Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh phương duy (Trang 35 - 40)

Trong cơ cấu về doanh thu của Công ty thì doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn chiếm một tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu, luôn cao hơn 98% tổng doanh thu, đây cũng là nguồn thu chủ yếu tạo nên và có ảnh hưởng lớn đến tổng doanh thu của Công ty.

Năm 2012, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty đạt 15.370 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 99,26% trong tổng doanh thu. Năm 2013, doanh thu này đạt 165.588 triệu đồng, tăng 977,35%, tương ứng tăng 150.218 triệu đồng so với năm 2012 và chiếm tỷ trọng 99,67%. Doanh thu năm 2013 có sự tăng trưởng nhanh và vượt bật. Nguyên nhân vì nhu cầu D-Glucosamine ở các thị trường tăng cao do sự tăng trưởng trở lại của ngành dược phẩm toàn cầu, trong đó có các thị trường xuất khẩu của Công ty. Cũng trong năm này, một số hợp đồng ở thị trường Trung Quốc và Mỹ được chuyển từ Công ty Liên doanh Hóa Sinh Phương Duy (doanh nghiệp liên doanh của Công ty TNHH Phương Duy và Leaders Nutrition.Co) cho Công ty nên số lượng đơn đặt hàng tăng cao khiến khối lượng xuất khẩu tăng đáng kể, từ 75 tấn năm 2012 lên 581 tấn năm 2013. Bên cạnh đó, cũng nhờ Công ty tích cực hơn trong công tác duy trì khách hàng hiện có, chủđộng hơn trong việc tiếp cận và tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng các mối quan hệ với khách hàng mới nhằm làm tăng doanh thu. Doanh thu tăng cũng thể hiện chất lượng sản phẩm của Công ty ngày càng được nâng cao, Công ty đã tạo dựng được uy tín trên thị trường. Mặt khác, Công ty đẩy mạnh và tập trung xuất khẩu D-Glucosamine

với giá trị xuất khẩu cao hơn nhiều so với Chitine cũng góp phần cho sự tăng trưởng của doanh thu.

Đến năm 2014, doanh thu giảm chỉ còn 130.771 triệu đồng, giảm 34.817 triệu đồng, tương ứng giảm 21,03% so với năm 2013. Trước đó, năm 2013 tỷ lệ bán nội địa các loại hóa chất khác nhiều, năm 2014 Công ty chỉ xuất khẩu D-Glucosamine mà không tiếp tục kinh doanh các loại hóa chất khác ở thị trường nội địa nên dù khối lượng xuất khẩu D-Glucosamine tiếp tục tăng nhưng tổng doanh thu ít hơn so với năm trước và việc xuất khẩu nhiều nên không có thuếđầu ra.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo cơ cấu thị trường:

Th trưởng M:

Mỹ là thị trường lớn nhất và đi đầu thế giới về ngành dược phẩm. Tại Mỹ áp dụng thị trường tự do cho dược phẩm. Chính phủ Mỹ hỗ trợ về nghiên cứu y học, sinh học, cùng với nền tảng nghiên cứu khoa học vượt trội và ngành công nghệ sinh học tiên tiến nên Mỹ là nước có sự tăng trưởng mạnh trong ngành công nghiệp dược phẩm. Do đó đây được xem là thị trường chủ lực của Công ty TNHH Phương Duy.

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn của Công ty với doanh thu luôn dẫn đầu suốt 2 năm (năm 2013 và năm 2014).

(Nguồn: Phòng Kinh doanh, xuất khẩu Công ty TNHH Phương Duy, 2012, 2013, 2014).

Hình 4.2: Doanh thu ở thị trường Mỹ của Công ty TNHH Phương Duy giai đoạn 2012 – 2014.

