đôi nữ giới, điều này cho thấy trong lĩnh vực xây dựng nam giới chiếm đa số (bảng 4.1).

Nếu thể hiện bằng biểu đồ sẽ thấy rõ rằng tỷ lệ này chênh lệch rất cao:

68.7 31.3 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Nam Nữ Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ giới tính (ĐVT: %)

Khảo sát về độ tuổi:

Bảng 4.2: Độ tuổi của đối tượng khảo sát

dotuoi

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent Valid duoi 30 tuoi 61 26.9 26.9 26.9

tu 30 den duoi 40

tuoi 73 32.2 32.2 59.0 tu 40 den duoi 50

tuoi 60 26.4 26.4 85.5 tu 50 tuoi tro len 33 14.5 14.5 100.0 Total 227 100.0 100.0

Kết quả của phân tích về độ tuổi được thể hiện ở bảng 4.2 cho thấy các nhóm độ tuổi không có sự chênh lệch nhau nhiều về số lượng. Điều này cho thấy độ tuổi với nhiều thành phần doanh nghiệp, cơ quan thì mỗi cơ quan có một nhu cầu nhân lực khác nhau, với việc khảo sát nhiều cơ quan hoạt động trong quản lý và thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương thì có sự cân bằng về số lượng các nhóm tuổi. Tuy nhiên độ tuổi 30 đến 40 vẫn chiếm lớn nhất là 32.2%, điều này cho thấy các cơ quan đang thu hút người trẻ tuổi vào làm việc.

Thể hiện bằng biểu đồ về thành phần độ tuổi của đối tượng khảo sát:

26.9 32.2 26.4 14.5 0 5 10 15 20 25 30 35 Dưới 30 tuổi Từ 30 đến dưới 40 Từ 40 đến dưới 50 Từ 50 trở lên Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ thành phần độ tuổi (ĐVT: %)

Kết quả phân tích về trình độ của đối tượng kinh doanh cho thấy có sự phân định rõ ràng về số lượng, tại đây có cả cơ quan nhà nước và cả doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần khác nhau nên không có chuẩn đầu của trình độ. Tuy nhiên có một đặt điểm là các đối tượng khảo sát không có trình độ PTTH. Trung cấp là trình độ chiếm tỷ lệ cao nhất với 41.9%, tiếp theo là trình độ Cao đẳng chiếm 34.4%, Đại học chiếm 18.9% và trên Đại học chiếm 4.8%. Điều này cho thấy rằng đối tượng khảo sát của nghiên cứu này có sự dàn trãi phù hợp, các đối tượng không bị tập trung, mang tính khách quan cho các ý kiến đánh giá trong khảo sát.

Bảng 4.3: Phân tích thành phần trình độ của đối tượng khảo sát

hocvan

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent Valid trung cap 95 41.9 41.9 41.9

cao dang 78 34.4 34.4 76.2 dai hoc 43 18.9 18.9 95.2 tren dai hoc 11 4.8 4.8 100.0 Total 227 100.0 100.0

Thể hiện bằng biểu đồ về thành phần học vấn của đối tượng khảo sát:

4.8 18.9 34.4 41.9 0 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

sau dai hoc dai hoc cao dang trung cap PTTH

Thống kê về kinh nghiệm làm việc trong ngành xây dựng các cá nhân có kinh nghiệm công tác trong ngành xây dựng khá cao, trong khi mức dưới 5 năm chỉ chiếm 13.2% thì các mức từ 5 đến 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 46.7% phiếu trả lời hợp lệ và kinh nghiệm trên 10 năm chiếm tỷ lệ 40.1%. Điều này cho thấy tỷ lệ nhân viên làm việc lâu năm tại các cơ quan này rất cao, mức độ gắn bó với cơ quan, với ngành nghề của các đối tượng nghiên cứu là cao, từ đó các đánh giá của họ về vấn đề nghiên cứu sẽ chính xác hơn.

Bảng 4.4: Thống kê về kinh nghiệm làm việc trong ngành xây dựng

kinhnghiem Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid duoi 5 nam 30 13.2 13.2 13.2

tu 5 den duoi 10

nam 106 46.7 46.7 59.9 tren 10 nam 91 40.1 40.1 100.0 Total 227 100.0 100.0

Thể hiện bằng biểu đồ về về kinh nghiệm làm việc trong ngành xây dựng của đối tượng khảo sát:

13.2

46.7

40.1 duoi 5 nam

tu 5 den 10 nam tren 10 nam

Biểu đồ 4.4: Thống kê về thời gian công tác tại các cơ quan (ĐVT: %) Như đã nói ở trên các đối tượng nghiên cứu được nhắm đến là các công ty xây dựng (nhà thầu) , các nhà đầu tư, các đơn vị tư vấn thiết kế, các đơn vị tư vấn giám sát và Ban quản lý KCN tỉnh Bình Dương. Với sự đa dạng trong ngành nghề, lĩnh vực hoạt động sẽ tạo nên sự đa dạng, độc lập trong các ý kiến trả lời của đối

tượng khảo sát về vấn đề nghiên cứu. Trong nghiên cứu này tỷ lệ các đối tượng trong các lĩnh vực hoạt động không có sự chênh lệch nhiều cụ thể có 31.7% đối tượng hoạt động với vị trí là nhà thầu, chiếm tỷ kệ cao nhất; vị trí nhà đầu tư chiếm 21.6% số phiếu phân tích; đơn vị tư vấn thiết kế chiếm 18.1%; Đơn vị tư vấn giám sát chiếm 25.1% và cán bộ thuộc ban quản lý KCN tỉnh chiếm 3.5% số phiếu lựa chọn(bảng 4.5).

Bảng 4.5: Thống kê về lĩnh vực hoạt động

hoatdong

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent Valid nha thau 72 31.7 31.7 31.7

nha dau tu 49 21.6 21.6 53.3 don vi tu van thiet ke 41 18.1 18.1 71.4 don vi tu van giam sat 57 25.1 25.1 96.5 ban quan ly KCN 8 3.5 3.5 100.0 Total 227 100.0 100.0

Thể hiện bằng biểu đồ về của các cơ quan mà đối tượng khảo sát đang làm việc:

31.7 21.6 18.1 25.1 3.5 0 5 10 15 20 25 30 35 nha thau nha dau tu

don vi tu van thiet ke don vi tu van giam sat ban quan ly KCN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp trên đại bàn tỉnh bình dương (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)