Các thành phần kiến thức cơ bản của chương trình

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP DẬY HỌC SINH HỌC (Trang 35 - 36)

- Phần 2 Sinh học Tế bào, gồm 4 chương:

4.3.2.Các thành phần kiến thức cơ bản của chương trình

Thành phần kiến thức cơ bản nhất của chương trình là một hệ thống các khái niệm phản ánh những cấu trúc, hiện tượng, quá trình, quan hệ cơ bản của sự sống ở cấp độ tế bào.

- Những khái niệm phản ánh các dấu hiệu, hiện tượng, quá trình đặc trưng của tế bào, của sự sống: trao đổi chất, hô hấp, quang hợp, phân bào, chu kì tế bào, nguyên phân, giảm phân,...

- Những khái niệm phản ánh các tổ chức, cấu trúc cơ bản của tế bào, vật chất sống: các nguyên tố hóa học của tế bào, nước, cacbohiđrat, lipit, protein, axit nucleic, các bào quan, NST, tế bào, enzim, ATP, ...

- Những khái niệm phản ánh cơ chế của các hiện tượng, quá trình cơ bản của tế bào, của sự sống: tự nhân đôi, phân li, tổ hợp của các NST, quá trình nguyên phân, giảm phân, quá trình quang hợp, quá trình hô hấp, cơ chế vận chuyển các chất qua màng tế bào, cơ chế hoạt động của enzim, ...

- Khái niệm phản ánh về quan hệ: Quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các bào quan, mối liên hệ giữa các nguyên tố hoá học, các hợp chất hữu cơ trong tế bào.

Các nhóm khái niệm trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và sự phân chia thành các nhóm cũng chỉ có tính chất tương đối. Ví dụ, tế bào vận động bằng cách trao đổi chất, lớn lên, tự nhân đôi trong nguyên phân, giảm phân, kết hợp với nhau giữa tế bào sinh dục đực và cái trong thụ tinh. NST vận động bằng cách tự nhân đôi, phân li trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh.

Trong thời đại bùng nổ thông tin, khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển như vũ bão thì phương pháp của các khoa học, phương pháp học tập trở thành một thành phần quan trọng của học vấn phổ thông, thành mục tiêu giáo dục. Một số phương pháp đặc thù của sinh học đã xây dựng nên những tri thức của loài người trong lĩnh vực Sinh học tế bào. Những phương pháp học tập tích cực giúp học sinh chủ động tự lực nắm vững di sản tri thức của loài người ở lĩnh vực trên.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP DẬY HỌC SINH HỌC (Trang 35 - 36)