Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh phương duy (Trang 62 - 68)

Sử dụng hiệu quả vốn không chỉ là nhiệm vụ trước mắt mà còn là nhiệm vụ lâu dài, là một trong những nhiệm vụ cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty cần duy trì lượng vốn bằng tiền mặt phù hợp với tình hình thực tế, tránh ứ đọng quá nhiều. Hạn chế tối đa các khoản phải thu đặc biệt là các khoản phải thu khách hàng làm cho lượng vốn bị chiếm dụng tăng lên. Hạn chế đến mức thấp nhất hàng tồn kho, nó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Đẩy nhanh tiến độ sản xuất tránh tình trạng ứđọng vốn và tránh lãng phí trong quá trình sản xuất bằng cách sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiết kiệm thời gian từ đó có thểđưa sản phẩm ra thị trường một cách nhanh nhất.

Bên cạnh việc hạn chếứ đọng vốn thì sự phân bổ hợp lý giữa các nguồn vốn khác nhau cũng giúp tăng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Mặc dù vay nợ nhiều hơn sẽ tăng cao nguy cơ về khó khăn tài chính nhưng với khả năng thanh toán của Công ty hiện nay là khá tốt, tình hình xuất khẩu diễn ra đều đặn

và sản phẩm vẫn trong giai đoạn phát triển nên nhu cầu vẫn ở mức cao, do đó rủi ro từ việc sử dụng tỷ lệ nợ sẽ không lớn. Mặt khác, tỷ lệ nợ trên tài sản của Công ty vẫn còn thấp hơn trung bình ngành nên việc tăng sử dụng nợ sẽ góp phần giúp Công ty cải thiện khả năng sinh lời. Do đó, điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư của Công ty theo hướng tăng dần tỷ trọng nợ phải trả giảm dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn kinh doanh đến một mức cân đối. Có như vậy mới cân đối cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty để vừa có thể hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro xảy ra trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế vừa có thể tăng hiệu quả sử dụng vốn của việc tận dụng khoản tiết kiệm thuế từ vốn vay. Bên cạnh các khoản vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động, Công ty nên sử dụng khoản vay dài hạn để tài trợ cho công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm, Công ty có thể sử dụng các gói cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ngân hàng lớn như BIDV, Sacombank, ACB… nhằm tiết kiệm chi phí lãi vay.

5.2.6 Kiểm soát chi phí

Chi phí của Công ty là cơ sởđể định giá các mặt hàng kinh doanh. Công ty muốn đề ra được một mức giá có thể trang trải cho mọi phí tổn về mua hàng, phân phối bán sản phẩm… và cả một tỷ lệ lãi hợp lý cho những nổ lực và rủi ro của Công ty thì phải xem xét cẩn thận các chi phí của mình. Nếu chi phí của Công ty cao hơn chi phí của những đối thủ cạnh tranh thì khi bán một mặt hàng tương đương, Công ty sẽ phải đề ra một mức giá cao hơn đối thủ cạnh tranh hoặc thu lãi ích hơn và phải ở vào thế bất lợi về cạnh tranh. Để có thể kiểm soát chi phí tốt thì Công ty có thể thực hiện một số biện pháp:

- Xây dựng kế hoạch chi phí cụ thể, có quy định về khoản định mức, khen thưởng các bộ phận tiết kiệm và ngược lại, quản lý chặt chẽ tình hình kế hoạch để hạn chế mức chi phí phát sinh từ giá vốn hàng bán như là tận dụng và tiết kiệm nguồn nguyên liệu để tạo ra sản phẩm một cách hợp lý, đồng thời phải thường xuyên theo dõi giá cả thị trường để kịp thời đối phó với những thay đổi như hiện nay.

- Kiểm soát chi phí giá vốn hàng bán bằng cách tiết kiệm chi phí trong việc mua hàng, khi mua nguyên liệu Công ty nên có kế hoạch thu mua rõ ràng theo yêu cầu sản xuất, với giá cả hợp lý, phải kiểm tra số lượng lẫn chất lượng nguồn nguyên liệu nhập kho tốt nhất. Quan trọng là Công ty phải luôn chủ động trong việc tìm kiếm, khai thác nguồn nguyên liệu đầu vào để khi gặp phải nhưng cơn sốt giá xảy ra.

- Tăng cường kiểm tra hàng tháng tình hình chi phí của Công ty, nhằm phát huy những chi phí tăng bất thường để có những biện pháp giảm thiểu những chi phí không cần thiết. Vì vậy Công ty cần phải có biện pháp cắt giảm chi phí đó bằng cách sử dụng hiệu quả nhất phương tiện vận chuyển, không nên sử dụng lãng phí sai mục đích.

