Đối với UBND tỉnh Phú Thọ:

Một phần của tài liệu Kiểm soát tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại MHB phú thọ (Trang 85 - 89)

- Xây dựng cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho Doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh ổn định, bền vững. Quan tâm chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp; xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm; đổi mới, cải cách thủ tục hành chính; cải thiện môi trường kinh doanh. Tăng cường công tác hậu kiểm, nhất là việc kiểm tra sau đầu tư, sau khi cấp phép nhằm nắm bắt được đầy đủ tình hình đầu tư của doanh nghiệp để quản lý việc đầu tư theo đúng mục đích của dự án, đôn đốc tiến độ cũng như tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư của doanh nghiệp. Chỉ đạo thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, hình thành vùng sản xuất tập trung, gắn với cơ sở chế biến, tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đăng ký thương hiệu, nhất là các sản phẩm đặc trưng của tỉnh.

- Chỉ đạo phòng Tài nguyên môi trường thành phố Việt Trì thực hiện về đăng ký giao dịch đảm bảo theo đúng nội dung trong đơn đăng ký giao dịch bảo đảm.

- Công bố công khai, rộng rãi ngay khi có quy hoạch phát triển các dự án, chương trình kinh tế - xã hội, nhất là các dự án có liên quan đến thu hồi, chuyển nhượng, bàn giao quyền sử dụng đất của nhân dân và Doanh nghiệp,

để các NH tránh được rủi ro khi nhận Tài sản bảo đảm là Quyền sử dụng đất đất nằm trong vùng quy hoạch và xây dựng.

- Chỉ đạo các cấp, các ngành sớm hoàn thành việc cấp mới, cấp bổ sung giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho nhân dân đối với những địa phương chưa được cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, không để xảy ra tình trạng một diện tích đất có nhiều giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành có liên quan chủ động, phối hợp tạo điều kiện cho ngành NH xử lý nhanh tài sản đảm bảo tiền vay.

- Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác lồng ghép các nguồn vốn, các dự án với nguồn vốn tín dụng NH gắn với triển khai xây dựng nông thôn mới.

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp trong việc thi hành pháp luật thuế, pháp luật kế toán và thống kê để minh bạch hóa các số liệu và đảm bảo tính chính xác khách quan báo cáo hoạt động, báo cáo kế toán của doanh nghiệp. Các cơ quan, các ngành phối hợp với NH tăng cường cung cấp thông tin để giám sát hoạt động của doanh nghiệp chấp hành quy định của pháp luật.

KẾT LUẬN

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là mang lại cơ hội lớn nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với các tổ chức kinh tế hoạt động trong bất cứ ngành nghề nào. Sự ra đời của hàng loạt các Ngân hàng TMCP trong nước và nước ngoài trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới khiến MHB Chi nhánh Phú Thọ phải đối mặt với cuộc cạnh tranh gay gắt.

Đứng trước bối cảnh nền kinh tế vừa thoát khỏi khủng hoảng, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn chưa hoàn toàn phục hồi, MHB Phú Thọ còn nhiều khó khăn chưa được tháo gỡ. Song MHB PT đã và đang tìm ra hướng đi phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của Tỉnh và bước đầu đạt được những kết quả nhiều triển vọng. Song, để chinh phục được đông đảo khách hàng trên một thị trường khó tính và tiềm ẩn cạnh tranh cao như Phú Thọ, MHB đã chú trọng đến công tác Kiểm soát tín dụng để đạt được những mục tiêu của mình.

Từ việc xác định trọng tâm trong hoạt động là hoạt động tín dụng, MHB PT phải tìm mọi cách để tối đa lợi nhuận từ hoạt động tín dụng bằng việc tối thiểu hóa rủi ro tín dụng.

Bài Luận văn đề cập đến vấn đề “Kiểm soát tín dụng đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL Chi nhánh Phú Thọ” nhằm một lần nữa khẳng định vai trò của Kiểm soát tín dụng đối với hoạt động của NHTM, qua đó nhấn mạnh đến một đối tượng khách hàng là DN vừa và nhỏ bởi lẽ đây là lực lượng chiếm tỷ trọng chủ yếu trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua cũng như trong vòng 20 năm tới. Đồng thời, đưa ra một số biện pháp KSTD phù hợp với hoạt động tại Chi nhánh nhằm khắc phục tồn tại cũng như phát huy những lợi thế tiềm ẩn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Phan Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Thu Thảo(2002), Giáo trình Ngân hàng

thương mại Quản trị và nghiệp vụ,Nxb Thống kê .

2.Ngân hàng Nhà nước tỉnh Phú Thọ(2008, 2009, 2010, 2011), Báo cáo

thường niên; Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2008, 2009, 2010, 2011

3.Ngân hàng MHB chi nhánh Phú Thọ(2008, 2009, 2010, 2011), Báo cáo

thường niên; Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2008, 2009, 2010, 2011

4.Lê Xuân Nghĩa , Nguyễn Đình Tự (2001), Thiết lập và đánh giá hiệu quả kinh

doanh và đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM Việt Nam, Hà Nội.

5.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam – Luật số 46/2010/QH12

6.Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật các Tổ chức tín dụng – Luật

số 47/2010/QH12.

7.PETE S. ROSE (2009), Giáo trình quản trị Ngân hàng, Nxb Tài chính. 8.Tạp chí Ngân hàng (2009), Những rủi ro từ việc nhận thế chấp Bất động

sản và giải pháp phòng ngừa trong hệ thống Ngân hàng Việt nam, số

15/2009.

9.Tạp chí Ngân hàng (2010), Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong

hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại: một số nhận định từ góc độ pháp lý đến thực tiễn, số 23/2010. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10. Tạp chí Ngân hàng (2011), Tìm nguyên nhân của sự cạnh tranh không

lành mạnh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, số

11. Tạp chí Ngân hàng (2011), Áp dụng mô hình năm lực lượng cạnh

tranh của Michael Porter trong việc xây dựng chiến lược bán lẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam, số 19/2011.

12. Tài liệu khóa học (2011), Phân tích tín dụng – Trường bồi dưỡng cán

bộ Ngân hàng, Hà nội, tháng 12/2011.

13. Nghiêm Sĩ Thương (2004), Giáo trình kinh doanh NHTM, Quản lý tài

chính, Nxb Thống kê .

Một phần của tài liệu Kiểm soát tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại MHB phú thọ (Trang 85 - 89)