Phương pháp dạy học các kiến thức trong chương trình

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP DẬY HỌC SINH HỌC (Trang 46 - 50)

- Phần 2 Sinh học Tế bào, gồm 4 chương:

DẠY HỌC SINH HỌC VI SINH VẬT Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG MỤC TIÊU:

5.3.2. Phương pháp dạy học các kiến thức trong chương trình

5.3.2.1. Mục tiêu dạy học của các chương

Chương I. Dinh dưỡng, chuyển hoá vật chất và năng lượng ở sinh vật

* Về kiến thức:

- Nêu được khái niệm vi sinh vật và các đặc điểm chung của vi sinh vật.

- Trình bày được các kiểu chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon mà vi sinh vật đó sử dụng.

- Nêu được hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men

- Nêu được đặc điểm chung của các quá trình tổng hợp và phân giải chủ yếu ở vi sinh vật và ứng dụng của các quá trình này trong đời sống và sản xuất

* Về kỹ năng: Biết làm một số sản phẩm lên men( sữa chua, muối chua rau quả và lên men rượu). Giải được bài tập về trao đổi chất ở vi sinh vật.

Chương II. Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

* Về kiến thức:

- Trình bày được đặc điểm chung của sự sinh trưởng ở vi sinh vật và giải thích được sự sinh trưởng của chúng trong điều kiện nuôi cấy liên tục và không liên tục.

- Phân biệt được các kiểu sinh sản ở vi sinh vật

- Trình bày được những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật và ứng dụng của chúng

* Về kỹ năng:

Nhuộm đơn, quan sát một số loại vi sinh vật và quan sát một số tiêu bản bào tử của vi sinh vật. Giải được bài tập về sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật.

Chương III. Virus và bệnh truyền nhiễm

* Về kiến thức:

-Trình bày khái niệm và cấu tạo của virut, nêu tóm tắt được chu kì nhân lên của virut trong tế bào chủ

- Trình bày được một số khái niệm bệnh truyền nhiễm, miễn dịch, inteferon, các phương thức lây truyền bệnh truyền nhiễm và cách phòng tránh

* Về kỹ năng: Tìm hiểu một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở người, động vật và thực vật ở địa phương.

5.3.2.2. Dạy học các kiến thức của chương trình

Ví dụ 1. Dạy học khái niệm vi sinh vật” (Bài 33, sách nâng cao; Bài 22, sách cơ bản)

* Mục tiêu: Nêu được định nghĩa và các đặc điểm của vi sinh vật * PPDH: Trực quan, hỏi đáp

* PTDH: GV sưu tầm các hình ảnh vi sinh vật có kích thước khác nhau, thuộc các giới khác nhau, đặc điểm cấu tạo khác nhau, lấy ví dụ về khả năng sinh sản nhanh của vi sinh vật và môi trường sống đa dạng của vi sinh vật:

Ví dụ sinh sản nhanh của vi sinh vật: Một trực khuẩn đại tràng (E.coli ) sau 20 phút lại phân chia một lần. Như vậy 1h phân chia 3 lần. => 24h phân chia 72 lần => tạo 4 722 366,5.1017 tế bào tương đương với 1 khối lượng 4722 tấn.

* Cách tiến hành:

- GV chiếu hình ảnh một số loại vi sinh vật có kích thước khác nhau, HS nhận xét về kích thước của vi sinh vật.

- GV chiếu hình ảnh về các nhóm vi sinh vật thuộc các giới khác nhau, HS nhận xét về đặc điểm cấu tạo và nhóm phân loại của vi sinh vật.

- GV nêu ví dụ về khả năng sinh sản của vi khuẩn, HS nhận xét về tốc độ sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật, từ đó suy ra khả năng hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng ở vi sinh vật.

- GV chiếu hình ảnh về sự phân bố của vi sinh vật trong tự nhiên, HS nhận xét về môi trường phân bố của vi sinh vật.

- Từ những nghiên cứu trên, GV yêu cầu HS nêu vi sinh vật là gì và chúng có những đặc điểm gì?

Ví dụ 2. Dạy học khái niệm sinh trưởng của vi sinh vật” (Bài 38, sách nâng cao; Bài 25, sách cơ bản)

* Mục tiêu: Nêu được định nghĩa sinh trưởng của vi sinh vật, thời gian thế hệ, giải được bài tập về sinh trưởng của vi sinh vật.

