Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN lý HOẠT ĐỘNG học tập THEO học CHẾ tín CHỈ tại TRƯỜNG đại học sư PHẠM THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 32 - 34)

1 .2.3 Quản lý trường học

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển

2.1.1.1. Sơ lược lịch sử của trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm 1976 theo

Quyết định số 426/TTg ngày 27/10/1976 của Thủ tướng Chính phủ. Tiền thân của Trường là Đại học Sư phạm Quốc gia Sài Gòn được thành lập năm 1957. Đến nay, Trường đã trải

qua 37 năm (tính từ năm 1976) xây dựng và phát triển.

So với lịch sử của một Trường Đại học, thời gian ấy chưa nhiều nhưng Trường đã đạt được những thành tích đáng tự hào, thực sự trở thành Trường Đại học Sư phạm đầu đàn, nồng cốt và trọng điểm cho các tỉnh thành phía Nam đất nước, đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. 37 năm qua, Trường đã đào tạo 67.692, trong đó có 54.024 sinh viên chính qui, gần 16.000 sinh viên chuyên tu, tại chức, gần 2000 học viên sau đại học, hàng trăm lưu học sinh nước ngoài, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên cho 33.800 Giáo viên của các địa phương; hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với hơn 50 trường đại học trên thế giới. Trường đã được chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba vào năm 1986, Huân chương Lao động hạng nhất vào năm 1996, Huân chương Độc lập hạng 3 vào năm 2007 và được Bộ Giáo dục và đào tạo, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Uỷ ban nhân dân nhiều tỉnh thành phía Nam tặng nhiều Bằng khen cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, phong trào, đoàn thể.

Trong thời kỳ mới, thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, thời kỳ hội nhập

Quốc tế, Đảng và Nhà nước coi giáo dục là “Quốc sách hàng đầu”, vai trò và vị trí của

ngành giáo dục nói chung, của Trường Đại học Sư phạm nói riêng càng được nâng lên; do đó nhiệm vụ của ngành cũng như của Trường càng to lớn và nặng nề hơn.

2.1.1.2 Tuyên bố Sứ mạng

Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh là trường đại học sư phạm trọng

điểm Quốc gia, đào tạo đại học, sau đại học, tổ chức nghiên cứu về giáo dục và các ngành khoa học khác để phục vụ tốt nhu cầu đào tạo giáo viên chất lượng cao, nhu cầu nghiên cứu

đạt trình độ tiên tiến, phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh thành phía Nam và cả nước.

2.1.1.3 Mục tiêu phát triển

- Xây dựng TrườngĐại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh trở thành một trung tâm

đào tạo đại học và sau đại học chuẩn mực, chất lượng cao, trước hết là đào tạo giáo viên và những nhà giáo dục có phẩm chất của người thầy, nắm vững tri thức chuyên môn, có khả năng hoạt động giáo dục, giảng dạy và học tập suốt đời.

- Xây dựng TrườngĐại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh trở thành một trung tâm

nghiên cứu khoa học và công nghệ tiên tiến; đặc biệt mạnh về nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và truyền thông trong lĩnh vực giáo dục, góp phần quan trọng vào việc giải quyết những vấn đề khoa học và thực tiễn của giáo dục các bậc học, ngành học của các địa phương nói riêng và của nền giáo dục quốc dân nói chung.

- Xây dựng TrườngĐại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh thành một môi trường

mở về tri thức, gắn nghiên cứu khoa học và đào tạo với phục vụ cộng đồng, có quan hệ quốc tế rộng rãi, giữ vai trò nòng cốt và đầu tàu trong quan hệ với các trường sư phạm và cơ sở đào tạo giáo viên ở phía Nam, trở thành cơ sở, đầu mối về chuyên môn nghiệp vụ của các sở giáo dục và đào tạo, các trường sư phạm và trường phổ thông trong việc nghiên cứu giáo dục và khoa học sư phạm, nâng cao nghiệp vụ, đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, học tập.

- Xây dựng TrườngĐại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh thành một cơ sở đào tạo

và nghiên cứu khoa học có hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra môi trường sư phạm tốt nhất cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu, từng bước xây dựng trường trở thành một trong những trung tâm giáo dục tầm cỡ khu vực và quốc tế.

2.1.1.4. Nhiệm vụ

- Đào tạo giáo viên và cán bộ (khoa học) có trình độ đại học chuẩn mực chất lượng

cao cho tất cả các ngành học nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho các trường giáo dục chuyên biệt và các trường sư phạm.

- Đào tạo những người có trình độ sau đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) chuẩn mực, chất lượng cao các ngành chuyên môn để bổ sung và tăng cường đội ngũ cán bộ của Trường, đồng thời cung cấp cán bộ nòng cốt và giảng viên cho các cơ quan nghiên cứu, quản lý giáo dục, các trường sư phạm và phổ thông cũng như góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trình độ cao cho xã hội.

- Đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyênvề chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ và giáo viên các cấp, kể cả các trường chuyên biệt, nhằm tạo điều kiện cho các nhà quản lý giáo dục và các giảng viên nâng cao trình độ, tiếp cận được kinh nghiệm tiên tiến nhất trong việc tổ chức giảng dạy và học tập ở nhà trường.

- Đa dạng hóa các hình thức và ngành nghề đào tạo nhằm phục vụ rộng rãi nhu cầu

phát triển nguồn nhân lực trình độ cao của xã hội.

- Nghiên cứu các vấn đề khoa học và công nghệnhằm nâng cao trình độ chuyên môn

của giảng viên và chất lượng đào tạo, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội - văn hóa của đất nước, đặc biệt là của các tỉnh, thành phía Nam.

- Nghiên cứucác vấn đề lý thuyết và thực tiễn của khoa học giáo dục và sư phạm nhằm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

góp phần xây dựng chính sách giáo dục của nhà nước để giải quyết các vấn đề do thực tế dạy và học ở địa phương đặt ra. Chủ trì, tích cực tham gia việc xây dựng chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy ở các bậc học.

- Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tếvới các Trường đại học có ngành Sư phạm và các

tổ chức nghiên cứu giáo dục hay khoa học nói chung của các nước nhằm trao đổi những kinh nghiệm tiên tiến về phát triển giáo dục, đồng thời tạo cơ hội để bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên.

- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại đáp ứng việc áp dụng phương pháp dạy và

học tiên tiến, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của Trường.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN lý HOẠT ĐỘNG học tập THEO học CHẾ tín CHỈ tại TRƯỜNG đại học sư PHẠM THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 32 - 34)