NGUỒN GỐC PHÁT INH CHẤT THẢI NGUY HẠI [15]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại phát sinh từ các cơ sở sản xuất nằm trong KCN CNN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 (Trang 30 - 32)

o tính đa ạng của các loại hình công nghiệp, các hoạt động thương mại tiêu dùng, các hoạt động trong cuộc sống hay các hoạt động công nghiệp mà CTNH

có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Việc phát thải có thể do bản chất của công nghệ, hay o tr nh độ dân trí dẫn đến việc thải chất thải có thể là vô tình hay cố ý. Tuỳ theo cách nhìn nhận mà có thể phân thành các nguồn thải khác nhau.

Theo khoản 2, Quyết định số 23 2006 QĐ-BTNMT, ngày 26/12/2006, Chất thải nguy hại phát sinh từ 19 nhóm:

1. Chất thải từ ngành thăm , khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than. 2. Chất thải từ ngành sản xuất hóa chất vô cơ

3. Chất thải từ ngành sản xuất hóa chất hữu cơ

4. Chất thải từ ngành nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác. 5. Chất thải từ ngành luyện kim.

6. Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thuỷ tinh.

7. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu khác.

8. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, vec ni, men thuỷ tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in.

9. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy. 10. Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm.

11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm). 12. Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu huỷ chất thải, xử lý nước cấp sinh

hoạt và công nghiệp.

13. Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này). 14. Chất thải từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.

15. Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ hoạt động phá dỡ, bảo ưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải.

16. Chất thải hộ gia đinh và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác.

17. Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy (propellant).

18. Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ. 19. Các loại chất thải khác.

Trong các nguồn thải nêu trên thì hoạt động công nghiệp là nguồn phát sinh CTNH lớn nhất và phụ thuộc rất nhiều vào loại ngành công nghiệp. So với các nguồn phát thải khác, đây cũng là nguồn phát thải mang tính thường xuyên và ổn định nhất. Các nguồn phát thải từ dân dụng hay từ thương mại chủ yếu không nhiều, lượng chất thải tương đối nhỏ, mang tính sự cố hoặc o tr nh độ nhận thức và dân trí của người dân. Các nguồn thải từ các hoạt động nông nghiệp mang tính chất phát tán dạng rộng, đây là nguồn rất khó kiểm soát và thu gom, lượng thải này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nhận thức cũng như tr nh độ dân trí của người dân trong khu vực.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại phát sinh từ các cơ sở sản xuất nằm trong KCN CNN trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)