Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)

Một phần của tài liệu Sự ra đời của đảng cộng sản việt nam (Trang 40 - 49)

I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (1945-1954)

2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)

(1946-1954)

a. Hoàn cảnh lịch sử

- Đêm 22, rạng sáng 23/9/1945 quân Pháp nổ súng đánh chiếm Nam Bộ

- Ngày 20/11/1946, Pháp mở cuộc tiến công chiếm đóng Hải Phòng, Lạng Sơn và Đà Nẵng.

- Tháng 12/1946, quân Pháp tàn sát thảm khốc đồng bào ở Hà Nội

- Ngày 17/12/1946 Pháp đã gửi tối hậu thư yêu cầu ta phải giải tán lực lượng bảo vệ thủ đô và trao quyền kiểm soát thủ đô Hà Nội cho chúng.

- Phản bội lại những ký kết tại Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946). -> Ngày 19/12/1946, Hội nghị của ban thường vụ TW Đảng họp ở Vạn Phúc ( Hà Đông ) đã chủ trương phát động cuộc kháng chiến trong cả nước và nêu ra những phương hướng cơ bản của cuộc kháng chiến.

-20 giờ ngày 19-12-1946, Kháng chiến toàn quốc bùng nổ. -20-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc

kháng chiến

b. Quá trình hình thành và nội dung đường lối kháng chiến + Giai đoạn 1946-1950

Thể hiện 3 văn kiện: +“ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (19-12-1946)

+“ Chỉ thị toàn dân kháng chiến” (22-12- 1946)

+ TP “Kháng chiến nhất định thắng lợi” (Trường Chinh 1-1947)

Nội dung Đường lối kháng chiến của Đảng:

- Mục đích: Đánh đổ thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập thống nhất

- Tính chất: Trường kỳ kháng chiến, toàn diện kháng chiến, giải phóng dân tộc và dân chủ mới.

- Nhiệm vụ: hoàn thành giải phóng dân tộc và phát triển chế độ dân chủ mới

- Phương châm KC: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính.

+ Kháng chiến toàn dân

Là đoàn kết, huy động lực lượng toàn dân đánh giặc, mỗi công dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một chiến hào + Kháng chiến toàn diện:

o Thực hiện cuộc kháng chiến trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá, tư tưởng, quân sự

o Xây dựng lực lượng của ta, vừa kháng chiến vừa kiến quốc

Thực hiện đào kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, tăng cường đoàn kết với các nước.

-Về quân sự:

Vũ trang toàn dân, chiến tranh du kích tiến lên chính quy, vừa kháng chiến, vừa xây dựng lực lượng.

-Về kinh tế:

Tiêu thổ kháng chiến, tự cung tự cấp trong nông nghiệp, công nghiệp và quốc phòng

-Về văn hoá:

Xoá bỏ văn hoá thục dân, phong kiến, xây dựng nền văn hóa mới theo nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.

-Về ngoại giao:

Thực hiện nguyên tắc thêm bạn bớt thù.

(Thêm đoạn trường kỳ kháng chiến, dựa vào sức mình…)

Kết quả:

+ Mở đầu cuộc nổ súng lịch sử đêm 19-12-1946 là cuộc

chiến đấu của quân và dân Thủ đô Hà Nội. Với hơn 60 ngày đêm dũng cảm, quân và dân ta đã tiêu diệt 2.000 tên địch, giam chân địch trong thành phố vượt xa dự kiến của lãnh đạo. Cùng với quân, dân thủ đô, quân và dân các thành phố, thị xã trong cả nước chiến đấu ngoan cường, giam chân địch. Khi địch tiến công mở rộng vùng chiếm đóng, quân và dân ta chặn địch khắp nơi tiêu hao sinh lực địch, ngăn chặn bước tiến của chúng, gìn giữ và phát triển lực lượng của ta.

+ Để thực hiện ý đồ đánh nhanh, thắng nhanh, sau một thời gian chuẩn bị, ngày 7-10-1947, địch tiến công tiêu diệt Việt Bắc với ý đồ tiêu diệt cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến, tiêu diệt quân chủ lực, phá hoại kho tàng, xưởng máy, bao vây, khoá chặt biên giới, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

+ Ngày 15-10-1947, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị phải "phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp", trong đó có nêu rõ nhiệmvụ trước mắt của quân và dân ta phải làm cho địch thiệt hại nặng nề, giữ vững chính quyền dân chủ, phá vỡ bất cứ chính quyền bù nhìn nào do địch lập nên, về quân sự phải đánh mạnh trên khắp các chiến trường…Trong chiến đấu, phải biết giữ gìn chủ lực của ta và nhằm chỗ yếu của địch mà đánh.

