Đảm bảo thực hiện kiểm tra kiểm soát trong tất cả các khâu của quá

Một phần của tài liệu Kiểm soát tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại MHB phú thọ (Trang 75 - 76)

trình cho vay.

Số lượng DNVVN quan hệ tín dụng với MHB PT là không lớn, vì vậy cần được kiểm soát chặt chẽ cả trước, trong và sau khi giải ngân. Điều này giúp duy trì quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng (Ngân hàng có thể cảnh báo rủi ro sớm khi DN còn chưa kịp nhận ra do thiếu thông tin), hạn chế tối đa rủi ro khoản vay, mở rộng tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng.

Trong kiểm tra sau cho vay: Ngân hàng cần đặc biệt lưu ý khi tiến hành gia hạn nợ. Gia hạn nợ cũng cần phải được tiến hành xem xét, phân tích toàn diện và kỹ lưỡng để kịp thời phát hiện những khoản nợ khó đòi. Nếu lợi nhuận của doanh nghiệp suy giảm, khả năng trả nợ khó khăn. Ngân hàng phải tăng cường và cải thiện khả năng thu nợ của mình. Nếu khả năng thu nợ vẫn còn, Ngân hàng cơ cấu lại khoản nợ, tăng cường tài sản bảo đảm để đảm bảo cho khoản vay. Nếu khó khăn là không thể đảo ngược thì Ngân hàng phải có hành động kịp thời để thu hồi nợ.

3.2.2.Thực hiện kiểm soát thường xuyên đối với tất cả các khoản nợ vay của khách hàng.

- Nội dung kiểm tra kiểm soát: phải đảm bảo đủ các nội dung sau:

+ Xem xét các danh mục khoản vay, khách hàng vay. + Phân loại các khoản vay, khách hàng vay.

+ Định kỳ đánh giá lại tài sản bảo đảm tiền vay.

+ Kiểm soát hồ sơ, đánh giá chất lượng tín dụng các khoản vay, khách hàng vay

+ Kiểm tra việc tuân thủ các quy trình và chính sách tín dụng của CBTD. + Định kỳ kiểm tra thực tế tiến độ thực hiện phương án kinh doanh của các khách hàng hiện đang vay vốn Ngân hàng

- Phương pháp kiểm tra:

+ Kiểm tra thường xuyên qua các báo cáo về phân loại và biện pháp khắc phục.

+ Kiểm tra đột xuất

Một phần của tài liệu Kiểm soát tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại MHB phú thọ (Trang 75 - 76)