Theo Hình 4.2 ta thấy, năm 2012 doanh thu tại Mỹở mức rất thấp so với tiềm năng vốn có của thị trường đi đầu về ngành dược phẩm, Công ty xuất khẩu sang thị trường này chỉ có 146.377 USD. Năm 2012, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế nước Mỹ khiến cho nhiều ngành công nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn, ngành dược phẩm Mỹ cũng không ngoại lệ, bằng chứng là doanh thu của ngành tại thị trường nội địa giảm 1% và đây cũng là thực trạng chung của ngành dược thế giới. Bên cạnh đó khủng hoảng kinh tế ở Mỹ trong năm 2012

146.377 4.866.220 4.290.626 0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 D o a n h T h u ( U S D )

khiến khách hàng của Công ty tại thị trường Mỹ, trong đó có NBTY, inc.- khách hàng thân thiết nhất gặp khó khăn trong kinh doanh.

Năm 2013, doanh thu ở thị trường Mỹ tăng hơn 33 lần so với năm 2012, đạt 4.866.220 USD, với giá trị này Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu chính của Công ty. Nền kinh tế Mỹ dần phục hồi góp phần thúc đẩy ngành dược phẩm Mỹ tăng trưởng trở lại sau tình trạng sụt giảm. Doanh thu của ngành tại thị trường nội địa của Mỹ tăng 3,2% năm 2013 so với mức giảm 1% trong năm 2012. Từ đó, những khó khăn tài chính của khách hàng cũng được giải quyết, cộng thêm trong năm này Công ty đã ra sức tìm kiếm những khách hàng mới ở thị trường Mỹ. Ngoài ra, do nhu cầu D-Glucosamine để sản xuất ở thị trường này là rất lớn nhưng ở Mỹ không tự sản xuất bởi nó gây ảnh hưởng lớn đến môi trường do đó Mỹ hoàn toàn nhập khẩu từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam… Trong khi đó, hội chứng tôm chết sớm tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung nguyên liệu để sản xuất. Điển hình như Thái Lan - nước chiếm 12,5% sản lượng tôm thế giới, sản lượng tôm nước này giảm hơn 44% so với lượng 450.000 tấn năm 2012 chỉ còn 250.000 tấn năm 2013 (theo Trang Thủy Sản Việt Nam), trong khi đó, Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh và đảm bảo được nguồn nguyên liệu để sản xuất nên nhờ cơ hội này mà Công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn. Chính những điều đó giúp giá trị xuất khẩu vào thị trường Mỹ của Công ty tăng lên mạnh mẽ.

Năm 2014, tình hình dịch bệnh tôm chết sớm được Trung Quốc, Thái Lan và một số nước khác kiểm soát tốt hơn, nguồn cung nguyên liệu được cải thiện nhờđó việc sản xuất của D-Glucosamine của các nước này ổn định hơn, từđó làm giảm lượng đặt hàng của Công ty ở Mỹ. Trong đó, đơn đặt hàng từ Mỹ có sự sụt giảm so với năm 2013 chủ yếu là Trung Quốc đã chiếm nhiều đơn đặt hàng của thị trường này, bởi lẽ Trung Quốc có thể tự sản xuất ra D- Glucosamie để đáp ứng nhu cầu trong nước vừa có để xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Từ những lý do đó, trong năm 2014 mặc dù Mỹ vẫn tiếp tục là thị trường chủ lực của Công ty, nhưng doanh thu ở Mỹ chỉ đạt 4.290.626 USD, giảm 575.594 USD, tương ứng giảm 11,83% so với năm 2013.

Nhìn chung, có thể nói Mỹ là thị trường chủ lực trong hoạt động xuất khẩu của Công ty và doanh thu mang về cao nhất trong 3 thị trường. Công ty luôn nổ lực để duy trì và mở rộng thị phần tại thị trường đầy tiềm năng này nhằm nâng cao doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, xuất khẩu sang Mỹ cũng có nhiều rủi ro lớn nếu Công ty chỉ tập trung xuất khẩu với giá trị lớn vào một thị trường, đặc biệt là khủng hoảng tài chính Mỹ làm cho kinh tế Mỹ sụt giảm nghiêm trọng. Trong thời gian tới, để hoạt động xuất khẩu đạt được kết quả tốt thì bên cạnh việc giữ cân đối thị phần xuất khẩu ở thị trường này thì Công ty cần phải tăng cường tìm kiếm, tiếp cận và mở rộng sang các thị trường khác.

