1 .2.3 Quản lý trường học
3.2.4. Phát triển hệ thống thông tin quản lý
3.2.4.1. Mục tiêu phát triển hệ thống thông tin quản lý
Phát triển hệ thống thông tin quản lý có mục tiêu là giúp cho các cấp quản lý của
Trường có được những kiến thức về công nghệ thông tin cần thiết để quản lý tốt hoạt động
dạy học ở trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh bên cạnh việc phát triển về cơ sở vật chất của công nghệ tin học và quản trị mạng thông tin.
3.2.4.2. Yêu cầu phát triển hệ thống thông tin quản lý
Phát triển hệ thống thông tin quản lý có yêu cầu là trang bị những kiến thức về công nghệ thông tin cần thiết cho đội ngũ giảng viên, các nhân sự tham gia trực tiếp vào công tác quản lý hoạt động học tập theo học chế tín chỉ để phát triển mạnh ứng dụng công nghệ thông tin quản lý theo đào tạo tín chỉ.
3.2.4.3. Nội dung phát triển hệ thống thông tin quản lý
Phát triển hệ thống thông tin quản lý có các nội dung chủ yếu như sau:
- Bồi dưỡng tin học cơ bản và tin học ứng dụng cho giảng viên và nhất là các bộ phận
tham gia quản lý hoạt động học tập của sinh viên như: trợ lý giáo vụ, thư ký giáo vụ, trợ lý
tổ chức và các cố vấn học tập ở các khoa.
- Phát triển việc giảng dạy trực tuyến qua mạng công nghệ thông tin để giúp cho sinh
viên làm quen với phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hiện đại.
* Để phát triển hệ thống thông tin quản lý cho Trường xin được đề xuất một số biện
pháp sau:
- Tăng cường nhân sự cho tổ quản trị hệ thống thông tin
- Xây dựng hạ tầng và hệ thống thông tin hoàn chỉnh
- Phát triển cập nhật phần mềm và cơ sở dữ liệu
- Phát triển phần mềm quản lý thư viện để giảng viên, sinh viên dễ dàng tra cứu tài
liệu
- Phát triển hệ thống tin học đào tạo online để giảng viên, sinh viên dễ dàng trao đổi
3.2.5.1. Mục tiêu cải thiện điều kiện, phương tiện học tập
Cải thiện điều kiện, phương tiện học tập có mục tiêu là giúp cho việc thực hiện quản lý học tập theo học chế tín chỉ được thuận lợi hơn khi thực hiện trao đổi thông tin giữa người dạy và ngưởi học.
3.2.5.2. Yêu cầu của việc cải thiện điều kiện, phương tiện học tập
Cải thiện điều kiện, phương tiện học tập có yêu cầu quan trọng nhất là nâng cao ý thức trách nhiệm của các bộ phận quản lý trang thiết bị dạy học và của các giảng viên, sinh viên sử dụng các trang thiết bị phục vụ dạy học.
3.2.5.3. Nội dung cùa việc cải thiện điều kiện, phương tiện học tập
Các nội dung cơ bản cùa việc cải thiện điều kiện, phương tiện học tập là
- Phân công công tác trực các phòng học có trang bị các thiết bị dạy học hiện đại và có
các nội dung yêu cầu quản lý trang thiết bị được dán ở các phòng học;
- Bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý các trang thiết bị dạy học cho các nhân viên phục
vụ công tác chuẩn bị học tập cho sinh viên;
- Tổ chức quản lý thư viện để có nguồn tư liệu tham khảo cho sinh viên nhất là thư
viện điện tử.
* Để cải thiện điều kiện, phương tiện học tập xin được đề xuất một số biện pháp như
sau :
- Theo dõi thường xuyên các trang thiết bị phục vụ dạy học ở các lớp học để thay đổi
kịp thời khi có yêu cầu của giảng viên;
- Nâng cấp kịp thời các trang thiết bị phục vụ dạy học ở các lớp;
- Nâng cấp thư viện, thường xuyên bổ sung sách, tài liệu tham khảo mới.
3.2.6. Phát triển chương trình học
3.2.6.1. Mục tiêu phát triển chương trình học
Phát triển chương trình học có mục tiêu là giúp cho công tác giảng dạy của giảng viên được chuẩn bị chu đáo hơn và hoạt động học tập của sinh viên được tích cực hơn vì chương trình đào tạo được đổi mới thường xuyên.
