Cơ sở vật chất và môi trường giáo dục

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN lý HOẠT ĐỘNG học tập THEO học CHẾ tín CHỈ tại TRƯỜNG đại học sư PHẠM THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 38 - 40)

1 .2.3 Quản lý trường học

2.1.5.Cơ sở vật chất và môi trường giáo dục

2.1.5.1. Đất đai

Trường hiện có 5 cơ sở, diện tích: 6.49 ha. Trong đó chia ra:

- 280 An Dương Vương Quận 5 là cơ sở đào tạo chính, rộng 3.39 ha.

- 222 Lê Văn Sĩ Quận 3 – cơ sở đào tạo thứ hai, rộng 0.52 ha.

- 351 Lạc Long Quân Quận 11 – cơ sở nội trú sinh viên, rộng 0.86 ha.

- Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Thuận An (tỉnh Bình Dương) 1.65 ha.

2.1.5.3. Phòng thí nghiệm và thiết bị thí nghiệm

Trường hiện có 42 phòng thí nghiệm, máy móc nhìn chung thiếu và cũ. Trong tương lai cần phát triển thêm cả về số lượng lẫn chất lượng.

2.1.5.4. Thư viện

Gồm hai thư viện chính, tổng diện tích 1.876 m2, phòng đọc có thể phục vụ 400 người.

Thư viện thiếu ánh sáng, chật hẹp, không đủ chỗ để phục vụ số cán bộ và sinh viên.

2.1.5.5. Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm

Nhà xuất bản trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minhlo các khâu về tổ chức,

biên soạn, biên tập, xuất bản và phát hành các giáo trình, tài liệu tham khảo. Quản lý các hoạt động in ấn và phát hành sách, tài liệu, giáo trình phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.

Về cơ sở vật chất: có 4 máy in siêu tốc, 6 máy vi tính, 3 máy laser, 2 máy cắt, 2 máy photo và các máy in typo cũ đang chờ thanh lý. Cơ sở máy móc này chỉ đủ cho việc phục vụ công tác hành chính văn phòng và quy mô đào tạo nhỏ.

2.1.5.6. Tài chính

Từ năm 2003, được sự quan tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trườngĐại học Sư phạm

thành phố Hồ Chí Minh được đầu tư tài chính nhiều hơn. Nguồn kinh phí đầu tư trong xây

dựng cơ bản, trong các chương trình mục tiêu, dự án đại học, chương trình sư phạm đã giúp Trường cải thiện đáng kể các điều kiện về lớp học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm.

Với những thay đổi trong quản lý và phân phối các nguồn tài chính ở cấp vĩ mô, Trường đã xây dựng được các định mức thu chi nhằm đáp ứng sự đổi mới quản lý tài chính theo hướng hiệu quả, chủ động. Nhiều hoạt động học tập, nghiên cứu, thực tập đã được

nâng lên một mức cao hơn so với những năm trước đó. Tuy nhiên, nguồn tài chính đầu tư

nhà nước và các nguồn khác vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng trường Đại học Sư

phạm thành phố Hồ Chí Minh xứng đáng với vai trò một Trường Sư phạm Trọng điểm, đặc biệt là trong xây dựng cơ bản.

2.1.5.7. Đánh giá về cơ sở vật chất và môi trường giáo dục

Nhìn chung, cơ sở vật chất của Trường có một số nhược điểm sau:

- Cơ sở hiện có nhỏ, phân tán, việc quản lý giữa các cơ sở gặp nhiều khó khăn.

- Phòng học phân tán, chắp vá, nhỏ bé, không phù hợp với quy mô của Trường Đại học

Sư phạm trọng điểm. Nhiều phòng học xuống cấp vì đã được xây dựng quá lâu, cần được tu bổ, cải tạo. Phòng thí nghiệm còn thiếu, trang thiết bị còn lạc hậu

- Khu giảng dạy, học tập còn xen kẽ với khu nhà ở cán bộ, tác động không tốt đến môi trường sư phạm.

- Khả năng tiếp nhận của ký túc xá sinh viên hiện nay chỉ đủ đáp ứng 1.500 chỗ với

điều kiện sinh hoạt 8 sinh viên/phòng, diện tích bình quân 3.2 m2/SV ngoài giường tầng và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bóng đèn, chưa có một tiện nghi nào khác.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN lý HOẠT ĐỘNG học tập THEO học CHẾ tín CHỈ tại TRƯỜNG đại học sư PHẠM THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 38 - 40)