Thực trạng phát triển du lịch MICE tại TPHCM

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển du lịch Mice tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 45)

2.2.1 Tình hình chung về lƣợng khách du lịch MICE

Bảng 2.1: Lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2009 đến năm 2013 (lƣợt ngƣời)

Năm 2009 2010 2011 2012

6 tháng 2013

Việt Nam 3.772.359 5.049.855 6.014.032 6.847.678 3.540.403 TP.HCM 2.600.000 3.100.000 3.500.000 3.780.000 1.907.460

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TPHCM và Tổng cục Du lịch Việt Nam)

Trong năm 2009, tổng lƣợng khách du lịch quốc tế đến TPHCM đạt 2.600.000 lƣợt, giảm 7% so với năm 2008, đạt 87% kế hoạch năm 2009 (3.000.000 lƣợt du khách/năm 2009).

Tổng doanh thu toàn Ngành Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện trong năm 2009 là 35.000 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2008

Du lich thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nƣớc với lƣợng khách quốc tế đến thành phố trong năm 2010 ƣớc đạt 3.100.000 lƣợt khách, tăng 20% so với năm 2009.

Nhờ du lịch tăng trƣởng khá, tổng doanh thu du lịch của thành phố năm 2010 đạt khoảng 41.000 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2009 và đạt 103% kế hoạch cả năm 2010; trong đó doanh thu từ nhà hàng khách sạn đạt khoảng 29.000 tỷ đồng (tăng 16%), doanh thu lữ hành đạt 12.000 tỷ đồng (tăng 20%)

Năm 2011, lƣợng khách quốc tế đến TPHCM đạt 3,5 triệu lƣợt (khách đến bằng đƣờng hàng không trên 2,6 triệu lƣợt), tăng gần 13% so với năm 2010; tổng doanh thu đạt hơn 49.000 tỷ đồng, tăng 19,5% so với năm 2010.

Năm 2012, khách quốc tế đến TP .HCM đạt 3.780.000 lƣợt, tổng doanh thu 68.000 tỉ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng lƣợng khách quốc tế đến thành phố đạt 1.907.460 lƣợt, tăng 5% so cùng kỳ. Nhƣ vậy từ đầu năm tới nay, lƣợng khách quốc tế tới thành phố đã đạt 47% so với chỉ tiêu trong kế hoạch năm 2013 (kế hoạch là đón 4,1 triệu lƣợt khách quốc tế). Tốc độ tăng trƣởng khách quốc tế của thành phố 6 tháng đầu năm 2013 tuy giảm 5% so với tốc độ tăng cùng kỳ (6 tháng đầu năm 2012 tăng 10%) nhƣng vẫn là tăng trƣởng dƣơng trong bối cảnh khách quốc tế đến Việt Nam từ đầu năm đến nay có mức tăng trƣởng âm (5 tháng đầu năm 2013 giảm 1,4% so cùng kỳ).

Đây thực sự là tín hiệu tốt, cho thấy du lịch thành phố tăng trƣởng bền vững, ổn định. Tổng doanh thu du lịch 6 tháng đầu năm đạt 41 nghìn tỷ đồng, tăng 30% so cùng kỳ và đạt 50% kế hoạch năm 2013 (Kế hoạch năm 2013 thu 81.970 tỷ đồng).

Đạt đƣợc kết quả trên có thể thấy đƣợc sự định hƣớng phát triển đúng đắn của thành phố khi xác định du lịch, dịch vụ là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố. Trong thời gian qua, ngành du lịch thành phố đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, thúc đẩy du lịch trên địa bàn phát triển. Đặc biệt, thành phố đã không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ du lịch trên địa bàn, trong đó tập trung phát triển du lịch đƣờng sông, đồng thời thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp du lịch với doanh nghiệp các lĩnh vực vận chuyển, dịch vụ mua sắm, giải trí… nhằm tạo những gói sản phẩm tốt có sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, ngành du lịch thành phố cũng triển khai có hiệu quả các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch theo hƣớng chuyên nghiệp, xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin du lịch thành phố, tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch có chất lƣợng cao để tăng cƣờng thông tin cho du khách và doanh nghiệp.

Vừa qua, thành phố cũng đã cho triển khai khá hiệu quả chƣơng trình hoàn thuế giá trị gia tăng cho ngƣời nƣớc ngoài mang theo hàng hóa khi xuất cảnh qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất. Đến nay đã có 37 doanh nghiệp trên địa bàn đăng kí tham gia bán hàng thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng. Hiện nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố đang lên kế hoạch nhằm triển khai, tăng cƣờng hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, dịch vụ mua sắm tham gia chƣơng trình hoàn thuế giá trị gia tăng cho ngƣời nƣớc ngoài mang theo hàng hóa khi xuất cảnh. Đặc biệt, Sở cũng đang lên kế hoạch nhằm triển khai bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng tại các cơ sở dịch vụ đạt chuẩn.

