Các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch MICE của thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển du lịch Mice tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 65)

2.4.1 Du lịch MICE luôn đƣợc sự quan tâm đầu tƣ của nhà nƣớc, UBND thành phố Hồ Chí Minh

Du lịch MICE đƣợc đánh giá là một trong những sản phẩm tiêu biểu của thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2003, du lịch MICE đƣợc xác định là một trong những chƣơng trình phát triển du lịch trong điểm của thành phố. Năm 2004, tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đã từng cử chuyên gia quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh tiến hành nghiên cứu về du lịch MICE. Năm 2010, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh cũng bƣớc đầu tiến hành những nghiên cứu về việc phát triển du lịch MICE. Cũng trong năm này thì Tổng cục Du lịch cũng lựa chọn thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Đà Nẵng là ba điểm khảo sát để nghiên cứu, đề xuất về việc phát triển du lịch MICE tại Việt Nam.

Ở cấp độ doanh nghiệp, các tập đoàn, công ty du lịch lớn, chủ chốt nhƣ tổng công ty du lịch Sài Gòn, các tập đoàn khách sạn lớn đã ƣu tiên phát triển du lịch MICE trong chiến lƣợc, chính sách kinh doanh của mình.

2.4.2 Thực hiện chƣơng trình hoàn thuế giá trị gia tăng cho ngƣời nƣớc ngoài mua hàng hóa tại Việt Nam khi xuất cảnh qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất

Ngày 19 tháng 01 năm 2012, Thủ tƣớng chính phủ ban hành quyết định số 05/2012/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm chƣơng trình hoàn thuế giá trị gia tăng cho ngƣời nƣớc ngoài mua hàng hóa tại Việt Nam khi xuất cảnh qua cửa khẩu Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Từ ngày 01/7/2012, thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện quầy hoàn thuế tại sân bay Tân Sơn Nhất. Việc thực hiện chƣơng trình này cũng góp phần thúc đẩy khách du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh mua sắm trong đó có khách du lịch MICE.

2.4.3 Phát triển mạng lƣới chƣơng trình dịch vụ du lịch đạt chuẩn

Từ năm 2004, ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành triển khai xét chọn hệ thống “Dịch vụ du lịch đạt chuẩn du lịch” nhằm cung cấp đến khách du

lịch những địa chỉ các dịch vụ du lịch có uy tín và chất lƣợng trên địa bàn thành phố. Để đƣợc công nhận là dịch vụ du lịch đạt chuẩn du lịch, các cơ sở dịch vụ du lịch phải đảm bảo các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, hàng hóa và nhân sự nhƣ: hàng hóa phải có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng, đƣợc niêm yết và bán đúng giá quy định, dịch vụ ăn uống phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, có khu vực vệ sinh dành riêng cho khách, nhân viên phục vụ đƣợc trang bị đồng phục và có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ… Các cơ sở khi đƣợc cấp biển hiệu của chƣơng trình sẽ đƣợc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ trong việc quảng bá, giới thiệu trong các sự kiện của ngành du lịch trong và ngoài nƣớc. Hiện nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã xét chọn và cấp biển hiệu của chƣơng trình cho 106 cơ sở dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn thành phố, gồm 65 cơ sở mua sắm và 41 cơ cở ăn uống.

2.5 Đánh giá những tồn tại, hạn chế của du lịch MICE tại thành phố Hồ Chí Minh Minh

Hiện nay, hoạt động du lịch MICE tại thành phố Hồ Chí Minh phát triển vẫn còn mang tính tự phát, thiếu tính liên kết, chƣa có sự điều phối chung của cơ quan, tổ chức chuyên trách về phát triển du lịch MICE.

Hoạt động du lịch MICE chƣa mang tính chuyên nghiệp cao, phần lớn các công ty MICE của nƣớc ngoài thuê công ty MICE trong nƣớc thực hiện phần dịch vụ trong nƣớc theo hợp đồng nên phần lợi nhuận các công ty trong nƣớc thu đƣợc thƣờng không cao. Các công ty MICE trong nƣớc đa phần chƣa trực tiếp khai thác trực tiếp khách tại thì trƣờng nƣớc ngoài.

Giữa các công ty cung cấp dịch vụ MICE trong nƣớc nhƣ các công ty lữ hành, khách sạn vẫn còn thiếu tính hợp tác, có sự cạnh tranh không lành mạnh trong việc cùng đăng cai một sự kiện MICE.

