Phương pháp dạy học các thành phần kiến thức cơ bản trong chương trình

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP DẬY HỌC SINH HỌC (Trang 37 - 39)

- Phần 2 Sinh học Tế bào, gồm 4 chương:

4.4.3.Phương pháp dạy học các thành phần kiến thức cơ bản trong chương trình

trình

4.4.3.1. Yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học

- Dạy HS cách tự học, rèn luyện các kỹ năng tư duy logic và sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng phân loại, khái quát hoá,… GV tạo điều kiện để HS chủ động tham gia vào quá trình đào tạo, cùng khám phá chiếm lĩnh tri thức chứ không phải cho các em kiến thức để ghi nhớ. Ngoài ra, phải quan tâm tới việc rèn luyện các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, dạy HS cách diễn đạt bằng lời nói, kỹ năng viết,…

- Hướng tới dạy học sinh các kỹ năng sống như biết cách làm việc độc lập nhưng cũng phải biết cách làm việc tập thể để giải quyết được những vấn đề mà cá nhân không thể làm được.

- Sách giáo khoa đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy học: Vừa là tài liệu học tập, tài liệu khoa học, là nguồn cung cấp kiến thức phong phú cho người học, vừa là phương tiện chủ yếu để người dạy tổ chức hoạt động học. Việc khai thác, sử dụng sách giáo khoa như thế nào cho có hiệu quả trong dạy học phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp sử dụng.

* Các biện pháp tổ chức hoạt động tự lực nghiên cứu sách giáo khoa nhằm phát huy tính tích cực của học sinh (xem tài liệu [1]).

4.4.3.2. Dạy học các thành phần kiến thức cơ bản trong chương trình

a. Dạy học những khái niệm phản ánh các tổ chức, cấu trúc cơ bản của tế bào, vật chất sống, có thể sử dụng hình vẽ, ảnh, sơ đồ, bảng, thông qua phương pháp vật chất sống, có thể sử dụng hình vẽ, ảnh, sơ đồ, bảng, thông qua phương pháp trực quan kết hợp với hỏi đáp.

Ví dụ: Dạy học “Cấu trúc ADN” (Bài 10, sách nâng cao; Bài 6, sách cơ bản)

* Mục tiêu: Nêu được đặc điểm cấu tạo hóa học, cấu trúc không gian của ADN, xác đinh được đặc điểm cấu trúc phù hợp với chức năng lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

* PPDH: Trực quan, hỏi đáp

* PTDH: - GV chuẩn bị hình H10.2 (sách nâng cao), H6.1 (sách cơ bản)

- PHT: Quan sát hình và xác định các từ hoặc cụm từ tương ứng với các chữ cái A, B, C,... trong sơ đồ sau đây:

* Cách tiến hành:

- GV: ADN được coi là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử, ADN là một thành phần vật chất cấu tạo nên tế bào. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 9, cho biết ADN được cấu tạo từ loại đơn phân nào? Có những loại đơn phân nào? Sự đa dạng và đạc thù của ADN là do yếu tố nào quyết định?

- GV treo tranh hình, yêu cầu HS quan sát tranh, làm việc theo nhóm và hoàn thành PHT. HS thực hiện yêu cầu.

Đơn phân (nuclêôtit)

(A) (B) (C) (C1) (C2) (C3) Liên kết

(D) nối giữa các nuclêôtit trên hai mạch ADN theo (E)

(F) nối giữa các (G) kế tiếp nhau trên mạch pôlinuclêôtit

Cấu trúc không gian

Gồm (H) mạch pôlinuclêôtit chạy (I) Chiều xoắn (K)

Đường kính vòng xoắn (M), chiều cao vòng xoắn (L)

Cấu trúc của ADN

- GV tổ chức thảo luận, hoàn thành sơ đồ về cấu trúc ADN. Tiếp đó GV nêu câu hỏi: Đặc điểm của nguyên tắc bổ sung là gì? Đặc điểm cấu trúc nào của ADN giúp chúng thực hiện chức năng lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền?

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP DẬY HỌC SINH HỌC (Trang 37 - 39)