Bảng 2.2 Khách du lịch nội địa đến thành phố Hồ Chí Minh từ 2007 – 2012 Năm Lƣợng khách nội địa đến

TPHCM (ngƣời) Mức tăng trƣởng ( % ) 2007 3.600.000 2008 5.600.000 56 2009 8.000.000 43 2010 12.400.000 55 2011 14.100.000 14 2012 15.000.000 6 Trung bình 35

2.2.1.2 Khách du lịch MICE Bảng 2.3: Tình hình tăng trƣởng khách du lịch MICE đến TPHCM Bảng 2.3: Tình hình tăng trƣởng khách du lịch MICE đến TPHCM Năm Lƣợng khách quốc tế đến TPHCM Khách MICE Mức tăng 2007 2.700.000 386.488 2008 2.800.000 560.000 3,7 2009 2.600.000 520.000 -7 2010 3.100.000 620.000 19,2 2011 3.500.000 700.000 12,9 2012 3.780.000 756.000 8 Trung bình 11,37

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TPHCM và Tổng cục Du lịch Việt Nam)

2.2.2 Thu nhập du lịch MICE

Mặc dù hiện nay chƣa có số liệu thống kê chính thức về thu nhập từ du lịch MICE tại thành phố Hồ Chí Minh, do du lịch MICE gồm 4 phân khúc (hội họp, hội thảo, triển lãm, khuyến thƣởng), khách du lịch tại mỗi phân khúc lại có mức chi tiêu và thời gian lƣu trú khác nhau. Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia thì doanh thu từ du lịch MICE thông thƣờng cao hơn 4-5 lần so với du lịch bình thƣờng.

2.2.3 Các đơn vị cung ứng dịch vụ MICE

2.2.3.1 Hệ thống các cơ sở lưu trú

Trong những năm gần đây, sự phát triển của hệ thống khách sạn cao cấp đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách quốc tế, trong đó phần lớn là khách du lịch MICE. Khách sạn cao cấp đã trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ chính cho thị trƣờng du lịch MICE.

Từ chỗ năm 1995, thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 426 cơ sở lƣu trú với 11.820 phòng, đến cuối năm 2010, thành phố đã có 1.446 cơ sở lƣu trú với 33.702 phòng đã đƣợc phân loại, xếp hạng. Trong đó có 765 khách sạn tƣơng ứng 23.541 phòng đƣợc xếp hạng từ 1 đến 5 sao.

Hệ thống cơ sở lƣu trú của thành phố Hồ Chí Minh cũng đƣợc cải thiện đáng kể về chất lƣợng. Cạnh tranh trong nƣớc và cạnh tranh quốc tế là yếu tố tích cực thúc đẩy các cơ sở lƣu trú không ngừng nâng cao chất lƣợng dịch vụ thông qua đầu tƣ, nâng cấp cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị cũng nhƣ nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ nhân viên và quản lý. Trong những năm qua, đa phần các khách sạn từ 3 – 5 sao đều quan tâm đầu tƣ các dịch vụ phục vụ cho du lịch MICE.

Bảng 2.4: Tình hình cơ sở lƣu trú du lịch tại TPHCM năm 2010 Loại khách sạn Cuối năm 2010

Số khách sạn Số phòng 1 sao 545 8.865 2 sao 155 5.696 3 sao 42 3.349 4 sao 10 1.410 5 sao 13 4.221 1 – 5 sao 765 23.541 (Nguồn: phòng Quản Lý Khách Sạn – Sở VHTT-DL TPHCM)

Theo tổng cục du lịch, tính đến tháng 1/2013 số lƣợng các khách sạn từ 3-5 sao tại thành phố Hồ Chí Minh nhƣ sau:

Khách sạn 3 sao:

Số lƣợng khách sạn 3 sao ở thành phố Hồ Chí Minh là 61 khách sạn, chiếm 19,4% so với khách sạn 3 sao cả nƣớc, số buồng là 4.633, chiếm 21,2% so với cả nƣớc.

Khách sạn 4 sao:

Số lƣợng khách sạn 4 sao ở thành phố Hồ Chí Minh gồm 14 khách sạn, chiếm 10% so với khách sạn 4 sao cả nƣớc, số buồng là 2.057, chiếm 12,1% so với cả nƣớc.

Khách sạn 5 sao:

Thành phố Hồ Chí Minh có 15 khách sạn 5 sao, chiếm 27,8% so với khách sạn 5 cả nƣớc, với 4.612 buồng, chiếm 35% so với cả nƣớc.