Nhằm lôi kéo sự kiện MICE về công ty mình, một số công ty hạ thấp giá thành đồng thời hạ thấp chất lƣợng dịch vụ nên đôi khi dẫn đến hậu quả hình ảnh du lịch MICE của thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hƣởng.

Do kinh phí còn hạn hẹp, thành phố Hồ Chí Minh chƣa tham gia thƣờng xuyên và đầy đủ tại những hội chợ quốc tế chuyên ngành về du lịch MICE.

Thành phố Hồ Chí Minh còn thiếu đội ngũ marketing giỏi có thể đàm phán trực tiếp và dành đƣợc các hợp đồng MICE tại những hội chợ chuyên ngành về du lịch MICE. Thành phố cũng thiếu những công ty quản lý điểm đến chuyên nghiệp chuyên đăng cai, đấu thầu những sự kiện MICE lớn từ các nƣớc trong khu vực và thế giới.

Thành phố Hồ Chí Minh thiếu các chuyên gia giỏi thuộc các tổ chức quốc tế, hiệp hội ngành, nghề quốc tế, những ngƣời mà có thể tự ứng cử việc đăng cai tổ chức các sự kiện tại các diễn đàn quốc tế.

Thành phố Hồ Chí Minh chƣa có nhiều những chính sách hỗ chợ, trợ cấp bằng vật chất, tiền, hiện vật đối với cá nhân, tổ chức giúp đăng cai sự kiện MICE tại địa phƣơng.

Các công ty cung cấp dịch vụ MICE tại thành phố Hồ Chí Minh gặp khó khăn khi phải khắc phục những đoàn khách lớn. Khi phục vụ các đoàn khách lớn, các công ty lữ hành phải xé nhỏ đoàn khách để chuyên chở hoặc bố trí khách ở những khách sạn khác nhau. Điều này gây nhiều bất tiện trong việc tổ chức các hoạt động của đoàn khách du lịch MICE.

Các đoàn khách du lịch MICE thƣờng đi thành những đoàn lớn, khách du lịch MICE lại rất kỹ tính về mặt giờ giấc, các hoạt động của MICE phải diễn ra theo đúng kế hoạch, không có sai sót. Tuy nhiên, thành phố Hồ Chí Minh thƣờng xuyên kẹt xe

vào giờ cao điểm nên điều này cũng gây không ít khó khăn cho các công ty lữ hành trong việc thực hiện các hoạt động của đoàn khách MICE.

Đối với các chƣơng trình du lịch khen thƣởng, các công ty lữ hành tại thành phố Hồ Chí Minh thƣờng chỉ giữ khách du lịch MICE tại thành phố một số ít ngày còn lại chuyển khách MICE ra các điểm du lịch phụ cận thánh phố để tránh tình trạng kẹt xe. Một số doanh nghiệp lữ hành đã lo ngại trong tƣơng lai nếu không có sự thay đổi, thành phố Hồ Chí Minh sẽ không giữ đƣợc vị trí điểm đến MICE hàng đầu nhƣ hiện nay nữa.

Thành phố Hồ Chí Minh thiếu địa điểm tổ chức các sự kiện chuyên đề của du lịch MICE. Trong các chƣơng trình du lịch MICE, cả hội nghị, hội thảo, triển lãm, khen thƣởng, nhà tổ chức thƣờng tổ chức các dạ tiệc cho đại biểu tham dự. Các sự kiện này thƣờng mang tính độc đáo và dấu ấn riêng. Bên cạnh việc tổ chức tại các khách sạn cao cấp, trung tâm hội nghị, triển lãm, một số nhà tổ chức còn chức dạ tiệc tại những địa điểm đặc biệt mang tính văn hóa, lịch sử của địa phƣơng. Một số sự kiện tham dự lên đến hàng nghìn ngƣời và thành phố Hồ Chí Minh gặp khó khăn trong việc tìm kiếm địa điểm tổ chức những sự kiện lớn nhƣ vậy.