3.2.6.2. Yêu cầu của phát triển chương trình học
Phát triển chương trình học có yêu cầu là thường xuyên bổ sung các mục tiêu dạy học, nội dung dạy học mới cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của
đất nước.
Phát triển chương trình học có các nội dung cơ bản như:
- Bổ sung các mục tiêu dạy học theo yêu cầu phát triển của ngành Giáo dục và đào tạo
và yêu cầu của các địa phương;
- Phát triển nội dung dạy học nhất là các môn học tự chọn để sinh viên có nhiều hứng
thú hơn đối với nghề nghiệp đã chọn.
* Để phát triển chương trình học xin được đề xuất một số biện pháp sau :
- Thường xuyên bổ sung các mục tiêu dạy học theo yêu cầu phát triển của ngành Giáo
dục và đào tạo .
- Thường xuyên phát triển nội dung dạy học mới cho phù hợp với mục tiêu đào tạo của
Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và mục tiêu phát triển của ngành Giáo
dục và đào tạo .
3.2.7. Đổi mới phương pháp dạy học
3.2.7.1. Mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học là nhằm giúp giảng viên thực hiện công tác giảng dạy được thuận lợi hơn, phù hợp hơn với yêu cầu đổi mới giáo dục đại học và cũng giúp cho
sinh viên tích cực hơn trong hoạt động học tập của mình.
3.2.7.2. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học có các yêu cầu cần thiết như: giảng viên được bồi dưỡng các phương pháp dạy học tích cực; có chính sách khuyến khích giảng viên đổi mới phương pháp dạy học.
3.2.7.3. Nội dung đổi mới phương pháp dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học có các nội dung cơ bản sau:
- Giảng viên được thông tin về các phương pháp dạy học tích cực mới được áp dụng
thành công ở các trường đại học;
- Tổ chức các hoạt động học tập kinh nghiệm lẫn nhau giữa các giảng viên trong cùng
một khoa, tổ bộ môn.
* Để đổi mới phương pháp dạy học xin được đề xuất một số biện pháp sau :
- Thường xuyên tổ chức hội thảo hoặc mời chuyên gia báo cáo về các phương pháp
dạy học tích cực mới được áp dụng thành công;
- Có chính sách khuyến khích giảng viên đổi mới phương pháp dạy học;
3.2.8.1. Mục tiêu của việc đổi mới kiểm tra đánh giá
Đổi mới kiểm tra đánh giá có mục đích là nhằm giúp cho sinh viên tích cực hơn trong hoạt động học tập của mình và giảng viên thực hiện công tác giảng dạy được thuận lợi hơn và có hiệu quả hơn.
3.2.8.2. Yêu cầu của việc đổi mới kiểm tra đánh giá
Việc đổi mới kiểm tra đánh giá có yêu cầu cơ bản nhất là đa dạng hóa hình thức đánh giá trong một môn học.
3.2.8.3. Nội dung của đổi mới kiểm tra đánh giá
Việc đổi mới kiểm tra đánh giá có các nội dung cơ bản như:
- Thay đổi cách đánh giá môn học để sinh viên có được nhiều kỹ năng thực hiện công
tác kiểm tra – đánh giá của mình sau khi được tốt nghiệp đại học và được tuyển dụng;
- Áp dụng các hình thức kiểm tra – đánh giá mới hoặc hình thức kiểm tra – đánh giá
tổng hợp các loại hình kiểm tra trước đây.
* Để đổi mới kiểm tra đánh giá xin được đề xuất một số biện pháp sau :
- Tổ chức hội thảo hoặc mời chuyên gia báo cáo về các cách kiểm tra - đánh giá mới;
- Áp dụng đa dạng hóa hình thức đánh giá trong một môn học, một học phần để sinh
viên tích cực học tập hơn;
- Thay đổi cách đánh giá môn học theo định kỳ để sinh viên có thái độ học tâp tích
cực hơn .
3.2.9. Tăng cường phối hợp quản lý
3.2.9.1. Mục tiêu của việc tăng cường phối hợp quản lý
Tăng cường phối hợp quản lý có mục tiêu là nhằm giúp cho công tác quản lý hoạt động dạy học được đồng bộ ở các cấp quản lý trong nhà trường.
