NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh phương duy (Trang 58)

5.1.1 Thuận lợi

Công ty nằm ở Thành phố Cần Thơ – trung tâm của ĐBSCL giáp với các tỉnh có ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản phát triển mạnh như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau… nên có nguồn nguyên liệu dồi dào và ổn định, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất của Công ty. Mặt khác, Công ty nằm tại khu công nghiệp Trà Nóc thuận lợi cho cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không do đó việc thu mua hay vận chuyển nguyên liệu về Công ty là rất dễ dàng và thuận tiện.

D-Glucosamine là sản phẩm được chiết xuất từ Chitine với quy trình sản xuất phức tạp, gồm 2 quy trình: quy trình thứ nhất chế tạo Chitine từ nguyên liệu chính là vỏ, đầu tôm hoặc vỏ cua, ghẹ; quy trình thứ hai là chế tạo D- Glucosamine từ sản phẩm Chitine của quy trình thứ nhất. Bên cạnh đó, việc sản xuất D-Glucosamine cũng đòi hỏi máy móc thiết bị hiện đại và công nghệ cao nên sản phẩm này rất khó bắt chước, vì vậy hiện có rất ít doanh nghiệp sản xuất được D-Glucosamine, Công ty TNHH Phương Duy là một trong những số ít các doanh nghiệp đó. Mặt khác, do sản phẩm có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực như dùng trong ngành dược phẩm làm thuốc đặc trị, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, các chất phụ gia y dược, chất liệu vải, sơn… nên nhu cầu của sản phẩm khá cao, giá thành tương đối ổn định và có xu hướng tăng qua các năm góp phần mang lại lợi nhuận ngày càng nhiều cho Công ty.

D-Glucosamine là chất được sản xuất từ Chitine. Chitine được sản xuất từ các phế phẩm của ngành chế biến thủy sản nhưđầu, vỏ tôm… đây là những nguyên liệu dễ kiếm do Việt Nam nằm trong khu vực có nguồn nguyên liệu dồi dào nhờ vào đặc điểm khí hậu nhiệt đới, gió mùa, các loài thuỷ sản phát triển quanh năm. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, ngành thủy sản năm 2014 tiếp tục có bước đột phá trên các lĩnh vực từ khai thác, nuôi trồng đến chế biến và xuất khẩu. Tổng sản lượng thủy sản cả nước đạt 6,3 triệu tấn. Riêng đối với mặt hàng tôm, theo Tổng cục Thủy sản, tính hết năm 2014 cả nước thả nuôi được 685.000 ha tôm nước lợ, sản lượng thu hoạch là 660.000 tấn và đứng thứ ba trên thế giới về sản lượng. Đặc biệt, Công ty TNHH Phương Duy nằm ngay trung tâm khu vực ĐBSCL, với điều kiện lý tưởng có hệ thống kênh rạch chằng chịt và nhiều vùng giáp biển, ĐBSCL đã trở thành khu vực nuôi trồng, khai thác và xuất khẩu thủy sản chính và lớn nhất của cả nước. Theo Trang tin Xúc tiến Thương mại – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2014, vùng ĐBSCL có diện tích nuôi thủy sản gần 800.000 ha, sản lượng đạt trên 2,4 triệu tấn, chiếm hơn 38% tổng sản lượng thủy sản cả nước. Trong đó, tính riêng diện tích nuôi tôm năm 2014 đạt 604.954 ha, sản lượng thu hoạch 400.000 tấn tôm (chiếm hơn 88,3% diện tích và hơn 60,6%

sản lượng tôm cả nước), điều này góp phần giúp Công ty tiếp cận nguồn nguyên liệu dễ dàng cà giá thành nguyên liệu giảm xuống.

Công ty có đội ngũ lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao, nhân viên các phòng ban có thời gian dày dặn hoạt động tại Công ty nên có những hiểu biết rất lớn về tình hình hoạt động thực tế của Công ty, nhiệt tình trong công tác, tận tụy trong công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, đoàn kết xây dựng Công ty ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, mọi nhân viên trong Công ty đều cố gắng phấn đấu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm.

Công ty đạt các chứng nhận quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008, GMP-WHO và HACCP của tổ chức INTERTEK nên có thể đáp ứng tốt yêu cầu về chất lượng từ phía đối tác từđó nhận được sự tin tưởng và uy tín đối với khách hàng.