Bảng 2.5: Số lƣợng khách sạn từ 3 đến 5 sao tại TPHCM Loại khách sạn Số lƣợng khách sạn % so với cả nƣớc Số lƣợng buồng % so với cả nƣớc 3 sao 61 19,4% 4.633 21,2% 4 sao 14 10% 2.057 12,1% 5 sao 15 27,8% 4.612 35% (Nguồn: Vụ Khách Sạn, Tổng cục Du Lịch)

2.2.3.2 Trung tâm hội nghị, hội thảo

Số lƣợng phòng họp tổ chức hội nghị, hội thảo của thành phố Hồ Chí Minh trong các khách sạn cao cấp 3-5 sao chiếm một tỷ lệ đáng kể. Nhiều khách sạn đã khẳng định đƣợc đẳng cấp, thƣơng hiệu tại thì trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ khu vực quốc tế nhƣ: Caravel, Rex, Majestic, Sheraton… Một số khách sạn chỉ tập trung vào đối tƣợng khách thƣơng nhân nhƣ: Intercontinental, Windsor Plaza, Continental.

Bên cạnh hệ thống khách sạn thì thành phố Hồ Chí Minh cũng có nhiều điểm tổ chức hội nghị, triển lãm nhất trong cả nƣớc, có thể kể đến những địa điểm nổi tiếng nhƣ Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn, Nhà thi đấu Phú Thọ, Trung tâm hội nghị White Palace, Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Tân Bình…

Bảng 2.6: Tổng hợp số lƣợng các phòng họp hội nghị tại TP.HCM năm 2012

Loại Tổng hợp dịch vụ hội nghị Số phòng họp Tổng diện tích (m2) Số ghế xếp theo kiểu lớp họp Số ghế xếp theo kiểu nhà hát Khách sạn 5 sao 125 14.184 5.913 11.181 Khách sạn 4 sao 42 8.427 3.464 6.445 Khách sạn 3 sao 27 5.337 2.715 3.795 Căn hộ cao cấp 1 300 180 120

Trung tâm hội nghị, triển lãm

9 48.000 - -

Tổng cộng 199 28.625 12.477 21.721

Tính đến cuối năm 2012, thành phố Hồ Chí Minh có 199 phòng họp lớn, nhỏ phục vụ các loại hội nghị, hội thảo trong và ngoài nƣớc với tổng diện tích 28.625 m2. Trong đó có một số khách sạn uy tín hàng đầu trong việc tổ chức các hội nghị, hội thảo nhƣ:

- Khách sạn Sheraton ở địa chỉ 88 Đồng Khởi, Quận 1, với 13 phòng họp, tổng diện tích 1.586m2, trong đó có phòng có sức chứa hơn 1000 đại biểu.

- Khách sạn InterContinental Asiana Saigon, 39 Lê Duẩn, Quận 1, có 10 phòng họp, với tổng diện tích 1.277 m2, trong đó có phòng có sức chứa khoảng 1.200 đại biểu.

2.2.3.3 Đơn vị tổ chức hội nghị hội thảo chuyên nghiệp

Khách du lịch MICE thƣờng là công ty, tập đoàn đa quốc gia, các hiệp hội, đoàn thể nên việc tổ chức hội họp phải lên kế hoạch cẩn thận và có tính chuyên nghiệp cao. Để làm đƣợc việc đó thì vai trò của nhà tổ chức hội thảo chuyên nghiệp ngày càng quan trọng hơn.

Theo tổng cục du lịch, tính đến đầu năm 2013, thành phố Hồ Chí Minh có 407 công ty lữ hành quốc tế, trong đó có 3 công ty nhà nƣớc, 85 công ty cổ phần, 8 công ty liên doanh, 308 công ty trách nhiệm hữu hạn và 3 công ty tƣ nhân.

Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều công ty lữ hành hoạt động mạnh nhất cả nƣớc với những thƣơng hiệu nổi tiếng nhƣ Saigontourist, Bến Thành, Viettravel, FIDItourist… Ngoài ra còn có câu lạc bộ MICE, Hiệp hội du lịch thành phố Hồ Chí Minh, các công ty tổ chức triển lãm chuyên nghiệp, các công ty vận chuyển khách du lịch có khả năng phục vụ những đoàn khách lớn.

2.2.3.4 Giao thông, vận chuyển

Phần lớn khách du lịch MICE quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh bằng đƣờng hàng không, trong khi đó khách MICE trong nƣớc có thể đi bằng đƣờng hàng không, đƣờng sắt, đƣờng thủy và đƣờng bộ. Trong thời gian qua, hãng hàng không Việt Nam và các hãng hàng không khác đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đóng một vai trò quan trọng trong việc phục vụ khách du lịch MICE.

Thành phố Hồ Chí Minh có sân bay quốc tế Tân Sân Nhất, là sân bay lớn nhất cả nƣớc cả về diện tích và công suất nhà ga. Nhiều hãng hàng không uy tín nhƣ Vietnam Airlines, Thai Airway, Korea Air, China Airway…. Chất lƣợng và dịch vụ hàng không ngày càng đƣợc cải thiện hơn.

