Quản lý hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN lý HOẠT ĐỘNG học tập THEO học CHẾ tín CHỈ tại TRƯỜNG đại học sư PHẠM THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 27 - 29)

1 .2.3 Quản lý trường học

1.4.3. Quản lý hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp

1.4.3.1. Khái niệm về hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp

Hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp là bộ phận của quá trình đào tạo ở nhà trường đại học, đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học ở trên lớp - là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực hành, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động.

* Hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp bao gồm:

- Hoạt động xã hội - chính trị - nhân đạo.

- Hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao, vui chơi giải trí.

- Hoạt động ngoại khoá, câu lạc bộ.

- Hoạt động tham quan, du lịch.

- Hoạt động thực tế giáo dục và thực tập sư phạm.

1.4.3.2. Quản lý hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp

* Mục tiêu của hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp ở trường đại học

Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc, biết tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại, củng cố và mở rộng kiến thức đã học trên lớp, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, có ý thức về nghề nghiệp

đã chọn.

Củng cố vững chắc các kỹ năng cơ bản được rèn luyện từ việc tiếp thu kiến thức ở trên lớp để trên cơ sở đó tiếp tục hình thành và phát triển các năng lực chủ yếu như: năng lực tự hoàn thiện, năng lực thích ứng, giao tiếp, chính trị-xã hội, quản lý…Có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân, đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái của bản thân và của người khác, biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống.

* Phương pháp tổ chức hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp

Phương pháp tổ chức hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp phải phù hợp với trình độ, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên và đặc điểm, điều kiện của nhà trường, của địa

phương, đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Vì vậy, phương pháp tổ chức hoạt động phải rất linh hoạt, cần điều chỉnh và thay đổi nội dung và hình thức hoạt động sao

cho thích ứng được với SV, với giáo viên hướng dẫn và phù hợp với điều kiện cho phép.

Hơn nữa phải khai thác và phát huy được tiềm năng của gia đình, các lực lượng xã hội, các tổ chức đoàn thể tham gia vào việc tổ chức hoạt động cho sinh viên.

Trong quá trình tổ chức hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp có nhiều phương pháp để áp dụng như:

Thảo luận nhóm: thường được sử dụng các hình thức hoạt động như: thi theo chủ đề, thi giải quyết tình huống, tạo điều kiện để SV có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan đến tập thể. Phương pháp thảo luận nhóm có vai trò vô cùng quan trọng, nó có tác dụng phát huy tính tích cực của SV trong quá trình hoạt động, rèn luyện đồng thời còn phát huy trí tuệ tập thể.

Giao nhiệm vụ: thường được thực hiện trong hoạt động về nhiệm vụ mà sinh viên được tổ, lớp giao cho. Giao nhiệm vụ là tạo cơ hội để sinh viên có thể bộc lộ thể nghiệm những khả năng ứng xử của mình.

Đóng vai: thường được thực hiện trong việc trình bày các tiểu phẩm, các đoạn kịch

ngắn giúp sinh viên thực hành, “ làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong tình huống giả

định. Phương pháp đóng vai giúp sinh viên phát huy tinh chủ động, độc lập, sáng tạo, phát huy trí thông minh, hình thành và rèn luyện kỹ năng giao tiếp, phương pháp đóng vai còn

giúp sinh viên rèn luyện và thử nghiệm các tình huống sư phạm.

Giải quyết vấn đề: được vận dụng khi sinh viên phải phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tương, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động tập thể. Phương pháp giải quyết vấn đề giúp sinh viên phát triển năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, rèn luyện kỹ năng ứng xử, kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói đồng thời giúp sinh viên tự hoàn thiện nhân cách của của mình.

Trò chơi: là tổ chức cho sinh viên tìm hiểu một vấn đề hay thực hiện những hành động, việc làm hoặc hình thành thái độ thông qua một số trò chơi nào đó. Phương pháp trò chơi giúp sinh viên có điều kiện thể hiện khả năng của mình trong một lĩnh vực nào đó của đời sống tập thể ở nhà trường cũng như ở cộng đồng.

Hoạt động nhóm nhỏ: tương tự như thảo luận nhóm nhưng có điểm khác ở chỗ SV phải thực hiện một số bài tập cụ thể hơn là thảo luận đề tài.

Diễn đàn: là hình thức tổ chức hoạt động để sinh viên được bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình, được tranh luận về những vấn đề có liên quan đến nghề nghiệp. Diễn đàn như một sân chơi tạo cơ hội cho nhiều sinh viên có thể tự do nêu lên những ý nghĩ của mình, được tranh luận một cách trực tiếp với bạn bè.

Thực tế giáo dục là hình thức tổ chức cho sinh viên tham quan mô hình giáo dục đang có những thành tích trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh

Thực tập sư phạm là hình thức tổ chức cho sinh viên làm quen với ngành nghề sư phạm. SV được tham gia quản lý học sinh, được giảng dạy các môn học được đào tạo tại trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh .

* Quản lý hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp

Để thực hiện tốt công tác quản lý về mục tiêu và phương pháp hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp của ban chủ nhiệm các khoa cần có sự chỉ đạo cho các cố vấn học tập, trợ lý giáo vụ và các giảng viên phụ trách công tác thực tế, thực tập của các khoa phối hợp với các tổ bộ môn lên kế hoạch ngay từ đầu niên học để chủ động trong việc kết hợp giữa hình thức học trên lớp và ngoài giờ lên lớp.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN lý HOẠT ĐỘNG học tập THEO học CHẾ tín CHỈ tại TRƯỜNG đại học sư PHẠM THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)