TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CTRCNNH TRÊN THẾ GIỚ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại phát sinh từ các cơ sở sản xuất nằm trong KCN CNN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 (Trang 41 - 43)

Vấn đề thu gom, phân loại, quản lý, xử lý CTNH (trong đó bao gồm CTRCNNH) đã được quan tâm giải quyết ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, à Lan, Singapore, …

ho đến nay, ở các nước phát triển đều đã xây dựng được các mô hình quản lý CTNH tập trung, hiện đại, đảm bảo tốt nguyên tắc kiểm soát chất thải từ lúc phát sinh cho đến nơi chôn lấp cuối cùng. Quá trình công nghiệp hóa ở các nước phát triển đã trải qua nhiều mô hình quản lý CTNH theo trình tự từ thô sơ đến hiện đại, trong đó các cách thức xử lý như đổ đống, chôn lấp đơn giản không có các biện pháp xử lý môi trường là phổ biến ở những giai đoạn đầu tiên, các hình thức quản lý phân tán với các công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường cũng đã từng được sử dụng rộng rãi, rồi đến các mô hình quản lý tập trung quy mô lớn với công nghệ xử lý đồng bộ, hiện đại kết hợp với chôn lấp hợp vệ sinh như ngày nay

Thực tế mô hình quản lý CTNH tập trung như hiện nay đã được coi là một bước tiến bộ vược bậc về tr nh độ quản lý và công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Mô hình quản lý tập trung cho phép huy động tối đa mọi nguồn lực tr nh độ cao của một quốc gia vào việc vận hành mô hình, cho phép sử dụng hiệu quả quỹ đất nhờ tận dụng tốt các v ng đất hoang hóa, khô cằn, giảm đáng kể chi phí đầu tư xã hội so với các mô hình quản lý phân tán. Việc áp dụng mô hình quản lý tập trung

cũng sẽ làm giảm thiểu đáng kể nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do các nguồn ô nhiễm thứ cấp. hông thường, các mô hình quản lý tập trung chất thải đều phải vận hành và hoạt động theo những nguyên tắc chung và đồng bộ từ khâu xây dựng chính sách pháp luật, quy hoạch quản lý, đầu tư xây ựng cơ sở hạ tầng quản lý, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý và tiêu hủy.

Bên cạnh việc lựa chọn ra các mô hình quản lý chất thải phù hợp, thì các giải pháp phục vụ quản lý kèm theo cũng đóng vai tr hết sức quan trọng đến hiệu quả hoạt động của mô hình. Ví dụ như ở Mỹ là một điển h nh, được đánh giá cao về tính hiệu quả trong quản lý CTNH. Các khâu từ thu gom, tồn chứa, phân loại, vận chuyển cho đến xử lý, tiêu hủy N đều phải được thực hiện theo quy định nghiêm ngặt ơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (Environmental Protection Agency - EPA) luôn quản lý, giám sát chặt từng khâu, đồng thời có những quy định cụ thể đối với từng đối tượng liên quan như sau:

Q y định đối với các chủ thải CTNH: các chủ thải phải tự lập báo cáo thống kê đánh giá về chất thải của cơ sở m nh và đăng ký số hiệu CTNH với EPA. Nếu thời gian tồn trữ CTNH tại cơ sở quá 90 ngày, th cơ sở phải xin cấp giấy phép tồn chứa. Trong thời gian tồn trữ phải chịu sự giám sát của EPA và phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu quy định của EPA về thùng chứa, nhãn hiệu và biển báo. Ngoài ra, chủ thải còn phải chuẩn bị sẵn sàng phương án ứng phó với sự cố môi trường có thể xảy ra.

hi các cơ sở có nhu cầu sản xuất ra những sản phẩm mới, mặc dù trong quy trình sản xuất đó không phát sinh N , nhưng các cơ sở lại sử dụng các hoá chất có tính độc hại làm nguyên liệu, th trong trường hợp này các cơ sở sẽ phải trình phương án sản xuất cho EPA trước 90 ngày, sau khi xem xét EPA có thể thông báo các biện pháp kiểm soát áp dụng cho quá trình sản xuất và phân phối các hoá chất để tránh gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ của người lao động ũng theo quy định của EPA, công nhân làm việc tại các khu vực có thải chất độc hại phải được huấn luyện về an toàn lao động ít nhất là 40 giờ.

Có thể thấy rằng, ý thức chấp hành luật của các chủ thải ở Mỹ rất cao, hầu hết họ đều không muốn vi phạm luật môi trường. Vì khi vi phạm, họ không những bị xử phạt nặng, mà còn dễ bị cộng đồng tẩy chay nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường Như vậy, nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường cũng là một áp lực đối với các chủ thải trong việc tuân thủ luật pháp.

Q y định đối với vận chuyển CTNH: các cơ sở vận chuyển phải có giấy phép của EPA Để đảm bảo vận chuyển an toàn CTNH từ nguồn phát sinh đến nơi chôn lấp, EPA quy định các bên tham gia bao gồm chủ thải, chủ vận chuyển và chủ xử lý phải có biên bản xác nhận khối lượng vận chuyển.

Q y định đối với xử lý, tồn chứa và chôn lấp CTNH : phải có giấy phép của EPA, tức là cơ sở phải có đủ năng lực về chuyên môn, công nghệ, vị trí mặt bằng và trang thiết bị cần thiết để tồn trữ, xử lý và tiêu hủy an toàn các loại N , đảm bảo ngăn ngừa hiệu quả sự rò rỉ, thất thoát N ra môi trường trong quá trình hoạt động Đồng thời các cơ sở này phải có phương án giám sát môi trường và biện pháp ứng cứu sự cố phù hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại phát sinh từ các cơ sở sản xuất nằm trong KCN CNN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)