5.2.7 Một số giải pháp khác

Để duy trì hoạt động kinh doanh trong dài hạn, Công ty đã đặt nhân tố con người lên vấn đề hàng đầu, tiếp thu bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật, công nhân viên ngày càng giỏi, nâng cao trình độ chuyên môn của từng người, có chếđộ

khen phạt kịp thời thỏa đáng để khuyến khích tinh thần làm việc của công nhân viên góp phần làm tăng nâng suất lao động. Thông qua việc đào tạo lại, đào tạo mới những nhân viên sẵn có và những nhân viên mới, qua việc đào tạo và bồi dưỡng sẽ khuyến khích họ gắn bó và có trách nhiệm với Công ty hơn, thường xuyên đôn đốc và kiểm tra công việc của nhân viên, thông qua hiệu quảđạt được của từng bộ phận trong Công ty.

Chất lượng sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu doanh nghiệp, là yếu tố quyết định cuối cùng đến sự tồn tại của các doanh nghiệp. Để kinh doanh ngày càng phát triển và có hiệu quả thì cần không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để vừa có thể canh tranh với các đối thủ vừa mang lại hiệu quả cho việc kinh doanh của Công ty. Chất lượng sản phẩm được hình thành trong suốt quá trình từ thu mua nguyên liệu, chuẩn bị sản xuất đến sản xuất và nhập kho thành phẩm. Vì vậy, trong quá trình sản xuất cần phải thực hiện các biện pháp quán triệt nghiệp vụđể kiểm tra chất lượng sản phẩm.Công ty cần phải thực hiện đầy đủ các bước của công đoạn sản xuất, cụ thể ở mỗi khâu sản xuất nên có một người chịu trách nhiệm về bán thành phẩm. Nếu sản phẩm sản xuất ra có khiếm khuyết ở khâu nào thì người đó sẽ bị phạt và ngược lại nếu đảm bảo chất lượng sản phẩm thì sẽ có thưởng thích đáng.

Củng cố và hoàn thiện quy trình xuất khẩu để đảm bảo đúng tiến độ của hợp đông ngoại thương, giữ uy tín với khách hàng. Chủ động trong các hợp đồng xuất khẩu, hạn chế phụ thuộc quá lớn vào khách hàng.

CHƯƠNG 6

KếT LUậN VÀ KIếN NGHị

6.1 KếT LUậN

Từ khi thành lập đến nay, Công ty TNHH Phương Duy đã không ngừng nổ lực để đạt kết quả tốt nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, luôn cố gắng hoàn thành các phương hướng đã đề ra, Công ty luôn tìm cách nâng cao chất lượng nhằm góp phần tăng số lượng đơn đặt hàng. Qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Phương Duy giai đoạn 2012 - 2014, ta thấy hoạt động kinh doanh của Công ty có những bước phát triển hơn, biểu hiện rõ nét qua sự tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, chất lượng sản phẩm và quy mô sản xuất, uy tín đối với khách hàng và có được thếđứng vững chắc trên thị trường. Cụ thể là doanh thu của Công ty có mức tăng trưởng vượt bật trong năm 2013, tuy có giảm vào năm 2014 nhưng doanh thu vẫn ở mức cao là 133.089 triệu đồng, hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm đều đạt lợi nhuận, khả năng thanh toán của Công ty tốt đảm bảo việc thanh toán đúng hạn cho các khoản nợ, có nhiều vốn tự có và có tính độc lập cao so với các chủ nợ, vòng quay hàng tồn kho của Công ty quay vòng nhanh… Đạt được những kết quả trên là nhờ có được sự quan tâm lãnh đạo, chỉđạo, giúp đỡ, ủng hộ kịp thời thường xuyên của các cấp lãnh đạo, có được sự đồng tâm nhất trí ủng hộ cao của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty, tập thểđoàn kết quyết tâm cao, nắm bắt kịp thời những cơ hội kinh doanh đem lại hiệu quả.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Công ty còn một số hạn chế như là các khoản chi phí hoạt động hàng năm còn khá cao nên khiến cho lợi nhuận có tăng nhưng ở mức chưa cao, hiệu quả sử dụng tài sản chưa tốt, tình trạng ứ động vốn do bị khách hàng chiếm dụng vốn còn tồn tại do đặc điểm ngành kinh doanh của Công ty, hàng tồn kho đang có xu hướng tăng và luân chuyển chậm lại và một số tỷ số tài chính chưa đạt hiệu quả cao như tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản chưa cao và có xu hướng giảm đi so với năm 2012, tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu giảm dần qua các năm, tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu giảm mạnh và ở mức rất thấp so với năm 2012… Vì vậy, trong những năm tới Công ty cần khắc phục những hạn chế này và kết hợp với việc đề ra những biện pháp và xây dựng chiến lược cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Công ty cần tăng khối lượng lẫn chất lượng hàng xuất khẩu hơn nữa để nâng cao uy tín trên thị trường đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và khó tính của khách hàng. Bên cạnh đó, để hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, cùng với việc đảm bảo chất lượng Công ty cần chú trọng gắn kết giữa chế biến với xây dựng vùng nguyên liệu, đẩy mạnh liên kết giữa nhà máy với các Công ty thủy sản.