Thiếu các phƣơng tiện, hoạt động giải trí về đêm cũng là một vần đề của du lịch thành phố Hồ Chí Minh. Mặc du thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm giải trí lớn nhất cả nƣớc nhƣng nếu so sánh với các hoạt động giải trí về đêm tại Băng Cốc, Singapore thì những hoạt động giải trí này vần còn khá nghèo nàn. Thành phố Hồ Chí Minh thiếu những nhà hát có quy mô lớn, nơi biểu diễn các chƣơng trình nghệ thuật. Thành phố cũng còn thiếu những công viên, vƣờn thú nơi du khách có thể quan sát cuộc sống về đêm của các loại động vật nhƣ ở Singapore.

Thành phố Hồ Chí Minh thiếu những trung tâm mua sắm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nơi khách du lịch có thể mua sắm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang nét đặc trƣng của thành phố.

Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn thiếu đội ngũ phiên dịch giỏi. Các nhà tổ chức hội nghị, hội thảo tại thành phố Hồ Chí Minh thƣờng gặp khó khăn khi thuê phiên dịch viên giỏi vì số lƣợng ít so với nhu cầu và chí phí thuê lại khá cao. Trong một số trƣờng hợp các nhà tổ chức hội nghị, hội thảo tại thành phố Hồ Chí Minh phải thuê phiên dịch viên từ Hà Nội vào.

Kết luận chƣơng 2

Qua việc phân tích đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch MICE của thành phố Hồ Chí Minh, có thể nói rằng so với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc thì thành phố Hồ Chí Minh có nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển du lịch MICE hơn cả. Vì vậy việc ƣu tiên phát triển du lịch MICE là hƣớng đi rất đúng đắn của thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất cả nƣớc với lƣợng khách quốc tế đến thành phố chiếm khoảng 60% lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam qua các cửa khẩu và doanh thu chiếm khoảng 40% doanh thu du lịch cả nƣớc. Trong số đó thì lƣợng khách MICE đến thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 20% lƣợng khách quốc tế đến thành phố.

Bên cạnh những vấn đề thành phố Hồ Chí Minh đã làm tốt thì thành phố vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Vì vậy mà du lịch MICE tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng.

Để đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở kinh nghiệm phát triển du lịch MICE thành công của các thành phố trên thế giới, thực trạng phát triển du lịch MICE tại thành phố Hồ Chí Minh và những tồn tại, hạn chế sẽ đề xuất các giải pháp cốt lõi phát triển du lịch MICE tại thành phố Hồ Chí Minh.

CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1 Xu hƣớng phát triển du lịch MICE trong khu vực và trên thế giới

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng trong những năm gần đây luôn là khu vực có kinh tế phát triển năng động và sẽ tiếp tục giữ đƣợc đà tăng trƣởng trong tƣơng lai. Khu vực này, chính phủ và các khu vực tƣ nhân đang thành lập các đơn vị phụ trách hội thảo, triển lãm và tăng cƣờng đầu tƣ trực tiếp vào xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng hội thảo, triển lãm. Hai nƣớc đầu tƣ lớn nhất trong khu vực đối với du lịch MICE tại Châu Á – Thái Bình Dƣơng là Singapore và Australia. Năm 2010, Australia xếp ở vị trí thứ 11, Singapore ở vị trí 24 những nƣớc tổ chức hội nghị của các tổ chức quốc tế trên thế giới (thứ 3 và thứ 6 tại Châu Á – Thái Bình Dƣơng) theo xếp hạng của ICCA. Singapore đã đầu tƣ khoảng 29 triệu Mỹ trong một năm cho chƣơng trình thu hút sự kiện thƣơng mại, trong khi chính phủ Australia cũng đầu tƣ khoảng 28 triệu đô la Mỹ hàng năm. Những điểm khác trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng cũng bắt đầu quan tâm đầu tƣ cho lĩnh vực sự kiện thƣơng mại. Thái Lan đã tăng ngân sách cho hoạt động của cục hội thảo lên 16 triệu đô la Mỹ trong năm 2010. Chính phủ Hàn Quốc cũng đầu tƣ rất mạnh mẽ vào việc hỗ trợ đấu thầu, đăng cai các sự kiện thƣơng mại.

Còn ở Mỹ, trong năm 2012 đã có tổng số 1,8 triệu hội nghị, triển lãm thƣơng mại, hội thảo đƣợc tổ chức. Tổng chi tiêu của những sự kiện này là 263 tỷ đô là Mỹ. Những sự kiện này đã đóng góp khoảng 458 tỷ đô cho nền kinh tế Mỹ.

