DẠY HỌC SINH HỌC TẾ BÀO Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG MỤC TIÊU:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP DẬY HỌC SINH HỌC (Trang 30 - 32)

dạy học của một bài khoá Cơ thể người- Vệ sinh.

Chương 4

DẠY HỌC SINH HỌC TẾ BÀO Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNGMỤC TIÊU: MỤC TIÊU:

- Giải thích được vị trí, nhiệm vụ, mục tiêu của chương trình Sinh học tế bào ở trường phổ thông.

- Trình bày được cấu trúc, nội dung, các thành phần kiến thức cơ bản của chương trình.

- Vận dụng được các phương pháp dạy học thích hợp vào dạy học các thành phần kiến thức trong chương trình.

NỘI DUNG (8 tiết LT + 4 tiết TH):

4.1. Chương trình Sinh học THPT và chương trình Sinh học 10

4.1.1. Chương trình Sinh học ở trường THPT (áp dụng từ năm học 2006- 2007):

Chương trình THPT được thể hiện ở hai loại chương trình là chương trình cơ bản và chương trình nâng cao. Nội dung và thời lượng của hai loại chương trình này được thể hiện ở bảng trang 5, sách GV, nâng cao.

Việc xây dựng nội dung chương trình Sinh học ở trường THPT dựa trên những

quan điểm xây dựng chương trình sau đây:

- Các kiến thức Sinh học trong chương trình được trình bày theo các cấp tổ chức sự sống, từ các hệ nhỏ đến các hệ trung lên các hệ lớn: Tế bào → cơ thể → quần thể → loài → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển, cuối cùng tổng kết những đặc điểm chung của các tổ chức sống theo quan điểm tiến hoá- sinh thái.

- Các kiến thức trình bày trong chương trình là các kiến thức Sinh học đại cương, chỉ ra những nguyên tắc tổ chức, những quy luật vận động chung cho giới sinh vật. Chương trình THCS đề cập lần lượt tới các nhóm đối tượng Thực vật → Động vật → Người, thì chương trình THPT, phần cơ thể trình bày tích hợp các kiến thức về Sinh học Thực vật và Sinh học Động vật, Sinh học Vi sinh vật được trình

học Tế bào, Di truyền, Tiến hoá, Sinh thái đề cập tới những quy luật chung, không phân biệt từng nhóm đối tượng. Điều này giúp học sinh có những hiểu biết khái quát hơn về những quy luật chung nhất của giới hữu cơ.

Sự phối hợp hai quan điểm trên cho thấy chương trình Sinh học THPT có cấu trúc đồng tâm, mở rộng chương trình Sinh học THCS, phù hợp với trình độ kiến thức và năng lực tư duy của học sinh THPT.

- Chương trình đảm bảo một nền kiến thức cơ bản chung cho mọi HS trong cấp học.

- Chương trình đã kế thừa chương trình cải cách giáo dục (áp dụng từ năm 1987 đến nay) và chương trình thí điểm chuyên ban (1993- 2000). Những kiến thức đưa vào chương trình được chọn lọc từ 2 chương trình trên. Về cơ bản, không đưa thêm những kiến thức mới, nhưng được cấu trúc lại theo các định hướng nêu trên, có tham khảo chương trình một số nước, đảm bảo kiến thức hiện đại, cập nhật.

4.1.2. Chương trình Sinh học 10

4.1.2.1. Đặc điểm chương trình Sinh học 10

- Sinh học 10 dựa trên quan điểm cấu trúc luôn đi đôi với chức năng thể hiện ở tất cả cấp độ tổ chức. Ví dụ, cấu trúc phân tử và siêu hiển vi của ti thể hoặc lục lạp thể hiện chức năng chuyển hoá năng lượng của tế bào,…

- Sinh học 10 xây dựng trên quan điểm tế bào cũng như cơ thể sống là hệ thống mở, luôn trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin với môi trường sống.

- Sinh học 10 xây dựng trên quan điểm tiến hoá. Mỗi cấu trúc, chức năng, hiện tượng, cơ chế,… đều thể hiện quá trình tiến hoá lịch sử.

- Là chương trình đầu cấp THPT nên SGK đã có bài khái quát hoá các kiến thức về Sinh học đã học ở cấp THCS, vừa có tính ôn tập, củng cố kiến thức, vừa là cơ sở để HS dễ dàng tiếp thu các kiến thức mới của cấp THPT. Các kiến thức lớp 10 là cơ sở cho các kiến thức của lớp 11, 12 về các cấp độ tổ chức cao hơn.

- Sinh học 10 chủ yếu đề cập đến Sinh học Tế bào nhưng có phần Sinh học Vi sinh vật. Thực chất Sinh học Vi sinh vật cũng là Sinh học Tế bào vì vi sinh vật chủ yếu tồn tại ở dạng đơn bào. Đồng thời, Vi sinh vật là những cơ thể nên có thể nói SGK Sinh học 10 đã đề cập đến cấp độ cơ thể nguyên thuỷ là các cơ thể đơn bào, vì

vậy cần giới thiệu chúng như những cơ thể, tức là tương đương với cơ thể thực vật và động vật sẽ được học ở lớp 11.

4.2.1.2. Cấu trúc nội dung chương trình Sinh học 10

Chương trình Sinh học 10 bao gồm 3 phần:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP DẬY HỌC SINH HỌC (Trang 30 - 32)