5.1.2 Khó khăn

Trước đây Công ty xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài 2 mặt hàng là Chitine và D-Glucosamine, nhưng kể từ năm 2012 Công ty chỉ tập trung xuất khẩu một sản phẩm duy nhất là D-Glucosamine. Công ty không xuất khẩu Chitine nữa nhưng vẫn tiếp tục sản xuất để chiết suất nên D- Glucosamine xuất khẩu. Lý do Công ty chỉ xuất khẩu D-Glucosamine mà không xuất khẩu Chitine bởi vì so với D-Glucosamine thì Chitine có giá trị xuất khẩu thấp hơn nhiều, giá xuất khẩu D-Glucosamine cao hơn so với Chitine từ 6.000 – 7.000 USD/tấn. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ chủ yếu của Chitine là Trung Quốc trong khi đó thị trường của D-Glucosamine rộng hơn nhiều, mặt khác Trung Quốc hiện nay có nguồn nguyên liệu trong nước tương đối ổn định hơn nên Trung Quốc không còn là thị trường chủ lực của Công ty như trước đây. Việc tập trung xuất khẩu duy nhất một mặt hàng chủ lực khiến cho cơ cấu sản phẩm của Công ty kém đa dạng, điều này khiến cho nguy cơ từ sản phẩm thay thế rất cao và những biến động của thị trường sẽảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của Công ty.

Theo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, ĐBSCL có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc với 26.550 km sông tự nhiên, thuận lợi cho giao thông thủy bậc nhất ở nước ta. Trong đó, có trên 5.000 km sông, kênh rạch cho phép phương tiện thủy trọng tải trên 100 tấn dễ dàng đi lại, rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông thủy. Hầu hết các tuyến sông đều có vị trí tiếp cận với các cảng biển quan trọng, tạo nên những điểm nối giao lưu giữa các phương thức vận tải. Thế nhưng, hiện nay đầu tư cho lĩnh vực giao thông vận tải lại chủ yếu tập trung cho mạng lưới giao thông đường bộ mà ít đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng vận tải thủy nội địa. Theo Cục Hàng hải Việt Nam, hiện gần 80% lượng hàng xuất nhập khẩu của vùng ĐBSCL phải chuyển tiếp bằng đường bộ qua nhóm cảng biển Đông Nam Bộ với chi phí trung bình tăng thêm từ 8 – 10 USD/tấn. Việc chuyển tiếp hàng hóa từ ĐBSCL về Thành phố Hồ Chí Minh là rất lớn do sản lượng hàng hóa tăng cùng với mật độ lưu lượng phương tiện vận chuyển ra vào khu vực này cao, dẫn đến tình trạng các loại xe container phải dừng chờ kéo dài, gây ra tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm

trọng, chi phí vận tải đội lên cao khiến tăng giá thành và thời gian vận chuyển ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm, điều này gây khó khăn đến hoạt động và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và Công ty TNHH Phương Duy nói riêng. Bên cạnh đó vấn đề cảng xuất hàng của Công ty cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, Cảng xuất hàng chính của Công ty là cảnh Cát Lái ở Thành phố Hồ Chí Minh – là một trong những cảng lớn và hiện đại nhất của Việt Nam, lại nằm vị trí trung tâm nên nhiều doanh nghiệp chọn để xuất, nhập khẩu hàng đi các nơi. Tuy nhiên, nơi đây đang xảy ra tình trạng hàng hóa của doanh nghiệp bị ùn ứ do quá tải, tình trạng ùn tắc container tại cảng Cát Lái khiến Công ty chịu nhiều chi phí phát sinh do lưu kho bãi. Ngoài ra hệ thống giao thông dẫn vào Cảng vẫn chưa được nâng cấp dẫn tới tình trạng kẹt xe và xà lan vào cảng diễn ra thường xuyên gây phát sinh chi phí và ảnh hưởng tiến độ xuất khẩu của Công ty.