+ Sau hơn 2 tháng chiến đấu, địch đã bị ta đánh bại và buộc phải rút khỏi Việt Bắc.

+ Sau thất bại ở Việt Bắc, Pháp ra sức bình định vùng tạm chiếm, đẩy mạnh xây dựng chính phủ bù nhìn, mở rộng

nguỵ quân.

+ Nhận định đúng tình hình , sau chiến thắng Việt Bắc, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương mở rộng (1-1948) đã đề ra nhiệm vụ và biện pháp về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá nhằm thúc đẩy kháng chiến tiến lên giai đoạn mới. Đảng chú trọng đẩy mạnh chiến tranh du kích, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, chống âm mưu dùng người Việt trị người Việt, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, tịch thu ruộng đất của bọn phản quốc cấp cho dân nghèo, thực hiện giảm tô, chia lại công điền, phát triển văn hoá, giáo dục, tăng cường công tác xây dựng Đảng.

+ Giai đoạn 1951-1954

* Đại hội II của Đảng và đẩy mạnh kháng chiến đến thắng

Thời gian: Từ ngày 11 đến 19/2/1951

Địa điểm: Xã Vinh Quang- H. Chiêm Hoá- Tuyên Quang.

- Bối cảnh lịch sử + Thế giới:

 Năm 1949 cách mạng Trung Quốc thành công và đi lên chủ nghĩa xã hội . Làm thay đổi so sánh lực lượng trên trường quốc tế, có lợi cho phong trào cách mạng thế giới.

 Năm 1950: Các nước xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên xô đã hoàn thành quá trình khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ II và bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ.

 Mỹ trở thành tên sen đầm quốc tế và trực tiếp can thiệp vào Việt Nam,

 Cách mạng 3 nước Đông Dương đã có bước trưởng thành

VD: Chính phủ kháng chiến Lào đã được thành lập, Quân đội Campuchia cách mạng đã được hình thành.

+ Trong nước:

 Năm 1950, Cách mạng Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ, đang chuyển sang thế chủ động trên chiến trường chính, thực dân Pháp bị đẩy vào thế bị động.

 Do yêu cầu Đảng cần ra hoạt động công khai để lãnh đạo cách mạng

 Đảng cần tổng kết những vấn đề lý luận và kinh nghiệm, bổ sung, hoàn chỉnh đường lối cách mạng

dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội.

* Nội dung của Đại hội II:

- Đại hội quyết định tách Đảng cộng sản Đông Dương thành

lập ở mỗi nước:

 ở Việt Nam : Thành lập Đảng Lao động Việt

Nam.

 ở Lào: Thành Đảng nhân dân Cách mạng Lào (1955)

 ở Campuchia: Thành lập Đảng cách mạng Cam pu chia (1952)

- Đại hội thông qua nội dung Chính cương của Đảng lao

động Việt Nam

+ Xác định 2 mâu thuẫn cơ bản: giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc và bè lũ tay sai; giữa nông dân với bọn địa chủ phong kiến.

Trong đó mâu thuẩn chủ yếu là mâu thuẩn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với bọn đế quốc xâm lược và bọn can thiệp.

+ Đối tượng của cách mạng: Là thực dân Pháp, Mỹ, phong kiến và bọn phản động tay sai.

+ Nhiệm vụ cách mạng:

• Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất Tổ quốc

• Xoá chế độ phong kiến, đem lại ruộng đất cho giai cấp nông dân.

-> 3 nhiệm vụ có MQH chặt chẽ với nhau, đặc biệt mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến, có MQH khăng khít, gắn bó với nhau. Nhiệm vụ chống ĐQ đưa lên hàng đầu. Nhiệm vụ chống PK làm phải có kế hoạch, tiến hành từng bước. + Lực lượng và động lực của cách mạng: gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, những nhân sỹ yêu nước, thân sỹ tiến bộ. Trong đó giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức là động lực chính của cách mạng. +Trển vọng cách mạng: Cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân phải tiến lên CNXH.

+ Giai cấp lãnh đạo: Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân, Đảng Lao động VN là Đảng của giai cấp công nhân và của nhân dân lao động Việt Nam.

* Hội nghị Trung ương I (3-1951):

Chủ trương tăng cường công tác chỉ đạo quân sự, tích cực xây dựng và phát triển kinh tế.

* Hội nghị Trung ương II (10-1951):

Chủ trương đẩy mạnh công cuộc kháng chiến, đặc biệt là vùng tạm chiếm, chống âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt” của địch.