Th trường Nht Bn:

Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ già hóa dân số cao, khoảng 25% và được xem là những quốc gia giàu có nên vấn đề sức khỏe rất được quan tâm và chú trọng. Nhật Bản là thị trường có ngành dược phẩm phát triển đứng thứ 2 thế

giới sau Mỹ. Đây là một thị trường cũng khá quan trọng của Công ty. Hiện tại Nhật Bản là thị trường truyền thống và là nhà nhập khẩu lớn thứ 2 của Công ty sau Mỹ.

(Nguồn: Phòng Kinh doanh, xuất khẩu Công ty TNHH Phương Duy, 2012, 2013, 2014).

Hình 4.3: Doanh thu ở thị trường Nhật Bản của Công ty TNHH Phương Duy giai đoạn 2012 – 2014.

Nhìn vào Hình 4.3, năm 2012 doanh thu ở Nhật Bản đạt mức cao nhất là 512.318 USD. Do Nhật Bản có tỷ lệ dân số già hóa cao (23%) nên nhu cầu về dược phẩm là rất cao, đặc biệt là các sản phẩm liên quan các bệnh về khớp. Thế nhưng sang năm 2013, doanh thu ở thị trường này giảm tới 40,63%, tương đương giảm 208.179 USD so với năm 2012, chỉ còn 304.139 USD. Nguyên nhân là do ở Nhật Bản Chính phủđã bắt đầu một số sáng kiến để kiểm soát chi tiêu, như khuyến khích việc sử dụng các loại thuốc Generic giá rẻ hơn. Ngoài ra, Chính phủ tiến hành đánh giá 2 năm một lần đối với dược phẩm, mà thường dẫn đến giảm giá. Do nguyên liệu sản xuất Glucosamine chủ yếu là nhập khẩu nên khi giá thuốc trong nước giảm thì sẽảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp, từđó các doanh nghiệp sẽ cắt giảm sản xuất kéo theo số lượng đơn đặt hàng của khách hàng với Công ty bị hạn chế. Ngoài ra, trong năm 2013, một số khách hàng của Công ty tìm được nguồn nguyên liệu phụ khác trong nước có giá rẻ hơn thay thếđược cho sản phẩm Công ty nên đã chuyển nhà cung ứng. Các tác nhân trên khiến các đơn đặt hàng bị giảm xuống đáng kể.

Năm 2014, doanh thu tại Nhật Bản đã khởi sắc trở lại, đạt 1.120.652 USD, tăng 118,74% so với năm 2013. Sự tăng trưởng ở thị trường này do ở Nhật Bản tình trạng già hóa dân số vẫn ở mức báo động, chiếm khoảng 1/4 dân số nên nhu cầu về Glusosamine rất cao. Mặc dù có sự tăng trở lại nhưng tỷ trọng vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với thị trường Mỹ do Chính phủ vẫn kiểm soát chi tiêu và áp giá thấp cho ngành dược phẩm. Bên cạnh đó, Công ty cũng chưa tìm được các khách hàng mới bù lại cho khách hàng đã mất đi trước đó.

512.318 304.139 1.120.652 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 D o a n h T h u ( U S D )

Mặc dù nằm trong 4 thị trường dược phẩm, công nghệ sinh học lớn nhất thế giới nhưng nhập khẩu D-Glucosamine của Nhật giảm qua từng năm, do D- Glucosamine thường được sử dụng làm nguyên liệu phụ tại Nhật Bản và sản phẩm D-Glucosamine cũng gặp sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm thay thế tại thị trường này cho nên Công ty không chú trọng phát triển tại Nhật Bản mà tập trung vào thị trường Mỹ, điều này khiến thị trường Nhật Bản có tỷ trọng thấp và mức doanh thu còn thấp so với thế mạnh ngành dược Nhật Bản.

