Kiểm soát tình hình chi phí chặt chẽ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động của khách sạn sea light kiên giang (Trang 65)

Giá vốn hàng bán

Để giảm tối thiểu chi phí giá vốn hàng bán khách sạn cần thực hiện tiết kiệm chi phí trong việc mua các trang thiết bị, quan tâm đến chi phí vận chuyển cũng như chi phí thu mua, nhất là đối với tình hình hiện nay, giá xăng dầu luôn luôn biến động và không ổn định. Đồng thời, kiểm tra số lượng lẫn chất lượng nguồn hàng trước khi sử dụng nhằm bảo đảm đúng nhu cầu của khách sạn. Cần thiết lập quan hệ lâu dài với các đối tác nhằm tìm nguồn cung cấp trang thiết bị đáng tin cậy với giá cả sao cho thấp nhất.

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Giảm bớt những khoản chi phí không thật sự cần thiết trong khách sạn, như chi phí hội họp, chi phí công tác.... Xây dựng định mức sử dụng điện, nước, điện thoại, lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công tác quản lý chi phí chặt chẽ và cụ thể hơn, nâng cao ý thức tiết kiệm trong công nhân viên, xây dựng quy chế thưởng phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản của khách sạn.

5.2.3 Xây dựng nguồn nhân lực khách sạn vững chắc

Nguồn nhân lực là khâu then chốt trong mọi quá trình hoạt động sản xuất, khách sạn không những cần quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần của người lao động mà còn phải đầu tư hợp lý, để tạo điều kiện cho người lao động được làm việc một cách thuận lợi nhất.

- Khách sạn nên thường xuyên có những chính sách đào tạo nâng cao nghiệp vụ công nhân viên của mình theo các hình thức đào tạo trong phạm vi trách nhiệm và nhiệm vụ của nhân viên.

- Tạo điều kiện cho công nhân viên của khách sạn tiếp tục nâng cao nghiệp vụ của mình.

- Đồng thời, phải dứt khoác giảm lượng công nhân viên làm việc không đạt hiệu quả, làm ảnh hưởng đến xấu đến quá trình hoạt động của khách sạn, nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức để nâng cao tay nghề và tạo được ý thức kỷ luật lao động cho công nhân viên. Việc này có thể thực hiện theo các hướng sau:

+ Thứ nhất, nên tổ chức kiểm tra đánh giá lại năng lực trình độ của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong các phòng ban chức năng của khách sạn để xem xét chính xác năng lực từng người.

+ Thứ hai, nên xác định được nhiệm vụ, mục tiêu của khách sạn trong hiện tại và tương lai để phân tích và tổng hợp nhiệm vụ cho các phòng ban. Tạo động lực lao động cho các công nhân viên.

+ Thứ ba, dựa trên cơ sở nhiệm vụ của các phòng ban, đồng thời dựa trên năng lực, trình độ của từng người, khách sạn nên có sự phân bổ một cách phù hợp nhất.

Chỉ có làm được như vậy, tổ chức bộ máy của khách sạn mới có thể gọn nhẹ hơn, hoạt động có hiệu quả hơn. Góp phần cải thiện được hiệu quả hoạt động của khách sạn trong thời gian tới.

5.2.4 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Vốn sản xuất kinh doanh là điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt động của sản xuất kinh doanh. Việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả là một trong những nội dung của việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và để làm được như vậy khách sạn cần thực hiện:

- Thứ nhất, bảo đảm được nguồn vốn lưu động đáp ứng nhu cầu phục vụ

cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách nhanh chóng, kịp thời.

- Thứ hai, phải bảo đảm được chất lượng của các trang thiết bị và nguyên liệu cần phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của khách sạn, rồi mới thực hiện đi đến ký kết các hợp đồng mua bán, nhằm tránh những rủi ro về tiền bạc.

- Thứ ba, cần tính toán chính xác hơn mức độ khả quan của các hợp đồng,

đồng thời theo dõi, cũng như, dự đoán trước tình hình giá cả thị trường, để đưa ra những quyết định đúng đắn trước khi đi đến kí kết hợp đồng.