* Hội nghị Trung ương IV (1-1953):

Chủ trương giảm tô, chuẩn bị tiến tới cải cách ruộng đất.

* Hội nghị Trung ương V (11-1953):

Đảng quyết định triệt để giảm tô và tiến hành cải cách ruộng đất từng bước.

3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và

bài học kinh nghiệm

a. Kết quả:

+Về Chính trị: Đảng ra hoạt động công khai, khối đại đoàn kết

toàn dân phát triển lên một bước mới.

+ Về quân sự: Lực lượng quân sự nhanh chóng phát triển (có

nguồn viện trợ của TQ) -> ta chủ động mở hàng loạt các chiến dịch lớn: Trung du, Đường 18, Hà Nam Ninh, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào… -> Pháp ngày càng lún sâu vào cuộc chiến ở Đông Dương và muốn tìm một lối thoát -> ra đời kế hoạch Nava và kết thúc là chiến dịch Điện Biên Phủ.

+ Về ngoại giao: Kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại giao, ta đã tiến hành đàm phán giải quyết vấn đề Đông Dương và đi đến chấm dứt chiến tranh, tại Hội nghị Giơvevơ (8/5- 20/7/1954)

b. Ý nghĩa lịch sử: - Ý nghĩa dân tộc

+ Đây là thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ: một dân tộc nhỏ có thể dùng chiến tranh, chiến tranh nhân dân để đánh thắng chiến tranh xâm lược của một đế quốc to như thực dân Pháp. Đó là thắng lợi đầu tiên của chiến tranh nhân dân trong thời đại Hồ Chí Minh.

+ Đó là thắng lợi đầu tiên của sự kết hợp chặt chẽ giữa cách mạng và chiến tranh cách mạng.

+ Thắng lợi đó đặt cơ sở vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ về sau và thắng lợi cách mạng Việt Nam lâu dài dưới sự lãnh của Đảng nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

+ Đây là thắng lợi của ý chí và quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta vì độc lập tự do, hoà bình

- Ý nghĩa quốc tế

+ Chiến thắng này đã giáng một đòn tấn công mạnh mẽ vào các thế lực thực dân, đế quốc trên thế giới. Thắng lợi này cũng là thắng lợi của lực lượng tiến bộ trên thế giới, nó trở thành tấm gương sáng, cổ vũ, tạo ra những thời cơ để thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ trên thế giới.

+ Thắng lợi này đã nâng cao vị thế chính trị của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế. Là cơ sở cho những ủng hộ tích cực giúp nhân dân Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ Quốc.

b. Nguyên nhân thắng lợi:

+ Có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo, độc lập tự chủ, phát huy được sức mạnh của cả dân tộc và kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế.

+ Xây dựng khối đoàn kết toàn dân, cả nước một lòng đánh Pháp. Mặt trận dân tộc thống nhất được mở rộng lấy liên minh làm lòng cốt.

+ Có lực lượng vũ trang nhỏ hùng mạnh, làm trụ cột cho toàn dân kháng chiến.

+ Chính quyền dân chủ nhân dân đã tổ choc động viên huy động toàn dân kháng chiến và xây dung chế độ mới.

+ Xây dựng và phát huy được sự đoàn kết liên minh chiến đấu giữa 3 nước Đông Dương. Động viên khai thác được sự ủng hộ và giúp đỡ quốc tê (Liên xô, Trung Quốc), ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới.

c. Những kinh nghiệm lịch sử:

- Xác định và quán triệt đường lối kháng chiến “ toàn

dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính” trong toàn

Đảng, toàn dân, toàn quân. Kinh nghiệm về sự vận dụng sáng tạo nguyên lý chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin và kế thừa, phát triển kinh nghiệm truyền thống quân sự của dân tộc. - Kết hợp chặt chẽ và giải quyết đúng đắn nhiệm vụ

chống đế quốc với nhiệm vụ chống phong kiến, trong đó chủ yếu là

nhiệm vụ chống đế quốc.

- Vừa kháng chiến, vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng

hậu phương ngày càng vững mạnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao

của cuộc kháng chiến. Kết hợp chặt chẽ giữa kháng chiến với kiến quốc, kháng chiến với xây dựng, xây dựng để kháng chiến.

- Quán triệt tư tưởng chiến lược kháng chiến gian khổ và lâu dài chủ động đề ra và thực hiện phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự sáng tạo, đó là biết thắng từng

bước, kết hợp chặt chẽ giữa chiến tranh chính quy với chiến tranh du kích…

- Tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao sức chiến đấu và hiệu lực lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh.

Một phần của tài liệu Sự ra đời của đảng cộng sản việt nam (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w