Th trường Trung Quc:

Trung Quốc có tiềm năng tăng trưởng cao về ngành dược phẩm, do nhân khẩu học thuận lợi và chính phủđầu tưđể cải thiện chăm sóc sức khỏe. Trung Quốc là một nhà cung cấp Glucosamine lớn trên thế giới, sản lượng Glucosamine ở thị trường này chiếm 80% sản lượng toàn cầu (theo Trang Wellable), nên nhu cầu về nguyên liệu phụ D-Glucosamine là rất lớn, nhu cầu lớn nhưng do nguồn nguyên liệu trong nước không đủ nên phải nhập khẩu từ nước ngoài và Phương Duy là một trong những bạn hàng của Trung Quốc. Công ty ShangHai Freenmen là khách hàng lớn của Phương Duy tại thị trường này.

(Nguồn: Phòng Kinh doanh, xuất khẩu Công ty TNHH Phương Duy, 2012, 2013, 2014).

Hình 4.4: Doanh thu ở thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH Phương Duy giai đoạn 2012 – 2014.

Năm 2012, doanh thu ở Trung Quốc đạt mức thấp nhất trong ba thị trường, chỉ đạt 73.188 USD. Nguyên nhân là do Trung Quốc nhập khẩu D- Glucosamine để sản xuất thành thuốc dạng viên Glucosamine và sau đó xuất khẩu qua các nước khác, trong đó Mỹ là khách hàng lớn của Trung Quốc, nên khi ngành dược phẩm Mỹ gặp khó khăn kéo theo nhu cầu của thị trường Mỹ cũng giảm sút, cộng thêm ngành sản xuất D-Glucosamine của Trung Quốc được phục hồi nhẹ sau những khó khăn từ việc thiếu nguồn nguyên liệu trong năm 2011, những điều trên khiến cho nhu cầu của các khách hàng tại Trung Quốc giảm xuống. 731.88 912.416 881.400 0 200000 400000 600000 800000 1000000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 D o a n h T h u ( U S D )

Năm 2013, doanh thu ở Trung Quốc tăng 839.228 USD, tương ứng tăng 1.146,67%, đạt 912.416 USD, mức tăng trưởng này do Công ty Liên Doanh Hóa Sinh Phương Duy đã chuyển số lượng lớn các hợp đồng và khách hàng của thị trường Trung Quốc và Mỹ sang Công ty TNHH Phương Duy. Đồng thời, thị trường Mỹ dần phục hồi sau những khó khăn nên có nhu cầu Glucosamine tăng cao nên các khách hàng tại Trung Quốc cũng nhập khẩu nhiều hơn sản phẩm của Công ty để có thểđáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng lớn này.

Sau khi có những chuyển biến tích cực vào năm 2013, năm 2014 thị trường Trung Quốc lại có sự sụt giảm về doanh thu nhưng ở mức thấp, cụ thể là 881.400 USD, giảm 31.014 USD, tương đương giảm 0,9% so với năm 2013. Nguyên nhân là do nguồn nguyên liệu trong nước cung cấp tương đối ổn định nên nhu cầu nhập khẩu thấp, mặt khác đơn đặt hàng từ thị trường Mỹđối với Trung Quốc trong năm 2014 giảm so với năm 2013.

Trung Quốc là thị trường truyền thống của Công ty, doanh thu tại thị trường này ngày càng tăng. Hiện Trung Quốc đang trở thành thị trường rất quan trọng đối với các công ty y dược trên thế giới. Theo IMS Health, tổ chức theo dõi chiều hướng phát triển ngành công nghiệp y dược, cho rằng đến năm 2016, Trung Quốc sẽ vượt qua Nhật Bản và trở thành thị trường dược phẩm lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ. Qua đó ta thấy, tiềm năng ở thị trường này rất lớn, Công ty cần có những kế hoạch và chiến lược để có thể mở rộng thị phần để nâng cao doanh thu ở thị trường này.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh phương duy (Trang 35 - 40)