Thực trạng việc cho vay và kiểm soát tín dụng đối với DNVVN:

Một phần của tài liệu Kiểm soát tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại MHB phú thọ (Trang 63)

Từ năm 2009 – 2012, số khách hàng của MHB PT được thể hiện qua bảng: Bảng 2.5 Số liệu về khách hàng của MHB PT

Số lượng khách

hàng

Năm 2010 Năm 20011 Năm 2012 DN Tỷ trọng (%) DN Tỷ trọng (%) DN Tỷ trọng (%) Cá nhân 2105 96.3 2 350 95.7 2.402 95,3 DN 69 3.7 95 4.3 118 4,7 - Lớn 1 0.1 2 0.1 3 0,18 - Vừa 3 0.2 10 0.5 14 0,52 - Nhỏ 65 3.4 83 3.7 101 4 Trong đó:

 Ở chỗ này cần bổ sung số liệu và phân tích riêng về dư nợ TD và tính hình nợ xấu đối với nhóm khách hàng DNVVN của chi nhánh Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của MHB CN Phú Thọ

Đơn vị: Triệu đồng

1. Dư nợ 601.967 579.700 504.000 2. Nợ xấu 6.104 11.885 12.775 Nhóm 3 500 1.185 2.775 Nhóm 4 658 3.838 4.015 Nhóm 5 4.947 6.862 5.085 Tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ (%) 1,01% 2,05% 2,5%

(Nguồn Bảng cân đối tài khoản kế toán từ Năm 2009, 2010 và 2011)

Nợ Xấu 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 2010 2011 2012 Nợ Xấu

Hình 2.5: Tỷ lệ nợ xấu qua các năm 2010, 2011 và 2012

+ Chính sách kinh doanh không hợp lý: Chính sách tín dụng cho vay dựa trên tài sản thế chấp, giá trị tài sản thế thấp là căn cứ để xét duyệt mức cho vay, không coi trọng tính khả thi, hiệu quả của phương án. Dẫn đến khi phương án không hiệu quả, thua lỗ, phát sinh nợ xấu, phải xử lý tài sản nhưng việc xử lý tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn do việc bán tài sản đảm bảo phải qua nhiều thủ tục. (Trường hợp khách hàng Đào Thị Hồng Thúy, Nguyễn Thị Hải Yến).

+ Năng lực thẩm định của cán bộ còn nhiều hạn chế, một số dự án đầu tư không được thẩm định chính xác về năng lực vốn, nguồn lao động tại khu vực triển khai dự án, năng lực của chủ doanh nghiệp nên khi dự án hoàn thành không thể đi vào hoạt động, không thể trả nợ vay ngân hàng: Trường hợp công ty CP Bình Minh (Trạm Thản, Phù Ninh) dự án nhà máy chế biến chè được xây dựng (Trạm Thản, Phù Ninh) tại khu vực cách xa địa điểm cung cấp nguyên liệu (Đoan Hùng, Hạ Hòa), không chủ động về nguyên vật liệu, chủ đầu tư hoàn toàn chưa có kinh nghiệm, hiểu biết về lĩnh vực sản xuất chè, cùng với ảnh hưởng của biến động ngành chè năm 2009, 2010 dẫn đến ngay khi dự án đưa vào hoạt động đã thua lỗ phải ngừng hoạt động.

+ Không thực hiện nghiêm túc quy định kiểm tra trước trong và sau khi cho vay dẫn đến một số khách hàng sử dụng không đúng mục đích xin vay, đầu tư vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, như trường hợp của Công ty TNHH Hoa Vinh, đầu tư vào lĩnh vực đóng tàu; khách hàng Tạ Văn Sang đầu tư vào dịch vụ cầm đồ; khách hàng Trần Xuân Hùng cho vay tín dụng đen….

Tóm lại, từ những phân tích ở trên có thể cho chúng ta thấy chất lượng tín dụng của MHB Chi nhánh Phú Thọ có xu hướng ngày càng xấu đi so với các Chi nhánh Ngân hàng còn lại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Bảng 2.7: Thu nhập từ hoạt động cho vay.