Hoạt động xuất khẩu của Công ty chủ yếu tập trung vào thị trường Mỹ nên cơ cấu thị trường của Công ty phụ thuộc quá nhiều vào thị trường này do đó làm tăng rủi ro trong kinh doanh của Công ty. Đồng thời, hiện nay Công ty chưa có kênh phân phối bán hàng ở những thị trường, tất cảđều xuất khẩu trực tiếp do sản phẩm của Công ty là nguyên liệu phụ nên không thể phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng mà phải thông qua một doanh nghiệp trung gian trong ngành dược và do đó các hoạt động phân phối của Công ty đều phụ thuộc vào khách hàng, chênh lệch giữa quy mô của Công ty và các khách hàng khá lớn khiến cho vị thế đàm phán của Công ty bị giảm xuống. Những điều này khiến cho giá bán D-Glucosamine của Công ty thường thấp hơn so với giá của các nước khác, điển hình như Trung Quốc.

Công ty hiện chưa có bộ phận Marketing, phòng Kinh doanh, xuất khẩu đảm nhiệm cùng lúc công việc kinh doanh và hoạt động Marketing của Công ty. Mặc dù các nhân viên kinh doanh của Công ty đều có năng lực cao và nhiều kinh nghiệm nhưng nếu xét về kiến thức chuyên môn của lĩnh vực trên thì vẫn còn thiếu và yếu nên còn gặp nhiều trở ngại trong việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thông tin về khách hàng…

5.2 MộT Số GIảI PHÁP NÂNG CAO HIệU QUả KINH DOANH CủA CÔNG TY TNHH PHƯƠNG DUY CÔNG TY TNHH PHƯƠNG DUY

5.2.1 Phát triển thêm sản phẩm mới có giá trị cao hơn

Phát triển sản phẩm mới ngày càng trở thành yêu cầu tất yếu khách quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Yêu cầu phải nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới xuất phát từ sự phát triển của khoa học kỹ thuật và cạnh tranh trên thị trường có xu hướng ngả sang cạnh tranh về chất lượng và dịch vụ, đòi hỏi doanh nghiệp phải cải tiến, hoàn thiện các sản phẩm hiện có và cho các sản phẩm mới thì mới dành được lợi thế trong cạnh tranh. Mặt khác, việc phát triển sản phẩm mới sẽ giúp Công ty đa dạng được cơ cấu sản phẩm để không quá phụ thuộc vào D-Glucosamine, đồng thời giúp Công ty mở rộng những thị trường mới và mang lại giá trị xuất khẩu cao hơn.

Công ty cần tìm kiếm đối tác để xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm thuốc Glucosamine Sulfate dạng viên nan với giá trị kinh tế cao hơn so với sản

phẩm hiện có của Công ty và hứa hẹn mang lại lợi nhuận đáng kể cho Công ty bởi đây hoàn toàn là một loại dược phẩm chữa trị các bệnh về sụn, khớp, không phải là nguyên liệu như D-Glucosamine. Đặc biệt, sản phẩm này có thể tiêu thụ ở thị trường nội địa vì hiện tại các loại thuốc Glucosmine chủ yếu được nhập khẩu từ Mỹ, trong khi đó, ưu điểm của các thuốc Glucosamine đã được khẳng định tại Mỹ và Châu Âu nên tiềm năng của sản phẩm tại thị trường nội địa rất lớn. Ngoài ra, sản phẩm này Công ty cũng có thể xuất khẩu sang các nước khác một cách trực tiếp cho người tiêu dùng mà không cần nhà trung gian nào.

5.2.2 Thành lập bộ phận Marketing

Khi cạnh tranh ngày càng gay gắt, để có thể mở rộng thị trường thì hoạt động nghiên cứu thị trường là công việc cần thiết đối với bất cứ doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh và trong hoạt động xuất nhập khẩu, bởi hiểu hết thị trường là chìa khóa của sự thành công. Doanh nghiệp không thể khai thác hết tiềm năng của mình cũng như không thỏa mãn tốt được nhu cầu của khách hàng nếu không có đầy đủ các thông tin chính xác về thị trường. Tuy nhiên, hiện nay Công ty không có bộ phận Marketing, những nhiệm vụ này đang được các nhân viên phòng Kinh doanh, xuất khẩu đảm nhiệm, nhưng xét về chuyên môn thì các nhân viên này vẫn còn hạn chế nên chưa thể phát huy hết hiệu quả. Với điều kiện như hiện tại, khi nhu cầu về phát triển sản phẩm và thị trường của Công ty đang cấp thiết thì việc thành lập bộ phận Marketing là việc hết sức cần thiết.