6.2 KIếN NGHị

Công ty là một thực thể trong nền kinh tế phải hoạt động theo pháp luật của Nhà nước, do đó ngoài các biện pháp hoàn thiện quy trình thực hiện hợp

đồng xuất khẩu ở phạm vi Công ty, vai trò của Nhà nước đối với Công ty cũng rất quan trọng. Vai trò của Nhà nước được thể hiện ở các hệ thống văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động xuất khẩu đều có ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động này. Nó là nhân tố thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của mỗi Công ty nhất là những Công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các Công ty xuất nhập khẩu nói chung và Công ty TNHH Phương Duy nói riêng, Nhà nước cần quan tâm hỗ trợ hơn nữa bằng các biện pháp cụ thể sau:

- Tạo môi trường pháp lý thuận lợi, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh xuất nhập khẩu.

- Đơn giản hóa các thủ tục xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

- Để khuyến khích cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, Nhà nước nên có kế hoạch tài trợ vốn theo nhu cầu kinh doanh nhằm ngày càng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty. Nhà nước cũng nên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn.

- Ban hành các chính sách tháo gỡ khó khăn, cắt giảm các thủ tục hành chính về trở ngại thuế, tiến hành hỗ trợ cho xuất nhập khẩu ví dụ như hỗ trợ lãi suất vay vốn về sản xuất, hoạt động xuất khẩu.

- Tỷ giá hối đoái là một nhân tố quan trọng để thực hiện chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu. Nhà nước phải có biện pháp để giảm tình trạng lạm phát, ổn định giá trị của đồng nội tệ và có tỷ giá chính thức hợp lý, phù hợp với mục tiêu chung trong chiến lược phát triển đất nước.

- ĐBSCL tuy vận chuyển bằng đường thủy cũng khá hiệu quả nhưng hiện nay hoạt động này gặp khó khăn do thiếu bến bãi, bến cảng nhỏ phù hợp thuận lợi cho việc lên xuống, bốc dỡ trung chuyển hàng. Để tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vận chuyển đường thủy, cần đầu tư xây dựng thêm nhiều cảng sông, bến bãi tập kết, trung chuyển ở các tỉnh.

TÀI LIệU THAM KHảO

Danh mục tài liệu Tiếng Việt:

1. Bộ Tài Chính, 2002. Chuẩn mực kế toán số 01. Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

2. Bộ Tài Chính, 2001. Chuẩn mực kế toán số 14. Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

3. Bùi Văn Trường, 2006. Kế toán quản trị. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

4. Bùi Xuân Phong, 2004. Phân tích hoạt động kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.

5. Cục Hàng hải Việt Nam, 2014. Nâng cao hiệu quả vận tải thủy vùng

ĐBSCL: Chưa tương xứng với tiềm năng.

6. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, 2014. Chú trọng đầu tư, phát huy

ưu thế vận tải thủy ở vùng Đồng Bằng sông Cửu Long.

7. Hậu dịch bệnh EMS: Tôm Thái Lan nỗ lực phục hồi. <http://thuysanvietnam.com.vn/hau-dich-benh-ems-tom-thai-lan-no-luc-phuc- hoi-article-8844.tsvn>. [Ngày truy cập: 11 tháng 03 năm 2015].

8. Josette Peyrard, 1999. Phân tích tài chính doanh nghiệp. Dịch từ Tiếng Anh. Người dịch Đỗ Văn Thận, 2005. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh.

9. Nguyễn Minh Kiều, 2006. Tài chính Công ty. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

10. Nguyễn Ngọc Quang và cộng sự, 2007. Phân tích hoạt động kinh tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo Dục.

11. Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương, 1995. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

12. Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương, 2005. Phân tích hoạt động kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

13. Phan Đức Dũng, 2009. Kế toán quản trị: Lý thuyết, bài tập và bài giải. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

14. Phan Thị Cúc và cộng sự, 2009. Giáo trình tài chính doanh nghiệp.

Nhà xuất bản Tài Chính.

15. Phát triển nuôi trồng thủy sản ĐBSCL chưa xứng với tiềm năng. <http://xttm.mard.gov.vn/Site/vi-vn/64/109/88664/Default.aspx>. [Ngày truy cập: 13 tháng 03 năm 2015].

16. Tổng cục Thủy sản, 2014. Tình hình sản xuất thủy sản năm 2014.

17. Trần Thị Thu Phong, 2012. Luận văn Hoàn thiện phân tích hiệu quả

kinh doanh trong các Công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn Tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.

18. Võ Thanh Thu và Nguyễn Thị Mỵ, 1997. Kinh tế doanh nghiệp và phân tích hoạt động kinh doanh. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

Danh mục tài liệu Tiếng Anh:

1. China takes 85-90% of global Glucosamine market shares. <http://www.wellable.com/news_info.aspx?id=23>. [Ngày truy cập: 10 tháng 03 năm 2015].

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh phương duy (Trang 62 - 68)