3.2.9.2. Yêu cầu của công tác tăng cường phối hợp quản lý
Tăng cường phối hợp quản lý có yêu cầu cơ bản nhất là phải có sự thống nhất quản lý ở các cấp trong nhà Trường từ cấp quản lý ở khoa cho đến cấp quản lý
ở Trường.
3.2.9.3. Nội dung của việc tăng cường phối hợp quản lý
Tăng cường phối hợp quản lý có các nội dung cơ bản như sau:
- Ở cấp khoa tăng cường sự phối hợp của trợ lý giáo vụ, thư ký giáo vụ, trợ lý tổ chức
- Ở cấp trường tăng cường sự phối hợp của phòng thanh tra đào tạo với phòng đào tạo
trong việc quản lý giờ lên lớp của giảng viên và sinh viên.
* Để tăng cường phối hợp quản lý giữa các khoa và phòng đào tạo thông qua đội ngũ
chuyên trách của phòng đào tạo, cố vấn học tập và trợ lý giáo vụ ở các khoa xin được đề xuất một số biện pháp sau :
- CVHT các lớp tăng cường tuyên truyền trách nhiệm học tập cho sinh viên;
- Ban chủ nhiệm khoa họp định kỳ với các cố vấn học tập để nắm tình hình học tập
của sinh viên ở các lớp;
- Phòng thanh tra đào tạo của Trường phối hợp với các khoa, với phòng đào tạo để
nắm tình hình lên lớp của giảng viên;
- Ban Giám hiệu họp định kỳ với các khoa, với phòng đào tạo để nắm tình hình học
tập của sinh viên ở các lớp.
3.2.10. Biện pháp quản lý hoạt động củacố vấn học tập
3.2.10.1. Mục tiêu của việc quản lý hoạt động của cố vấn học tập
Quản lý hoạt động của cố vấn học tập có mục tiêu là nhằm giúp cho công tác quản lý
hoạt động dạy học được sâu sát hơn ở các cấp độ quản lý từ các khoa trong Trường đại học.
3.2.10.2. Yêu cầu của việc quản lý hoạt động của cố vấn học tập
Quản lý hoạt động của cố vấn học tập ở các lớp có yêu cầu cơ bản nhất là phải giúp cho đội ngũ cố vấn học tập ở các khoa thấy được trách nhiệm của mình trong công tác tư vấn và định hướng kế hoạch học tập cho sinh viên theo hướng tích cực hóa người học trong việc đào tạo tại Trường đại học.
3.2.10.3. Nội dung của việc quản lý hoạt động của cố vấn học tập
Quản lý hoạt động của cố vấn học tập có các nội dung cơ bản như sau:
- Ở các khoa tăng cường sự phối hợp của trợ lý giáo vụ, thư ký giáo vụ, trợ lý tổ
chức và các cố vấn học tập;
- Ở cấp trường tăng cường sự phối hợp của phòng đào tạo và các cố vấn học tập
trong việc quản lý giờ lên lớp của giảng viên và sinh viên và trong việc chọn các môn học
của sinh viên.
* Để quản lý hoạt động của cố vấn học tập ở các khoa có kết quả tốt xin được đề xuất
- Các khoa sau khi chọn cố vấn học tập cho lớp thì ban chủ nhiệm khoa nêu rõ trách nhiệm của họ và cung cấp cho cố vấn học tập các nội dung như: chương trình đào tạo, nội dung đào tạo;
- Ban chủ nhiệm khoa họp định kỳ với các cố vấn học tập để nắm tình hình học tập
của sinh viên ở các lớp;
- Ban Giám hiệu họp định kỳ với cố vấn học tập ở các khoa trong Trường để nắm
tình hình học tập của sinh viên ở các lớp;
- Các cố vấn học tập phải có sự phối hợp quản lý để thể hiện sự thống nhất trong
cách quản lý sinh viên.