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1.Tổng thu nhập. 92,8 128,5 120,8

2. Thu nhập từ cho vay 86 125 112

Tỷ trọng thu nhập từ cho vay trên tổng

Tỷ trọng từ thu nhập cho vay trên tổng thu nhập 90 92 94 96 98 2010 2011 2012 Tỷ trọng từ thu nhập cho vay trên tổng thu nhập

Hình 2.6: Tỷ trong thu nhập từ cho vay trên tổng thu nhập các năm 2010, 2011 và 2012

Thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn là thu nhập chính của các ngân hàng thương mại nhà nước hiện nay, với MHB CN Phú Thọ cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Năm 2009 thực hiện chính sách Hỗ trợ lãi suất của Nhà nước theo các Quyết định 131/QĐ-TTg, 443/QĐ-TTg, 497/QĐ-TTg, một trong các điều kiện để được hỗ trợ lãi suất là khách hàng phải trả đầy đủ lãi khi đến kỳ thu lãi, chính vì vậy hầu hết các khách hàng đều thực hiện trả lãi đầy đủ đúng theo cam kết, điều này làm cho tỷ trọng thu nhập từ cho vay trên tổng thu nhập đạt mức 98,25%. Năm 2010 tỷ trọng thu từ cho vay trên tổng dư nợ giảm xuống còn 92,67 %, nguyên nhân giảm là do thu từ dịch vụ tăng lên, chủ yếu là thu phí từ dịch vụ giải ngân bằng tiền mặt và phí bảo lãnh, đồng thời cũng do chính sách hỗ trợ lãi suất ngắn hạn theo quyết định 131 hết hiệu lực, một số khách hàng có xu hướng chiếm dụng vốn của Ngân hàng, chậm trả lãi cho Ngân hàng. Năm 2011 thu từ cho vay trên tổng dư nợ tăng so với 2010 lên mức 97,27 %. Nguyên nhân của việc tăng trên là do lãi suất tăng lên, một số loại phí liên quan đến khoản vay không được tiếp tục thu theo Thông tư số 05/2011/TT-NHNN ngày 10/3/2011, đồng thời để kiềm chế lạm phát chính

phủ thực hiện chính sách thắt chặt chi tiều công, hàng loạt các công trình xây dựng bị đình hoãn hoặc cắt giảm làm cho việc thu phí từ nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng cũng giảm xuống. Như vậy có thể thấy nguồn thu của MHB CN Phú Thọ trong thời gian qua vẫn chủ yếu là thu từ hoạt động cho vay, thu dịch vụ từ thanh toán, bảo lãnh và ngân quỹ chiếm tỷ lệ không đáng kể. 2.4 Đánh giá hoạt động KSTD đối với DNVVN tại MBH PT:

2.4.1 Thành tựu và nguyên nhân

Kể từ khi thành lập cho đến nay, hoạt động giám sát tín dụng đối với DNVVN tại MHB PT luôn được chú trọng và đạt được một số kết quả sau:

- Phần lớn khoản vay đều được kiểm tra, kiểm soát một cách thường xuyên, liên tục. Xét trong mối quan hệ giữa kết quả thực hiện và nguồn lực con người thể hiện ở số lượng khách hàng trên một cán bộ tín dụng. (Vì số lượng DN lớn là ít nên sẽ do một số CBTD chuyên môn, kinh nghiệm tốt đảm nhiệm, còn lại MHB PT chưa phân biệt cho vay DNVVN và KH cá nhân) nên việc thường xuyên giám sát các khách hàng là một nỗ lực đáng kể của chi nhánh. Năm 2011 số lượng cán bộ tín dụng tăng lên đáng kể so với năm 2010 và năm 2009, tuy nhiên hầu hết đều tăng vào đợt giữa năm, các nhân viên mới hầu hết là các sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm và kỹ năng hầu hết chưa đáp ứng được với yêu cầu công việc. Một số nữ cán bộ tín dụng cũ nghỉ chế độ sinh nở nên, mặc dù dư nợ bình quân trên một cán bộ tín dụng không nhiều nhưng khối lượng công việc lại chủ yếu dồn lên trên một số cán bộ tín dụng trẻ và các cán bộ tín dụng là nam.

Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu về quy mô tín dụng.

Tiêu chí Năm 2011 Năm 2012

Số khách hàng/CB tín dụng 43 45 - Số KH cá nhân/CBTD 41 42 - Số KH doanh nghiệp/CBTD 2 3 + Số KH DN Vừa và nhỏ/CBTD 2 3 Dư nợ BQ/1 cán bộ tín dụng (tỷ đ/CB) 11 9

- Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL đã ban hành quy chế kiểm tra, kiểm soát sau khoản vay bằng văn bản theo Công văn số 02/NHN-TD ngày 17/4/2007 của Tổng giám đốc MHB tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện giám sát khoản vay. Quy chế kiểm soát tín dụng được thực hiện toàn hệ thống, thể hiện ở việc kiểm tra thường được lập kế hoạch trước và tiến hành thành từng đợt. Hàng quý có những đợt kiểm soát tín dụng của Phòng kiểm soát nội bộ về việc thực hiện các quy trình, quy chế của cán bộ tín dụng đã phần nào giúp kịp thời phát hiện những điểm sai sót trong quá trình thực hiện quy trình kiểm soát sau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngay sau khi Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ra đời vào tháng 3/2008 theo Quyết định 13A của Hội đồng Quản trị MHB và được MHB PT đưa vào sử dụng và sử dụng một cách có hiệuquả. Toàn bộ các doanh nghiệp đều được chấm điểm, đây là một bước tiến của MHB nói chung và MHB PT nói riêng trong việc lượng hóa rủi ro tín dụng của một khách hàng/một khoản vay. Hiện tại, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang được chỉnh sửa để đạt hiệu quả cao nhất và chờ sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước để đưa vào triển khai một cách rộng rãi toàn hệ thống.

- Hiện tại, ngoài trụ sở chính của Chi nhánh, trong số 08 phòng giao dịch của MHB PT thì có đến 05 phòng đặt trên địa bàn thành phố Việt Trì, là

nơi có điều kiện phát triển cả về cơ sở vật chất hạ tầng, có 02 khu công nghiệp là Đồng Lạng và Thụy Vân, có mạng lưới các doanh nghiệp vừa và nhỏ tập trung chủ yếu, vì vậy hoạt động tín dụng khá thuận lợi, việc thẩm định và kiểm soát tín dụng các doanh nghiệp trên địa bàn cũng khá thuận tiện do có sự trợ giúp đắc lực của hệ thống CIC (Trung tâm thông tin tín dụng) và mối liên kết thông tin chặt chẽ giữa ngành Ngân hàng và Cục Thuế trên địa bàn.

- Phần lớn doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hoạt động đơn giản (chỉ kinh doanh 1 hoặc 1 vài sản phẩm; vốn chủ sở hữu thường nhỏ hơn 4 tỷ đồng; doanh thu thường nhỏ hơn 10 tỷ đồng; hình thức hoạt động chủ yếu là công ty TNHH và công ty cổ phần), do đó hoạt động giám sát cũng đơn giản hơn.

- Số lượng doanh nghiệp vay vốn tại MHB PT trên 1 Chi nhánh, Phòng giao dịch còn chưa nhiều, độ phức tạp vừa phải so với khả năng giám sát của MHB PT.

- Nhìn chung những khách hàng ban đầu đều là những khách hàng tốt, có khả năng và thiện chí trả nợ, có ý thức phối hợp với ngân hàng trong việc kiểm tra, giám sát tiền vay. Đặc biệt khi thực hiện giải ngân theo các chương trình cho vay phát triển Nhà ở theo chỉ định của Chính phủ với lãi suất ưu đãi cũng là một thế mạnh của MHB. Từ đó MHB PT đã có một lượng khách hàng trung thành nhất định, giúp rút ngắn thời gian cho công tác kiểm soát tín dụng.

- MHB PT luôn chú trọng tới việc đào tạo cho nhân viên kỹ năng thẩm định khách hàng, khoản vay theo nhiều phương thức khác nhau: Tự đào tạo trong mỗi phòng theo phương thức cán bộ cũ đào tạo cán bộ mới, phối hợp đào tạo giữa các phòng trong khối tín dụng - thẩm định, thuê công ty đào tạo bên ngoài, cử cán bộ đi học các lớp tập huấn chuyên đề…Rủi ro tín dụng được hạn chế ngay từ đầu cùng với phương thức kiểm soát bằng hệ thống

xếp hạng tín dụng nội bộ khiến cho hoạt động giám sát tín dụng có chất lượng khá tốt.

Cán bộ tín dụng tại MHB Phú Thọ rất trẻ ( tuổi bình quân 26 tuổi) được đào tạo bài bản về chuyên môn, năng động, nhiệt tình trong công việc, chịu khó học hỏi. Do đó, họ nhanh chóng tiếp thu các kiến thức,quy trình mới về tín dụng. Mặc dù trong thời gian qua, MHB PT thường xuyên có sự luân chuyển nhân sự hoạt động trong bộ phận tín dụng của các chi nhánh nhưng các cán bộ luôn cố gắng bố trí công việc, nhanh chóng nắm bắt hồ sơ khi được giao quản lý, đảm bảo việc giám sát khoản vay được liên tục, nắm bắt kịp thời nhu cầu và những biến động của khách hàng.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu đạt được kể trên, hoạt động giám sát tín dụng đối với DNVVN tại MHB PT vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

Hạn chế về phía khách hàng:

Bên cạnh những khách hàng tốt, thiện chí hợp tác cung cấp thông tin và trả nợ vay. Còn có những khách hàng sau khi vay được tiền, họ cho rằng: Họ có tài sản đảm bảo và ngân hàng cho vay dựa trên tài sản bảo đảm nên họ không cần cung cấp thông tin là phổ biến hoặc cung cấp hồ sơ không đúng thời hạn gây khó khăn cho công tác kiểm soát và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Đặc biệt trong những giai đoạn DN gặp khó khăn về tài chính, hoặc thị trường đầu vào, đầu ra có biến động bất thường, khả năng lấy được thông tin chính xác và đúng hạn là rất khó.Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm 3% trong tổng số các khách hàng là DNVVN.

Các DNVVN (chủ yếu là các DN nhỏ), phong cách quản lý mang màu sắc gia đình nên các báo cáo tài chính của các công ty này thường không được kiểm toán, những con số thường không đúng với thực tế nhằm đối phó

với cơ quan thuế và giảm mức thuế phải đóng. Họ thường chỉ thực hiện báo cáo tài chính theo năm, trong khi việc xếp hạng tín dụng nội bộ cần số liệu báo cáo tài chính cập nhật liên tục mỗi quý một lần để kịp thời đánh giá chất lượng tài chính và định dạng rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp. Việc nguồn thông tin không được cung cấp kịp thời ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giám sát khoản vay.

Khi các DN liên kết với nhau để tạo nên quy mô lớn hơn, hoặc trường hợp DN này mua lại DN khác, đồng thời mua cả khoản nợ của DN đó thì sự thay đổi về quy mô khách hàng và hoạt động ngày càng phức tạp khiến cho ngân hàng gặp khó khăn trong việc kiểm soát mục đích sử dụng vốn, hiệu quả hoạt động và tình hình tài chính thực sự của khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan.

Hạn chế của nguồn nhân lực:

CBTD đóng vai trò vô cùng quan trọng kể cả trước và sau khi khoản vay được giải ngân, khi khoản vay bị quá hạn hoặc tệ hơn là khách hàng không có khả năng trả nợ là do CBTD đã không phát hiện sớm khi khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, có chiều hướng thua lỗ, khiến các biện pháp thu hồi nợ trở nên khó khăn hơn.

Một số CBTD còn ỉ lại vào hệ thống định hạng tín nhiệm. Việc đến thăm, kiểm tra hiện trường, nơi làm việc của khách hàng còn chưa bài bản. Khâu tái thẩm định nhiều khi còn bị xem nhẹ. Có trường hợp sau khi giải ngân mới phát hiện không tìm được trụ sở DN để thu nợ.

Số CBTD nữ chiếm tỷ lệ cao, gây khó khăn nhất định cho khâu thẩm định tín dụng. Bộ phận kiểm soát tín dụng tại Chi nhánh lực lượng còn mỏng (02 cán bộ), công việc nhiều, do đó dễ bị bỏ sót trong quá trình kiểm soát tín dụng.

Mặc dù chi nhánh luôn đề cao hoạt động quản lý rủi ro tín dụng nói chung và giám sát tín dụng nói riêng nhưng một số cán bộ tín dụng chưa nhận thức được đúng đắn tầm quan trọng và vai trò của việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay mà chỉ coi trọng khâu thẩm định ban đầu. Đôi khi chạy theo dư nợ mà kiểm soát tín dụng chưa thật sát sao.

Ngân hàng chưa có bộ phận hỗ trợ kinh doanh (back office) chuyên biệt. Việc kiểm soát tín dụng thường do chính cán bộ tín dụng làm và không có người kiểm soát trong khi đó cán bộ tín dụng phải thường xuyên đi tiếp thị khách hàng và thẩm định các hồ sơ mới nên thường xuyên dành thời gian cho việc kiểm soát sau khiến chất lượng kiểm soát sau không đảm bảo.

Hạn chế trong phương pháp thu thập thông tin kiểm soát:

Sự hỗ trợ của phần mềm điện tử trong việc giám sát tín dụng chưa cao. Phần lớn việc theo dõi tình hình vay, trả của một khách hàng và tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng chủ yếu được lập bằng tay, dẫn đến rất mất thời gian và thường dẫn đến sai sót, không cập nhật kịp thời. Hiện nay MHB đã chuyển đổi sang hệ thống phần mềm ngân hàng mới là T24 vào tháng 3 năm 2008. Nhưng phần mềm mới này chưa đáp ứng được các báo

Một phần của tài liệu Kiểm soát tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại MHB phú thọ (Trang 63)