* PPDH: Hỏi đáp * Cách tiến hành:

- GV nêu ví dụ về sinh trưởng của vi khuẩn E.coli, HS xác định số lượng vi khuẩn mới được tạo ra sau một khoảng thời gian nhất định. Qua đó, HS nhận thấy được sự gia tăng số lượng tế bào vi sinh vật theo cấp số nhân, dựa trên công thức:

N = N0 x 2k, trong đó N là số tế bào mới được tạo ra sau khoảng thời gian nhất đinh; N0 là số tế bào ban đầu; k là số lần phân chia tế bào (k = thời gian tồn tại của

- Từ bài tập trên, HS nêu được sinh trưởng của vi sinh vật là gì? Thời gian thế hệ là gì? Đồng thời, HS giải được những bài tập về sinh trưởng của vi sinh vật.

Ví dụ 3. Dạy học chu trình nhân lên của virus (Bài 44, sách nâng cao; Bài 30, sách cơ bản)

* Mục tiêu: Mô tả được đặc điểm các giai đoạn nhân lên của virus; phân biệt được sự xâm nhập của virus động vật với phagơ, virus độc và virus ôn hòa.

* PPDH: Trực quan

* PTDH: GV chuẩn bị các đoạn phim về chu trình nhân lên của phagơ, của virus động vật.

* Cách tiến hành:

- GV kiểm tra lại đặc điểm cấu tạo của virus động vật và phagơ, chú ý vào những cấu trúc tham gia vào chu trình nhân lên của virus.

- GV chiếu phim về chu trình nhân lên của virus trong tế bào chủ, HS quan sát và nêu các giai đoạn và đặc điểm của từng giai đoạn. Từ đoạn phim về sự xâm nhập của virus động vật và phagơ, HS phân biệt được sự xâm nhập của 2 loại virus này. Từ đoạn phim về sự phóng thích virus, HS phân biệt được chu trình tan và chu trình tiềm tan, virus độc và virus ôn hòa.

- GV có thể sử dụng các hình ảnh về chu trình nhân lên của virus, yêu cầu HS nhận biết từng giai đoạn trong chu trình đó.

Ví dụ 4. Dạy học “Khái niệm bệnh truyền nhiễm” (Bài 46, sách nâng cao; Bài 33, sách cơ bản):

- Mục tiêu: HS nêu được khái niệm bệnh truyền nhiễm, các phương thức lây truyền và cách phòng tránh các bệnh truyền nhiễm.

- PPDH: Hỏi đáp, LV với SGK, PHT - Cách tiến hành:

+ HS nêu 1 số bệnh do virut gây ra, GV dựa vào các VD đó để dẫn dắt tới một số bệnh đã phát triển thành dịch trong lịch sử, ĐVĐ vào mục kiến thức.

+ GV nêu câu hỏi để HS xác định các dấu hiệu chung, bản chất và định nghĩa khái niệm:

Các bệnh trên lây truyền từ người này sang người khác và gây bệnh trong những điều kiện nào? HS nêu 3 điều kiện. GV tổng kết và gợi ý khi các bệnh lây truyền từ người này sang người khác thì được gọi là bệnh truyền nhiễm. HS định nghĩa bệnh truyền nhiễm.

Để hiểu rõ hơn bản chất của bệnh truyền nhiễm, GV yêu cầu HS hoàn thành PHT: Dựa vào các ví dụ về các bệnh truyền nhiễm, hãy thảo luận nhóm và hoàn thành bảng xác định tác nhân gây bệnh, phương thức lây truyền và cách phòng tránh:

Bảng. Các bệnh truyền nhiễm, phương thức lây truyền và cách phòng tránh Tên bệnh Vi sinh vật gây bệnh Phương thức lây truyền Cách phòng tránh

+ GV tổ chức thảo luận, đưa ra kết luận. Qua đó, HS hoàn thiện kiến thức về bệnh truyền nhiễm: là gì? tác nhân gây bệnh, điều kiện lây lan, phương thức lây truyền, cách phòng tránh. Từ cách phòng tránh, GV đặt vấn đề vào mục miễn dịch.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP DẬY HỌC SINH HỌC (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w