đoạn 2009 - 2011.
Giai đoạn 2009 - 2011 Kinh tế - Xã hội trên địa bàn Tỉnh duy trì ổn định và phát triển; GDP tăng trưởng khá. Các cấp, các ngành chủ động và phối hợp đồng bộ để triển khai thực hiện nhiều Nghị quyết, Quyết định, kế hoạch của Chính phủ, UBND tỉnh như: Nghị quyết số 11 của Chính Phủ, kế hoạch số 515 của UBND tỉnh về các nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội … Nhìn chung, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đảm bảo ổn định. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh còn gặp khó khăn, thách thức, do chịu tác động sâu sắc của biến động kinh tế trong nước và thế giới; lạm phát tăng cao và thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp. Mặt khác, kinh tế của Tỉnh tăng trưởng chưa vững chắc, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng; cơ
cấu nội bộ ngành và cơ cấu lao động chuyển dịch còn chậm…đã tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.
Hoạt động Ngành ngân hàng trong giai đoạn vừa quan tập trung vào việc thực hiện một số chính sách, chỉ thị của Chính Phủ, NHNN như: chính sách Hỗ trợ lãi suất theo các Quyết định như QĐ số 131/QĐ-TTg, QĐ số 443/QĐ- TTg; QĐ số 497/QĐ-TTg của Chính Phủ; Chỉ thị số 01 của Thống đốc và các cơ chế, chính sách đồng bộ để góp phần thực hiện các nhóm giải pháp của Chính phủ, của Tỉnh về bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội…. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban cán sự Đảng Ngân hàng tỉnh, sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, NHNN Việt Nam, cùng với sự đồng thuận của các TCTD, thị trường tiền tệ, hoạt động của các Ngân hàng, TCTD trên địa bàn trong vài năm vừa qua được duy trì ổn định và tiếp tục phát triển; cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao, các sản phẩm dịch vụ tiện ích Ngân hàng ngày càng phát triển đa dạng, đáp ứng cơ bản nhu cầu vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; góp phần thực hiện tốt Chính sách tiền tệ quốc gia.
Cũng trong thời gian qua, ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có sự tăng trưởng nhanh chóng cả về số lượng và quy mô. Từ 9 chi nhánh ngân hàng cấp I thời điểm năm 2008 đến nay số lượng chi nhánh ngân hàng cấp I đã tăng gồm 14 chi nhánh Ngân hàng cấp 1, tăng thêm 5 chi nhánh ngân hàng mới gồm: Ngân hàng TMCP Quốc tế chi nhánh Việt Trì (VIBank – Việt trì), Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh Phú Tho (VCB – Phú Thọ), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Phú Thọ (VPBank – Phú Thọ), Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ (Techcombank – Phú Thọ) và Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín Việt Nam chi nhánh Phú Thọ (Sacombank – Phú Thọ). Đồng thời hàng loạt các phòng giao dịch trực thuộc các Chi nhánh trên cũng được mở ra trên khắp địa bàn
tỉnh Phú Thọ. Bên cạnh sự tăng trưởng về số lượng, quy mô hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Nguồn vốn từ năm 2009 đến 2011 đã tăng từ 8.326 tỷ đồng 14.722 tỷ đồng, tăng 76,8 %; tổng dư nợ các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh từ 2009 đến 2011 tăng từ 12.370 tỷ đồng lên 18.463 tỷ đồng, tăng 49 %. Ngoài 2 mảng hoạt động truyền thống là tín dụng và huy động vốn, mảng hoạt động dịch vụ cũng có sự phát triển mạnh mẽ. Cùng với việc đầu tư mạnh vào công nghệ, cơ sở vật chất và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, những năm vừa qua thu nhập từ các mảng hoạt động dịch vụ cũng tăng mạnh. Dưới những tác động rất lớn của tình hình kinh tế xã hội, ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh ngày càng cao. Tuy nhiên, với sự quyết tâm của Ban lãnh đạo, sự đồng lòng của toàn thể cán bộ công nhân viên. Kết quả trong thời gian vừa qua MHB CN Phú Thọ đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận sau đây.