Quản lý hoạt động học tập trên lớp

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN lý HOẠT ĐỘNG học tập THEO học CHẾ tín CHỈ tại TRƯỜNG đại học sư PHẠM THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 25 - 27)

1 .2.3 Quản lý trường học

1.4.2.Quản lý hoạt động học tập trên lớp

Việc dạy và học ở trên lớp quyết định đến chất lượng dạy học, việc lập kế hoạch bài dạy và chuẩn bị bài dạy trước khi lên lớp rất cần thiết cho hoạt động dạy học trên lớp. Ngoài

việc thực hiện những điều đã được chuẩn bị trước, người dạy còn phải linh hoạt để giải quyết các tình huống sư phạm xảy ra trong quá trình

lên lớp.

Việc giảng dạy ở đại học với đối tượng là sinh viên có năng lực tự học, tự nghiên cứu nên đòi hỏi giảng viên phải chuẩn bị trước các tình huống dạy học nhiều hơn nhất là bây giờ là thời đại của thông tin nên sinh viên có nhiều nguồn tư liệu có thể hỏi giảng viên bất kỳ

lúc nào khi đang lên lớp.

Dựa trên các quy chế, quy định về thực hiện các hoạt động trên lớp như: điểm danh, bài tập nhóm, bài tập cá nhân, bài thảo luận, xemina…, người giảng viên có trách nhiệm tạo không khí thu hút sinh viên hăng hái, say mê đến lớp. Nhiệm vụ của giảng viên không chỉ thuyết trình những kiến thức đơn thuần mà phải thổi hồn vào bài giảng thông qua diễn giảng có chủ đề để thu hút người học.

Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, đơn vị đo lường khối lượng học tập của sinh viên được tính là tín chỉ. Mỗi học kỳ sinh viên đại học phải tích lũy từ 14 đến 28 tín chỉ.

Để chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã quy định chuyển đổi chương trình đào tạo theo niên chế sang chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ theo tỷ lệ: 1,5 đơn vị học trình quy đổi thành 1 tín chỉ, tức là 22,5 tiết lên lớp trong đào tạo theo niên chế thì chỉ còn 12 tiết lên lớp cộng với hoặc 6 tiết thực hành hay 6 tiết bài tập hoặc 9 tiết thảo luận trong đào tạo theo tín chỉ. Việc này đòi hỏi giảng viên phải thay đổi phương

pháp truyền đạt cho phù hợp với yêu cầu mới.

Việc thực hiện truyền đạt thông tin một chiều từ giảng viên đến sinh viên không còn phù hợp nữa.Việc rút ngắn thời gian lên lớp mà khối lượng kiến thức không thay đổi nên buộc giảng viên một mặt phải vận dụng tính tích cực của các phương pháp củ, mặt khác phải đổi mới phương pháp dạy học như: sinh viên phải tự học trước ở nhà theo các đường line do giảng viên cung cấp, sinh viên phải tự học ngay trên lớp theo phương châm: “ Giảng

– dạy là học - hiểu ” dưới sự hướng dẫn về mặt phương pháp của giảng viên.

Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, đối với sinh viên việc tự học là vấn đề then chốt để đạt đến thành công, sinh viên phải tự học ngay trên lớp. Lên lớp là phải làm việc thật sự nghiêm túc. Muốn tự học được trên lớp có hiệu qủa thì sinh viên phải tự học trước ở nhà,

sinh viên không chỉ đọc tài liệu mà còn phải tra cứu trên mạng internet những vấn đề thông

tin do giảng viên cung cấp. Sinh viên học ở trên lớp phải có sự ghi chép tích cực, hăng hái phát biểu, tích cực tìm hiểu.

Việc thảo luận nhóm rất quan trọng, qua thảo luận nhóm, sinh viên phát hiện được những vấn đề mình còn thiếu sót để tự bổ sung, những vấn đề đã nắm bắt được qua thảo luận nhóm sẽ khắc sâu kiến thức hơn cho sinh viên.

Vì thế quản lý hoạt động dạy học ở nhà trường chính là quản lý việc thực hiện hai yếu tố là hoạt động dạy và hoạt động học.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN lý HOẠT ĐỘNG học tập THEO học CHẾ tín CHỈ tại TRƯỜNG đại học sư PHẠM THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 25 - 27)