Phương pháp dạy học đặc thù: Trực quan, thực hành, dùng lời 3.3.3 Phương pháp dạy học các kiến thức trong chương trình

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP DẬY HỌC SINH HỌC (Trang 26 - 28)

DẠY HỌC CƠ THỂ NGƯỜI VÀ VỆ SIN HỞ TRƯỜNG PHỔ THÔNG MỤC TIÊU:

3.3.2.Phương pháp dạy học đặc thù: Trực quan, thực hành, dùng lời 3.3.3 Phương pháp dạy học các kiến thức trong chương trình

3.3.3. Phương pháp dạy học các kiến thức trong chương trình

3.3.3.1. Dạy học các kiến thức hình thái, giải phẫu

* Yêu cầu: HS xác định được vị trí, mô tả được hình dạng, cấu tạo ngoài, trong của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể, làm cơ sở cho việc hiểu chức năng, sự thích nghi, tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng; So sánh được đặc điểm cấu tạo của một số cơ quan, hệ cơ quan người với động vật (Thú) để thấy rõ nguồn gốc tiến hóa của người; Trên cơ sở hiểu rõ cấu tạo, HS có ý thức giữ gìn vệ sinh đảm bảo cho sự phát triển bình thường của cơ thể.

* PPDH: PP trực quan, PP giảng giải- minh họa (để trình bày các cấu trúc phức tạp

* Ví dụ: Dạy "Các cơ quan tiêu hoá"- Bài 24

+ Mục tiêu: Học sinh phải kể được tên của các cơ quan tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá trong cơ thể người.

+ Phương pháp: trực quan (sử dụng tranh vẽ) + Cách tiến hành:

GV: Quá trình tiêu hoá được diễn ra tại các cơ quan tiêu hoá trong hệ tiêu hoá. Vậy hệ tiêu hoá gồm những cơ quan nào?

GV treo tranh câm hình 24- 3 "Sơ đồ các cơ quan trong hệ tiêu hoá của cơ thể người", yêu cầu HS quan sát tranh, kết hợp với quan sát hình 24- 3 trong SGK. GV gọi một vài HS lên bảng ghi chú thích cho tranh câm. Các HS khác theo dõi và bổ sung cho kết quả của bạn.

GV yêu cầu HS quan sát và liệt kê các cơ quan tiêu hoá ở hình 24- 3 vào các cột tương ứng ở bảng 24 "Các cơ quan trong ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá":

Các cơ quan trong ống tiêu hoá Các tuyến tiêu hoá GV gọi một vài HS nêu kết quả của mình, các HS khác nhận xét, bổ sung. 3.3.3.2. Dạy học các kiến thức sinh lí, sinh thái

* Yêu cầu: HS xác định được chức năng sinh lí của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể có liên quan đến cấu trúc của chúng, nhờ đó mà hiểu rõ hơn cấu trúc của các cơ quan đó; Giải thích được sự thay đổi trong hoạt động sinh lí của các cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể dưới tác động của các yếu tố MT; Nêu được vai trò của hệ thần kinh và nội tiết đảm bảo sự cân bằng của các hoạt động sinh lí bình thường.

* Ví dụ: Dạy học “Tiêu hoá ở dạ dày”

- Mục tiêu: HS phải mô tả được các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày có liên quan đến cấu tạo dạ dày.

- Phương pháp: Hỏi đáp, LV với SGK - Cách tiến hành:

+ GV giới thiệu thông tin về phản xạ tiết dịch vị khi có bất cứ vật gì chạm vào lưỡi hay niêm mạc dạ dày. Khi có thức ăn, dạ dày có những hoạt động biến đổi nào? + HS đọc thông tin trong SGK trang 88, thực hiện các lệnh hoạt động, hoàn thành bảng 27 về các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày, phân biệt được giữa biến đổi lí học (những hoạt động co bóp, nhào trộn thức ăn với dịch vị và đẩy thức ăn xuống ruột có sự phối hợp co của cơ vòng ở môn vị) với biến đổi hoá học (các thành phần của dịch vị phân cắt thức ăn prôtêin thành các chuỗi ngắn).

+ Trả lời các câu hỏi còn lại của phần lệnh hoạt động, HS hiểu rõ hơn hoạt động tiêu hoá thức ăn của dạ dày có liên quan chặt chẽ với cấu tạo.

3.3.3.3. Dạy học các kiến thức vệ sinh, y học (kiến thức ứng dụng)

* Yêu cầu: HS phân tích được cơ sở khoa học của các biện pháp vệ sinh, rèn luyện để tăng cường sức khỏe, tăng khả năng lao động, học tập và các ứng dụng khác; Có ý thức tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, bảo vệ cơ thể chống bệnh tật.

* PPDH: Vấn đáp

* Ví dụ: Dạy học “Vệ sinh tiêu hoá”:

- Mục tiêu: HS phân tích được các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá, từ đó nêu được các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá.

- Cách tiến hành:

+ HS đọc thông tin mục I, trả lời câu hỏi: Có những tác nhân nào gây hại cho hệ tiêu hoá? Mức độ gây hại của chúng như thế nào? + Trả lời các câu hỏi trên bằng cách hoàn thành bảng:

Tác nhân Cơ quan hoặc hoạt động bị ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng HS tóm tắt được các tác nhân: VSV, kí sinh trùng, thức ăn thiếu chất, bị ôi thiu, cách ăn, khẩu phần ăn có ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động của hệ tiêu hoá.

+ HS nêu những biện pháp để bảo vệ hệ tiêu hoá.

+ HS trả lời các câu hỏi ở phần lệnh hoạt động, từ đó kết luận được các biện pháp bảo vệ hợp lí. áp dụng vào việc vệ sinh tiêu hoá đối với bản thân.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP DẬY HỌC SINH HỌC (Trang 26 - 28)