Thành phố Hồ Chí Minh có bốn cảng biển chính là: Sài Gòn, Tân Cảng, Bến Nghé, Nhà Bè. Trong đó cảng Sài Gòn là một trong những cảng lớn nhất cả nƣớc, chiếm khoảng 25% trong tổng khối lƣợng hàng hóa thông qua các cảng biển cả nƣớc.

Giao thông đƣờng sắt của thành phố Hồ Chí Minh gồm tuyến Bắc – Nam, tuyến nội ô và khu vực phụ cận. Trong thành phố có hai nhà ga chính là ga Sài Gòn và ga Sóng Thần. Bên cạnh đó còn có một số nhà ga nhỏ nhƣ ga Dĩ An, Bình Triệu, Gò Vấp.

Phƣơng tiện vận chuyển khách du lịch bằng đƣờng bộ của thành phố Hồ Chí Minh ngày càng hiện đại hóa. Thành phố có 6 bến xe khách liên tỉnh đƣợc phân bổ ở các cửa ngõ ra vào, gồm: bến xe Miền Đông, Miền Tây, Chợ Lớn, An Sƣơng, Văn Thánh, Ký Thủ Ôn. Nhiều công ty lữ hành đã đầu tƣ những đội xe chở khách du lịch đạt chuẩn quốc tế, có thể vận chuyển các đoàn khách lớn. Thành phố cũng có nhiều hãng xe uy tín nhƣ taxi Mai Linh, taxi Vinasun, hãng xe Phƣơng Trang…

Nhìn chung, thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống đƣờng hàng không, đƣờng biển và đƣờng bộ khá phát triển, đặc biệt là đƣờng hàng không. Đây là điều

kiện tiên quyết để giúp thành phố phát triển du lịch MICE. Tuy nhiên, giao thông nội thành đang phải đƣơng đầu với nhiều vấn đề khó khăn nhƣ kẹt xe, ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn… lại là nhân tố cản trở sự phát triển của du lịch nói chung và du lich MICE nói riêng.

2.2.3.5 Nhà cung cấp dịch vụ phụ trợ

Để tổ chức một sự kiện hội nghị, hội thảo thành công thì không thể thiếu vai trò của các nhà cung cấp dịch vụ phụ trợ. Cụ thể đó là các đơn vị cung cấp thiết bị nghe nhìn, tổ chức các chƣơng trình biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, giải trí…Các khách sạn cao cấp 4-5 sao, ngoài việc cung cấp đầy đủ cho khách về các tiện nghi phòng ở, phòng họp thì còn cung cấp các dịch vụ giải trí, thƣ giãn tại khu vực quán bar, hồ bơi, massage, phòng tập thể dục. Bên cạnh đó, các khách sạn còn cung cấp những trang thiết bị đƣợc sử dụng trong khi họp nhƣ máy tính, hệ thống dữ liệu và internet tốc độ cao, máy chụp hình, máy chiếu, các dịch vụ in ấn, photocopy, fax, Scan…

2.2.4 Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội

Thành phố Hồ Chí Minh từng đƣợc mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông. Do là trung tâm của khu vực phía Nam, hơn nữa để phục vụ nhu cầu khai thác thuộc địa, ngƣời Pháp đã xây dựng ở đây nhiều công trình kiến trúc quan trọng và đầu tƣ cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật bao gồm các dịch vụ về bƣu chính viễn thông, ngân hàng, giao thông. Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội của thành phố Hồ Chí Minh nhìn chung là khá tốt.

Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh luôn là một trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của cả nƣớc. Bên cạnh đó thì thành phố cũng là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nƣớc. Với tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, về quy mô thành phố Hồ Chí

Minh chỉ chiếm 0,6% diện tích, 8,3% dân số nhƣng đã đóng góp 20% tổng sản phẩm quốc nội, 26,1% giá trị sản xuất công nghiệp và 44% dự án đầu tƣ nƣớc ngoài. Thành phố Hồ Chí Minh cũng đứng đầu cả nƣớc về tổng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

Tổng sản phẩm quốc nội của thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 đạt khoảng 592.000 tỷ đồng, tăng 9,2% so với năm 2011. Trong điều kiện kinh tế khó khăn nhƣng tổng thu ngân sách của thành phố Hồ Chí Minh vẫn đạt 217.000 tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm 2011. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của thành phố đạt 3.700 USD. Cơ cấu kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh, khu vực nhà nƣớc chiếm 33.3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất là 51,1%, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 1,2%.

Một phần của tài liệu Các giải pháp phát triển du lịch Mice tại Tp.Hồ Chí Minh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)