3.3. Trưng cầu ý kiến về tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp
Từ việc xác định các cơ sở khoa học của các biện pháp đề xuất được phân tích ở các phần 3.1 và 3.2. tác giả đã thiết kế phiếu trưng cầu ý kiến các chuyên gia. Phiếu trưng cầu ý kiến 20 chuyên gia với: 4 ý kiến của ban giám hiệu; 6 ý kiến của các trưởng phòng, phó
trưởng phòng ban có liên quan đến việc quản lý hoạt động học tập của sinh viên như: phòng
đào tạo, phòng thanh tra đào tạo, phòng công tác chính trị và quản lý sinh viên; 10 ý kiến của các trưởng khoa, phó trưởng khoa và ở cả 4 khối: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn, ngoại ngữ và đặc thù.
Mỗi câu hỏi ở phiếu trưng cầu ý kiên nghiên cứu ở 2 lĩnh vực:
- Tính cấp thiết của biện pháp nghiên cứu với 4 mức độ: không cần thiết ; ít cần
thiết; cần thiết; rất cần thiết.
- Nghiên cứu tính khả thi của biện pháp: có 4 mức độ: không khả thi; khả thi ít; khả
thi; rất khả thi.
Mỗi câu hỏi đo theo các chỉ số trung bình cộng (Mean viết tắt trong các bảng mô tả là TB) và độ lệch tiêu chuẩn (viết tắt là ĐLTC) với các mức sau:
Mức Mean (TB) Tính cấp thiết của biện
pháp thực hiện
Tính khả thi của biện pháp thực hiện
1 Từ 1,00 đến 1,49 Không cần thiết Không khả thi
2 Từ 1,5 đến 2,49 Ít cần thiết Khả thi ít
3 Từ 2,5 đến 3,49 Cần thiết Khả thi
4 Từ 3,5 đến 4,00 Rất cần thiết Rất khả thi
Qua nghiên cứu từ việc trưng cầu ý kiến chuyên gia là các cán bộ quản lý các cấp của trường ĐHSPTPHCM, với các thống kê được thể hiện ở các bảng sau đây:
Bảng 3.1. Biện pháp tác động vào nhận thức của giảng viên
TT Nội dung Sự cần thiết Mức độ khả thi
TB ĐLTC TB ĐLTC
1.1 Giúp cho GV nắm vững yêu cầu về môn
học khi thực hiện giảng dạy
3.20 1.105 2.95 0.686
1.2 Giúp cho GV có được thông báo trước về
tình hình lớp học
3.40 0.681 2.90 0.788
1.3 Giúp cho GV ý thức được tầm quan
trọng của môn học khi thực hiện dạy học
3.10 1.119 3.05 0.826
Qua bảng thống kê nghiên cứu các biện pháp tác động vào nhận thức của giảng viên trong các công việc giúp cho GV như: nắm vững yêu cầu về môn học khi thực hiện giảng dạy, có được thông báo trước về tình hình lớp học, ý thức được tầm quan trọng của môn học khi thực hiện dạy học với ý kiến của các nhà quản lý từ cấp khoa đến trường đều cho giá trị trung bình nằm trong khoản từ 2.50 đến 3.49 nghĩa là cần thiết phải thực hiện các biện pháp tác động vào nhận thức của GV và đánh giá 3 biện pháp thực hiện được đề xuất trên là có tính khả thi trong việc thực hiện kế hoạch đào tạo.
Bảng 3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên
TT Nội dung Sự cần thiết Mức độ khả thi
TB ĐLTC TB ĐLTC
2.1 Phổ biến quy chế đào tạo theo học chế tín
chỉ cho GV
3.60 0.598 3.30 0.571
2.2 Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phương
pháp dạy học đại học cho GV
3.60 0.503 3.20 0.616
2.3 Tăng cường sinh hoạt tổ chuyên môn 3.65 0.489 3.00 0.795
2.4 Hỗ trợ nghiên cứu khoa học, xuất bản tạp
chí, xuất bản SGK
3.60 0.503 2.90 0.718
2.5 Xây dựng trung tâm hỗ trợ phát triển năng
lực cho GV
3.15 0.671 2.50 0.688
Cũng từ bảng thống kê nghiên cứu các biện phápphát triển đội ngũ giảng viên với ý kiến của các nhà quản lý của Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh cho giá trị trung bình có đến 5/6 giá trị > 3.49 điều này nói lên mức độ rất cần thiết của các biện pháp như: phổ biến quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ cho GV; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp
vụ, phương pháp dạy học đại học cho GV; tăng cường sinh hoạt tổ chuyên môn; hỗ trợ