Quá trình hình thành đường lố

Một phần của tài liệu Sự ra đời của đảng cộng sản việt nam (Trang 123 - 126)

II. ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI, HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ THỜI KỲ ĐỔI MỚ

b. Quá trình hình thành đường lố

* Giai đoạn (1986-1996): xác lập đường lối đối ngoại độc

lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hóa quan hệ quốc tế

- ĐH VI: mở đầu đổi mới tư duy về công tác đối ngoại

+ Đề ra yêu cầu cần quan hệ hợp tác kinh tế với các nước ngoài hệ thống XHCN và tham gia sự phân công quốc tế

+ Tranh thủ quan hệ kinh tế và khoa học kỹ thuật với các nước công nghiệp phát triển, tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.

- Nghị quyết 13 của Bộ chính trị (5-1988) về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới:

+ Kiên quyết chủ động chuyển từ đấu tranh đối đầu sang hợp tác trong hoà bình

+ Lợi dụng sự phát triển cách mạng khoa học-kỹ thuật và xu thế toàn cầu hoá

+ Kiên quyết mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đa dạng hoá quan hệ

-> NQ 13 đánh dấu sự đổi mới tư duy quan hệ quốc tế và chuyển hướng chiến lược đối ngoại của Đảng

- ĐH VII:

+ Phải hợp tác, bình đẳng cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị-xã hội trên cơ sở các nguyên tắc cùng hoà bình

+ Phương châm: Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển

+ Quan hệ kinh tế đối ngoại: mở ra bước đột phá mới với chủ trương : gắn thị trường trong nước và xuất khẩu, mở rộng, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi.

* Giai đoạn (1996-2008): bổ sung và hoàn chỉnh đường lối

đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế

- ĐH VIII:

+ Tiếp tục khẳng định mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt với các nước, các trung tâm kinh tế, chính trị khu vực và quốc tế

+ Đưa ra chủ trương: xây dựng nền kinh tế mở và đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới

+ Điểm mới so với ĐH VII: 1) Mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền và các đảng khác; 2) Mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ; 3) Kinh tế đối ngoại lần đầu tiên chủ trương: thử nghiệm để tiến tới thực hiện đầu tư ra nước ngoài.

- ĐH IX:

+ Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực

+ Lần đầu tiên đưa ra quan điểm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ

+ ĐH IX có bước phát triển trong phương châm đối ngoại của ĐH VII: “Việt Nam muốn là bạn với các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” thành “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển - ĐH X:

+ Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tư chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển

+ Chính sách đối ngoại rộng mở đa phương hoá, đa dạng háo các quan hệ quốc tế

+ Điểm mới so với ĐH IX: chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế

Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là:

1. Hoàn toàn chủ động quyết định đường lối, chính sách phát triển kinh tế-xã hội nói chung và hội nhập KTQT nói riêng

2. Phải sáng tạo, lựa chọn phương thức hành động đúng, dự báo được những thuận lợi, khó khăn khi hội nhập Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là:

1. Khẩn chương chuẩn bị, điều chỉnh, đổi mới từ bên trong (Phương thức lãnh đạo, quản lý, hoạt động thực tiễn, Trung ương đến địa phương, các doanh nghiệp)

2. Xây dựng lộ trình, kế hoạch, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật

3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế

4. Tích cực nhưng phải thận trọng, vững chắc

Một phần của tài liệu Sự ra đời của đảng cộng sản việt nam (Trang 123 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w