Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị

Một phần của tài liệu Sự ra đời của đảng cộng sản việt nam (Trang 89 - 92)

II. TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ

2. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị

I. ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI (1975-1989)

1. Các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị Việt Nam

- Khái niệm hệ thống chính trị xuất hiện trong văn kiện Hội nghị TW 6 khoá VI (3-1989), và được ghi nhận về mặt pháp lý trong Hiến pháp 1992, trước đó dùng khái niệm “hệ thống chuyên chính vô sản” “nhà nước chuyên chính vô sản”

- Hệ thống chính trị Việt Nam được tạo bởi Nhà nước

CHXHCNVN, Đảng CSVN, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội (Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân) có mối quan hệ tác động lẫn nhau.

2. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương xây dựng hệ thống chính trị trị

a. Hoàn cảnh lịch sử

- Đã có hệ thống chuyên chính vô sản được thử thách (1960-1975) gồm: Đảng, khối liên minh công nông, Mặt trận dân tộc thống nhất, chính quyền cách mạng

- Xuất phát điểm nước ta là nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ

- Hệ thống xã hội chủ nghĩa đang phát triển

- Cách mạng khoa học-kỹ thuật thế giới đang phát triển b. Chủ trương xây dựng hệ thống chính trị

* Cơ sở hình thành

- Lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin về thời kỳ quá độ và về chuyên chính vô sản.

Mác cho rằng giữa CNTB và CNXH là một thời kỳ quá độ với hệ thống chính trị là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản.

Lênin nhấn mạnh đó là thời kỳ lâu dài và đau đớn của thời kỳ sinh đẻ.

+ Tiến lên CNXH phải trải qua thời kỳ quá độ: quá độ về chính trị, kinh tế, văn hoá.

+ Khẳng định chuyên chính vô sản là tất yếu trong thời kỳ quá độ

- Xuất phát đường lối chung cách mạng cả nước do ĐH IV xác định: nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động (tiến hành 3 cuộc cách mạng về QHSX, KH-KT, Tư tưởng văn hóa)…

- Cơ sở chính trị của hệ thống chuyên chính vô sản được hình thành từ năm 1930 và bắt rễ vững chắc trong lòng dân tộc và xã hội

- Cơ sở kinh tế: là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp -> nhanh chóng xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. (làm quá quyết liệt, máy móc, mệnh lệnh)

- Cơ sở xã hội là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức (hệ quả của cuộc đấu tranh “ai thắng ai” trong chính trị, kinh tế và kết quả cải tạo XHCN đã xóa bỏ giai cấp địa chủ, TS)

* Chủ trương xây dựng hệ thống chính trị mang đặc điểm Việt

Nam

Việc xây dựng hệ thống chính trị được quan niệm là xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, nghĩa là xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh các quan hệ xã hội thể hiện vai trò làm chủ của nhân dân về kinh tế, chính trị, văn hoá ,xã hội, bản thân, thiên nhiên. Do vậy:

- Quyền làm chủ của nhân dân được thể chế hóa bằng pháp luật và tổ chức.

- Xây dựng quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng dựa trên nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp, được thực hiện chủ yếu bằng các thiết chế của nhà nước và hoạt động các đoàn thể quần chúng -> Nhà nước trong chế độ làm chủ tập thể là nhà nước chuyên chính vô sản

- Đảng lãnh đạo toàn bộ xã hội trong điều kiện chuyên chính vô sản, đảm bảo cao nhất cho chế độ làm chủ tập thể của dân (Đảng của giai cấp công nhân & ND lao động)

- Xác định nhiệm vụ chung của mặt trận và các đoàn thể là đảm bảo quần chúng tham gia và kiểm tra công việc của nhà nước, các

hoạt động chính trị – xã hội và là cầu nối giữa nhà nước và nhân dân.

- Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động theo cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý.

Một phần của tài liệu Sự ra đời của đảng cộng sản việt nam (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w