3.2 Mục tiêu, định hƣớng phát triển du lịch MICE tại thành phố Hồ Chí Minh

Khai thác du lịch MICE là một trong những mục tiêu của chiến lƣợc phát triển ngành du lịch Việt Nam. Thời gian tới, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trƣởng lƣợng khách MICE trong tổng lƣợng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Bên cạnh việc

tập trung khai thác và thu hút khách du lịch MICE quốc tế đến Việt Nam, nƣớc ta cũng chú trọng cả việc khai thác thị trƣờng khách du lịch MICE trong nƣớc. Phát triển du lịch MICE cần có quy hoạch trọng điểm, lựa chọn các địa phƣơng có tiềm năng và điều kiện tốt nhất để phát triển du lịch MICE. Những năm qua, thành phố Hồ Chí Minh là thành phố có tiềm năng và điều kiện phát triển du lịch MICE nhất trong cả nƣớc. Trong thời gian tới, du lịch thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đề ra những mục tiêu phát triển về lƣợng khách du lịch nói chung và lƣợng khách du lịch MICE nói riêng và thực hiện các nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy loại hình du lịch MICE ngày càng phát triển.

3.2.1 Mục tiêu tổng quát về khách du lịch quốc tế

Xây dựng và nâng cao hình ảnh “ Thành phố Hồ Chí Minh – Điểm đến thân thiện, hấp dẫn, an toàn”.

Thúc đẩy tăng trƣởng du lịch theo hƣớng bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lƣợng dịch vụ, sản phẩm du lịch trên cơ sở tăng cƣờng quảng bá xúc tiến, hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập và cạnh tranh có hiệu quả với du lịch trong khu vực.

Mục tiêu về lƣợng khách du lịch quốc tế

Về mục tiêu cụ thể, thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu đạt mức tăng trƣởng bình quân về khách quốc tế là 8%/ năm và doanh thu du lịch là 20%/ năm.

Năm 2014:

Khách quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh đạt 4.600.000 lƣợt Tổng doanh thu toàn ngành đạt 89.000 tỷ đồng.

Khách quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh đạt 5.000.000 lƣợt Tổng doanh thu toàn ngành đạt 109.000 tỷ đồng.

Mục tiêu cụ thể về lƣợng khách du lịch MICE

Theo tham luận về phát triển du lịch MICE tại tọa đàm với 10 doanh nghiệp lữ hành, khách sạn hàng đầu khai thác du lịch MICE tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2010, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã đề ra 3 phƣơng án dự báo cho lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020. Căn cứ theo tình hình thực tế của nền kinh tế Việt Nam và thế giới, cũng nhƣ dự tính các rủi ro có thể xảy ra, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã đề xuất thực hiện theo các mục tiêu phát triển du lịch của thành phố Hồ Chí Minh theo phƣơng án 2, tức mức tăng của khách quốc tế đến thành phố ở mức trung bình 15%/ năm.

Bảng 3.1: Dự báo lƣợng khách MICE đến TPHCM giai đoạn 2015 - 2020

2015 2020 Phƣơng án 1 (tăng 10%/ năm) Khách quốc tế 4.160.000 5.460.000 Khách MICE 832.000 1.092.000 Phƣơng án 2 (tăng 15%/ năm) Khách quốc tế 3.902.000 5.437.000 Khách MICE 988.000 1.378.000 Phƣơng án 3 (tăng 20%/ năm) Khách quốc tế 5.720.000 7.320.000 Khách MICE 1.144.000 1.664.000

3.3 Các giải pháp phát triển du lịch MICE tại thành phố Hồ Chí Minh Quan điểm phát triển Quan điểm phát triển

Quan điểm chủ đạo: Trong điều kiện thành phố Hồ Chí Minh không có nhiều tài nguyên du lịch nổi tiếng, nhƣng với vị thế là trung tâm kinh tế, thƣơng mại lớn nhất cả nƣớc thì lấy du lịch MICE làm mũi nhọn phát triển dịch vụ du lịch là hƣớng đi trọng tâm của thành phố trong những năm tới.

Quan điểm phát triển du lịch đồng bộ và bền vững: Phát triển du lịch MICE phải dựa trên sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành. Do đó, đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn của nhiều ngành liên quan. Ngoài ra cần phải xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa hãng lữ hành – hãng hàng không – khách sạn, các nhà tổ chức hội nghị chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển du lịch Mice tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 65)