- Thứ tư, tổ chức nghiêm túc việc quyết toán từng hợp đồng theo quý, hạch toán lãi lỗ kịp thời giúp cho Giám đốc nắm chắc tình hình nguồn vốn của khách sạn.

5.2.5 Nên có chiến lược kinh doanh phù hợp

Khách sạn nên xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp cho mình, nhằm định hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả nhất.

- Khi xây dựng chiến lược, khách sạn nên xuất phát từ các yếu tố chính: khách hàng, khả năng của doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh.

- Phải nhằm mục đích tăng uy tín, giữ vững vị trí vững chắc của khách sạn trong thị trường ngành. Đồng thời cố gắng khắc phục những điểm yếu mà khách sạn đang gặp phải.

- Phải đảm bảo độ an toàn trong kinh doanh, luôn có biện pháp ngăn ngừa, tránh né, hạn chế rủi ro trong chiến lược.

- Xác định phạm vi kinh doanh, mục tiêu và những điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu.

- Phải dự đoán được môi trường kinh doanh trong tương lai, dự đoán càng

chính xác thì chiến lược càng phù hợp.

Chiến lược kinh doanh sẽ còn bị tác động bởi nhiều yếu tố trong tương lai không lường trước được, nó không chắc chắn. Bởi vậy, khách sạn nên có chiến lược dự phòng.

5.2.6 Nâng cao hệ thống trang thiết bị phục vụ cho khách sạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất có ý nghĩa hết sức to lớn đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Việc đó có thể giúp cho tăng năng suất động của công nhân viên, tiết kiệm thời gian, thúc đẩy tiến độ hoạt động, …Nhờ vậy, giúp khách sạn tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng được thị trường, tăng trưởng nhanh và nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Đồng thời khách sạn nên chú ý đến việc nâng cấp các loại thiết bị máy móc vẫn còn sử dụng tốt, nhằm giảm chi phí sản xuất đến mức tối đa cho khách sạn.

Mặt khác, khi mua sắm các trang thiết bị máy móc mới, khách sạn cần quan tâm, chú trọng đến các vấn đề sau:

- Về số lượng chủng loại: các thiết bị, lựa chọn là các trang thiết bị thông dụng, phục vụ được công việc sản xuất, phục vụ được ngành nghề chuyên môn của khách sạn.

- Về giá trị đầu tư: chọn các loại thiết bị đáp ứng nhu cầu của khách sạn nhưng giá cả phải phù hợp để giảm vốn đầu tư ban đầu và sớm hoàn trả vốn vay.

- Về sử dụng: yêu cầu các trang thiết bị phải có thao tác đơn giản, tuổi bền sử dụng phù hợp với vốn đầu tư bỏ ra và có khả năng cung ứng phụ tùng thay thế, sửa chữa.

- Về chất lượng: khi mua máy móc thiết bị, cần kiểm định chặt chẽ chất lượng để bảo đảm dùng bền.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là công việc rất quan trọng của các nhà quản trị bởi một kế hoạch sản xuất kinh doanh cho dù có khoa học và chặt chẽ đến đâu thì so với thực tế đang diễn ra vẫn chỉ là một dự kiến. Thông qua thực tiễn kiểm nghiệm, phân tích và đánh giá để tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến kết quả kinh doanh của Công ty. Từ đó mới có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hơn nữa.

Tổng hợp những gì đã phân tích, ta có thể kết luận rằng hoạt động kinh doanh của khách sạn Sea Light là có hiệu quả. Tuy nhiên bên khách sạn vẫn còn một số mặt hạn chế, vấn đề khắc phục và nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh là việc làm cần thiết liên quan đến sự sống còn của khách sạn. Nếu các vấn đề này được giải quyết thì khách sạn sẽ có được hiệu quả tối ưu, tăng khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng.

Vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh phải đi đôi với việc phát huy lợi thế của khách sạn nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Trong tương lai sẽ có những biến động lớn trong lượng khách đến với Kiên Giang vì thế khách sạn cần chuẩn bị và hoàn thiện ngay từ bây giờ về chất lượng dịch vụ, công tác quản lý và quy hoạch du lịch. Cần có sự đồng bộ từ nhiều cấp, từ nội bộ khách sạn đến các cấp lãnh đạo trong việc xây dựng, thực hiện các chính sách góp phần vào sự phát triển chung về kinh thế - văn hóa – xã hội của thành phố.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Kiến nghị với khách sạn

- Quan tâm nhiều hơn nữa đến chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh doanh

của khách sạn, tính đoàn kết, thái độ nhân viên.

- Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, có chính sách giữ chân những nhân viên giỏi, có kỹ năng, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao.

- Đầu tư xây dựng nội thất hiện đại, đổi mới thiết bị, công nghệ theo hướng tiếp cận với công nghệ cao trong hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng phục vụ.

- Xây dựng kế hoạch phát triển bền vững, lâu dài và có chính sách đầu tư hợp lý.

- Xây dựng một đội ngũ chuyên về công tác dự báo, theo dõi giám sát tình hình hoạt động kinh doanh, các dự án lớn. Từ đó, khách sạn có thể nắm bắt được những sự cố có thể xảy ra để có biện pháp khắc phục kịp thời.

- Định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng để lắng nghe ý kiến đóng góp cũng như nắm được tình hình thực tế của thị trường từ đó điều chỉnh những sai sót, hạn chế nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, nâng cao khả năng chủ động so với đối thủ cạnh tranh.

- Phải tăng cường quảng bá hình ảnh, đảm bảo được chất lượng phục vụ một cách tốt nhất, giữ uy tín được với khách hàng và tranh thủ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.

6.2.2 Kiến nghị với ngành

Về thủ tục nhập cảnh, đề nghị bỏ VISA đối với các thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam, đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh.

Về chính sách thuế, đề nghị giảm thuế đất, thuế nhập khẩu nguyên liệu, trang thiết bị đối với các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở lưu trú và giảm thuế nhập khẩu ô tô phục vụ vận chuyển khách du lịch để giảm giá thành tour nhằm cạnh tranh với các nước trong khu vực, hoàn thuế VAT cho khách nước ngoài.

Về phát triển nguồn nhân lực du lịch, đề nghị tăng tỉ lệ lao động đã qua đào tạo làm việc tại các doanh nghiệp du lịch, tăng cường đội ngũ hướng dẫn viên du lịch về ngôn ngữ để phục vụ tốt từng thành phần du khách.

Về công tác xúc tiến quảng bá, tăng kinh phí quảng bá tại các thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam tại nước ngoài.

Về nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tăng cường quản lý chất lượng, giá cả hàng hóa dịch vụ du lịch; tăng cường quản lý và xử phạt đối với các doanh nghiệp làm ăn chui lủi, trá hình, chộp giật, nhái thương hiệu, quản lý chặt chẽ về chất lượng đối với các cơ sở lưu trú, kiểm tra giấy phép hành nghề đối với đội ngũ hướng dẫn viên du lịch.

Tăng cường kiểm soát môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn dành cho du khách, hạn chế nạn cướp giật, lừa đảo du khách đang tràn lan hiện nay.

6.2.3 Kiến nghị với nhà nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nghiên cứu về quy chế tín dụng đảm bảo tiền vay, có ưu tiên cho các doanh nghiệp có uy tín và tài chính lành mạnh. Hướng dẫn và hỗ trợ, tạo mọi điều kiện đẻ giúp các doanh nghiệp trong nước có đủ nguồn vốn cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Đối với các công trình thi công xây dựng, Nhà nước, địa phương cũng phải có kế hoạch theo dõi, quản lý nhằm tránh hành vi xấu đáp ứng nhu cầu cá nhân, gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của người dân.

- Cần tăng cường kinh phí hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ thông qua việc hỗ trợ kinh phí đào tạo, thuê chuyên gia nước ngoài, mua công nghệ mới; xây dựng chương trình Khoa học và Công nghệ.

- Chỉ đạo, phối hợp các cơ quan chức năng trong việc phát triển và quản lý các cơ sở kinh doanh lưu trú.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Văn Trịnh (2014). Bài giảng phân tich hoạt động kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ.

