I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
b. Cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp của Việt Nam
- Đặc điểm:
+ Nhà nước quản lý kinh tế xã hội bằng mệnh lệnh hành chính. Nghĩa là bằng một hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết giao từ trên xuống dưới, sau đó Nhà nước thu lại phân phối cho nhân dân. (lỗ thì nhà nước bù, lãi thì nhà nước thu).
+ Nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhưng thường lại không có nghiệp vụ quản lý, doanh nghiệp không bị rằng buộc với kết quả SX- Kdoanh.
+ Không sử dụng quan hệ hàng hoá - tiền tệ. (Nghĩa là sản
xuất tách rời lưu thông và tiêu dùng.). Nhà nước quản lý kinh tế
thông qua chế độ “cấp phát – giao nộp). Sức lao động, phát minh sáng chế, tư liệu SX quan trọng không được coi là hàng hóa về mặt pháp lý. (VD: dép nhựa Tiền phong, xe đạp Thống nhất... vẫn bao nhiêu năm vẫn không thay đổi mẫu mã, nhiều nước XHCN Đông Âu cũng vậy)
+ Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian, quan liêu. (năng lực quản lý kinh tế yếu kém, thiếu thực tế).
+ Tư duy kinh tế lạc hậu: Không thừa nhận các phạm trù kinh tế: thị trường, cơ chế thị trường, cạnh tranh, phá sản, KTNTP. (chúng ta từng tự hào là các nước XHCN không bao giờ khủng hoảng Ktế, cạnh tranh, phá sản...)
- Nhà nước bao cấp bằng những hình thức gì?
+ Bao cấp giá: Nhà nước quyết định giá trị của hàng hóa (thường là thấp hơn giá thị trường nhiều lần).
+ Bao cấp qua chế độ tem phiếu: phân phối hàng hoá bằng tem phiếu với giá thành thấp hơn nhiều lần giá trị thực đã biến chế độ tiền lương thành hiện vật, phá vỡ nguyên tắc phân phối theo lao động.
+ Bao cấp chế độ phát vốn ngân sách:-> nảy sinh cơ chế “xin -cho” -> sử dụng lãng phí vốn và tài nguyên. (thiếu lại xin, CCCP (của chung cứ phá).
Nhận xét
+ ưu điểm: Cả nước chỉ có kinh tế nhà nước và tập thể nên tập trung được tối đa các nguồn lực kinh tế, phát huy được sức mạnh tổng hợp cả nước cho một mục tiêu nào đó, (phù hợp với điều kiện có chiến tranh.)
+ Hạn chế:
1. Thủ tiêu cạnh tranh.(trước thì ta nói đó là ưu điểm của CNXH, sau mới thấy đây là hạn chế)
2. Kìm hãm tiến bộ khoa học công nghệ.
3. Triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động.
4. Không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh.
-> các xí nghiệp lo làm kế hoạch 2, kế hoạch 3, “ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống, không ai đủ sống nhưng ai cũng vẫn sống (vẫn tồn tại)”
-> Khiến đất nước rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.