IV. Mốt số giải pháp phát triển đổi tàu biển Vinalines
1. Giải pháp vĩ mô
Bên cạnh những thành còng m à Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã gặt hái
được trong suốt quá trình hoạt động từ khi được hình thành đến nay của mình thì Tổng công ty cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức. Do
đó một yếu tố tiên quyết có khả năng thúc đẩy sự phát triển của Tổng công ty
hơn nữa là sự hỗ trợ về cơ chế chính sách và hổ trợ tài chính từ phía Chính phủ.
Đây sẽ lànền tảng vững chắc đầu tiên giúp nâng cao kết quả kinh doanh trong hoạt động vận tải biển của đội tàu biển Vinalines.
1.1. Giải pháp vé hỗ trợ chính sách
Để tạo điều kiện trẻ hóa và tăng nhanh tấn trọng tải đội tàu, Chính phủ và
các Bộ ngành hữu quan nên cho phép Tổng công ty được thực hiện các dự án
đầu tư đóng mới tàu tại nước ngoài bằng hình thửc chào hàng cạnh tranh theo
thông lệ quốc tế với ít nhất ba nhà máy đóng tàu hoặc công ty thương mại đại
diện cho nhà máy đóng tàu chào hàng. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần xem xét,
sửa đổi Nghị định 49/2006/NĐ-CP ngày 18/5/2006 về việc đăng ký và mua
bán tàu biển theo hướng tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi hơn cho các
doanh nghiệp và phù hợp với thông lệ, tập quán quốc tế trong quá trình thực
hiện dự án đầu tư mua và đóng mới tại thị trường trong và ngoài nước.
Cơ chế chính sách Nhà nước và các bộ, ngành có liên quan luôn có tính chất
quyết định cho sự phát triển của các doanh nghiệp vận tải biển trên cả nước nói
chung và của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam nói riêng. Vì vậy, để thúc đẩy
hơn nữa sự lớn mạnh của vận tải biển Việt Nam, bên cạnh những giải pháp
mang tính trực tiếp như trẽn, Chính phủ nên sớm ban hành Quyết định về "Một
số biện pháp khuyến khích phát triển vận tải biển" gồm những nội dung chủ
yếu sau:
- Giành toàn bộ hàng hóa ven biển nội địa cho đội tàu Việt Nam.
- Giành quyền vận tải cho đội tàu biển quốc gia vận chuyển hàng hóa
xuất khẩu bằng nguồn tài chính của Nhà nước (hàng viện trợ, hàng công
trình cho Nhà nước, hàng có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước).
- Giảm thuế xuất khẩu cho các lô hàng (có sử dụng vận tải của tàu biển
treo cờ Việt Nam) mua theo hình thửc FOB, bán theo hình thửc CIF
nhằm đẩy mạnh hình thửc "mua tận gốc, bán tận ngọn", tận dụng được
1.2. Giải pháp về hỗ trợ tài chính
Hiện nay do tình hình kinh tế Việt Nam phát triển rất khả quan và có nhiều triển vọng trong những năm tới, đồng thời việc trái phiếu Chính phủ Việt Nam được phát hành thành công, sau đó được giao dịch rất tốt trên thị trường thứ
cấp khiến nhiều nhà đầu tư và các tổ chức tài chính quốc tế lớn đã bật đầu
quan tâm, chủ động tìm kiếm cơ hội đầu tư và cam kết các khoản tín dụng lớn đối với Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi để Vinalines có thể huy động nguồn vốn dài hạn với lãi suất phù hợp đế phục vụ cho các chương trình đẩu tư phát triển của mình. Tuy nhiên, khi các khoản vay không có sự hỗ trợ của Nhà nước thì mức độ rủi ro còn khá cao và hầu như không nhận được sự ưu đãi. Do vậy, để có thể vay vốn với lãi suất và điều kiện thuận lợi hơn, Tổng công ty rất cẩn nhận được sự bảo lãnh của Chính phủ khi vay vốn tại các Ngân hàng quốc tế.
Một giải pháp mang tính thời cuộc và cũng đang bước đẩu được thực hiện hiện nay là Chính phủ cho phép Tổng công ty vay lại nguồn vốn từ phát hành
trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế và cho phép Bộ Tài chính thay mặt
Chính phủ đứng ra bảo lãnh trái phiếu quốc tế do Tổng công tỵ phát hành để thực hiện các dự án đầu tư. Đây là một giải pháp rất quan trọng để huy động vốn cho đẩu tư phát triển, giảm sức ép vé cung ứng vốn từ hệ thống ngân hàng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Tại thời điểm hiện tại, trái phiếu Chính phủ Việt Nam đang tiếp tục được giao dịch vái mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất trái phiếu Chính phủ của các nước châu Á có hệ số tín nhiệm tương đương. Đồng thời kết quả giao dịch trái phiếu Chính phủ Việt Nam phát hành lẩn đầu đã làm các nhà đẩu tư hiện đã nậm trái phiếu Việt Nam rất hài lòng và tiếp tục muốn được đẩu tư thêm. Do đó, điều kiện thị trường tài chính tại thời điểm này là thuận lợi để Chính phủ tiếp tục phát hành trái phiếu quốc tế và cho các doanh nghiệp có nhu cầu vốn lớn như Vinalines vay lại hoặc bảo lãnh cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế. Giải pháp này đã được bước
đáu thực hiện vào hồi tháng 5/2007 vừa qua, Chính phủ đã chấp thuận phương án phát hành Ì tỷ USD trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế. Theo dự kiến, Tổng công ty Hàng hải sẽ được vay lại 490 triệu USD để thực hiện các dự án đỗu tư theo kế hoạch phát triển đến 2010, trong đó khoản vay thứ nhất với 250 triệu USD (thời hạn 20 năm), khoản vay thứ hai với trị giá 240 triệu USD (thời hạn 5 năm).
Ngoài ra Chính phủ cũng nên xem xét việc hỗ trợ tài chính bằng cách cắt giảm hoặc miễn các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, coi đây là khoản ngân sách Nhà nước cấp để bổ sung nguồn vốn đầu tư cho việc phát triển đội tàu của Tổng công ty.