2. Chi cục dân số - kế hoạch hóa giai đình

<http://dansokiengiang.gov.vn/thong-ke-so-lieu/chi-

tiet.php?typview=4&sta_code=86 > [truy cập ngày 5/9/2014].

3. Chính phủ

<http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/cactinhvathanhpho/tinhk iengiang/thongtintinhthanh?view=introduction&provinceId=1360> [truy cập ngày 05/9/2014].

4. Đặng Kim Cương. Phạm Văn Dược (2005). Phân tích hot động kinh

doanh. NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh.

5. Khách sạn Sea Light <http://www.sealighthotel.vn> [truy cập ngày 01/10/2014]

6. Kiên Giang. Số liệu từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

<http://www.kiengiang.gov.vn> [truy cập ngày 13/10/2014].

7. Kinh tế và dự báo <http://kinhtevadubao.com.vn/dinh-huong-phat- trien/kinh-te-viet-nam-giai-doan-2011-2013-va-trien-vong-2014-2015-

1971.html> [truy cập ngày 01/10/2014].

8. La Thị Yểm (2011), Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhà hàng khách sạn của Công ty TNHH MTV 622, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ.

9. Nguyễn Năng Phúc (2006). Phân tích kinh doanh. NXB Tài Chính.

10.Nguyễn Thi Sỹ (2013), Phân tích kết quả kinh doanh và khảo sát mức

độ hài lòng của khách hàng về dịch lưu trú của khách sạn quốc tế Sea Light, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ.

11.Trịnh Văn Sơn (2005). Phân tích hot động kinh doanh. Đại học Kinh tế Huế.

PHỤ LỤC: KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN SEA LIGHT



Đơn vị: KHÁCH SẠN SEALIGHT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Địa chỉ :A11, 3/2, p. Vĩnh Bảo

Rạch Giá, ngày 25 tháng 12 năm 2011

Kính gửi : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kiên Giang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

BÁO CÁO

Kết quả hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch năm 2011

Số

TT

Nội dung Đơn vị tính Thực hiện

01 TỔNG QUAN

Tổng số buồng buồng

2391

Công suất buồng bình quân %

43.32% 02 KHÁCH LƯU TRU Tổng sô khách 12.479 Quốc tế " 3.251 Nội địa " 9.178 03 NGÀY LƯU TRÚ Tổng sô ngày khách 16.764 Quốc tế 4.367 Nội địa " 12.397 04 DOANH THU

Tổng doanh thu triệu đồng 1.1030.470.000 VND

Lưu trú " 6.298.480.000 VND

Doanh thu nhà hàng " 4.086.960.000 VND

05 LỢI NHUẬN

Trước thuế 5.599.170.000 VND

Tổng số người quản lý và nhân viên phục vụ Người 76

Người quản lý " 18

Nhân viên phục vụ " 58

Nghiệp vụ % 68

Người lập biểu Thủ trưởng đơn vị

Kế toán Giám đốc

Đơn vị: KHÁCH SẠN SEALIGHT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Địa chỉ :A11, 3/2, p. Vĩnh Bảo

Rạch Giá, ngày 31 tháng 12 năm 2012

Kính gửi : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kiên Giang

BÁO CÁO

Kết quả hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch năm 2012

Số

TT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung Đơn vị tính Thực hiện

01 TỔNG QUAN

Tổng số buồng buồng

2391

Công suất buồng bình quân %

44.32% 02 KHÁCH LƯU TRU Tổng sô khách 11.824 Quốc tế " 3.073 Nội địa " 8.751 03 NGÀY LƯU TRÚ Tổng sô ngày khách 14.724 Quốc tế 4.673 Nội địa " 10.051 04 DOANH THU

Tổng doanh thu triệu đồng 12.161.260.000 VND

Lưu trú " 6.998.350.000 VND

Doanh thu nhà hàng " 4.456.710.000 VND

Khác (Dich vu spa Massage) " 706.200.000 VND

05 LỢI NHUẬN

Tổng số người quản lý và nhân viên phục vụ Người 79

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động của khách sạn sea light kiên giang (Trang 65)