Bộ phận Marketing là cầu nối giữa bên trong và bên ngoài, giữa sản phẩm và khách hàng, giữa thuộc tính của sản phẩm và nhu cầu khách hàng. Bộ phận này có nhiệm vụ tìm kiếm xử lý những thông tin về những thị trường tiềm năng của Công ty, nghiên cứu những đặc điểm tiêu thụ tại các thị trường, tập quán kinh doanh, nhu cầu sản phẩm, tìm hiểu thị trường và nhu cầu khách hàng để phát triển sản phẩm mới... Bộ phận này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về thị trường cho bộ phận Kinh doanh, xuất khẩu, từđó là cơ sở để bộ phận này lập kế hoạch và thực hiện việc tiếp cận thị trường, khách hàng mới giúp Công ty dễ dàng trong việc mở rộng quy mô kinh doanh và thị trường của mình.

5.2.3 Mở rộng thị trường

Hiện nay thị trường của Công ty còn hạn chế, Công ty chỉ tập trung xuất khẩu ở thị trường Mỹ, mà việc tập trung ở một thị trường sẽ mang lại rủi ro rất cao nếu tình hình nước đó không ổn định. Do đó Công ty cần phải mở rộng thị trường, quan hệ chặt chẽ với các đối tác để giảm rủi ro đồng thời tăng cường hiệu quả cho hoạt động kinh doanh, Công ty có thể hiện các biện pháp sau:

- Áp dụng mọi biện pháp giữ vững thị trường và khách hàng quan trọng, khách hàng lớn hiện nay. Để thực hiện Công ty cần đẩy mạnh vào công tác Marketing như cải tiến bao bì sản phẩm, tham gia các buổi Hội thảo, Hội chợ thương mại…

- Nghiên cứu để hình thành nên các cam kết với khách hàng có quan hệ thường xuyên nhằm đảm bảo 2 bên phát triển cùng có lợi. Công ty nên chủ

động ký kết các hợp đồng dài hạn thay cho những đơn đặt hàng ngắn hạn hay theo yêu cầu vì các hợp đồng dài hạn giúp Công ty ổn định hơn về giá trị xuất khẩu, dễ dàng trong hoạch định sản xuất dài hạn giúp cho quá trình sản xuất hiệu quả, chính xác hơn.

- Công ty cần đánh giá nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và tiếp thị xuất khẩu. Lựa chọn tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành để tiếp cận những tiến bộ kỹ thuật tiên tiến của thế giới, tiếp xúc với khách hàng tiềm năng và nhu cầu khách hàng để giúp mở rộng thị trường và tìm kiếm khách hàng mới.

- Tìm hiểu thông tin về thị trường một cách cụ thể, qua đó xác định được nhu cầu, khả năng đáp ứng nhu cầu cho thị trường, từđó xây dựng chiến lược kinh doanh cho xuất khẩu.

5.2.4 Xây dựng kênh phân phân phối sản phẩm

Hiện tại Công ty không có kênh phân phối riêng cho mình, do sản phẩm của Công ty là nguyên liệu phụ nên không thể phân phối trực tiếp cho người tiêu dùng mà phải thông qua một doanh nghiệp sản xuất dược phẩm. Hiện Công ty đang nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới thì việc có kênh phân phối riêng cho mình là rất cần thiết và thiết thực.

Đối với thị trường nội địa, để có thể đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, Công ty nên hợp tác với các hãng dược phẩm trong nước. Công ty đang nắm công nghệ sản xuất sản phẩm trong khi các hãng dược lại có trong tay hệ thống phân phối, đội ngũ nhân viên bán hàng và Maketing chuyên nghiệp cho nên nếu kết hợp ưu thế của cả 2 thì việc giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

Đối với thị trường nước ngoài, từng bước xây dựng mạng lưới phân phối riêng và vững chắc tại các nước sở tại bằng cách liên doanh kết hợp với các doanh nghiệp trong nước, yêu cầu sự trợ giúp, can thiệp của cơ quan ban ngành, của Chính phủ.

5.2.5 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Sử dụng hiệu quả vốn không chỉ là nhiệm vụ trước mắt mà còn là nhiệm vụ lâu dài, là một trong những nhiệm vụ cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty cần duy trì lượng vốn bằng tiền mặt phù hợp với tình hình thực tế, tránh ứ đọng quá nhiều. Hạn chế tối đa các khoản phải thu đặc biệt là các khoản phải thu khách hàng làm cho lượng vốn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh phương duy (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)