M. H^nẤitm ỊỊỊOI Vị nm HU ct THỈ Elf tui in
2. Thị trường Việt Nam
Việc Việt Nam tham gia vào các tổ chức quốc tế như ASEAN, AFTA, APEC, ASEM hay gân đây nhất, Việt Nam mới trộ thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO (1/2007) đã mang lại cho nước ta những vận hội để hòa nhập và phát triển song cũng có nhiều thách thức và khó khăn mới. Tuy nhiên đây cũng chính là những động lực thúc đẩy cho Việt Nam tiến hành tự do hóa thương mại với các quốc gia trên thế giới, đồng thời mộ rộng hoạt động vận tải biển hơn nữa để có đủ khả nâng cạnh tranh với các
nước hiện đang đi trước chúng ta cả một quãng đường dài về kinh nghiệm, cóng nghệ và vốn.
Với tốc độ tâng trưởng luôn đạt con số ấn tượng trên 8 % trong những năm gần đây, tiềm năng phát triển của thị trường Việt Nam nói chung và thị trường hàng hải của Việt Nam nói riêng sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, lại được sừ quan tâm, hỗ trợ và đầu tư xứng đáng từ phía Chính phủ, có thể dừ đoán rằng hoạt động vận tải biển trên thị trường Việt Nam chắc chắn sẽ đạt được những kết quả tích cừc trong giai đoạn tiếp theo.
li. Đinh hướng đầu tư phát triển chung của Tổng công ty
1. Định hướng đầu tư phát triển đội tàu biển
Về mục tiêu: Đầu tư đội tàu đạt tổng trọng tải tối thiểu 2,6 triệu DWT vào năm 2010 và 6- 7 triệu DWT vào năm 2020. Cơ cấu đội tàu được thay đổi theo hướng tăng cấc loại tàu chuyên dụng như tàu container, tàu chở dầu, và tàu chở hàng rời cỡ lớn, đội tàu được trẻ hóa có độ tuổi bình quân 16 tuổi, đáp ứng một phẩn nhu cẩu vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu của đất nước, nâng thị phần vận tải lên 2 0 % vào năm 2010 và 3 0 % vào năm 2020, tham gia chia sẻ thị trường khu vừc và thế giới.
Về phương thức đầu tư: Tổng công ty sẽ kết hợp hài hòa giữa đóng mới để trẻ hóa đội tàu và mua tàu đã sử dụng để bổ sung ngay năng lừc vận chuyển nhằm đảm bảo cơ cấu độ tuổi hợp lý, các tàu trên 15 tuổi chiếm khoảng 4 0 % như tỷ lệ của đội tàu thế giới; tập trung đầu tư tăng tỷ lệ cấc loại tàu container sức chở 1.000- 3.000 TÊU, tàu chở đẩu sản phẩm, tàu chờ dầu thô trọng tải từ 15.000 DWT, 30.000 DWT đến 100.000 D W T và tàu chờ hàng rời cỡ lớn; tiếp tục tăng trọng tải bình quân cấc tàu đẩu tư theo xu hướng chung của thế giói; căn cứ vào nhu cẩu cụ thể của nên kinh tế để đầu tư các loại tàu chở gas, tàu hóa chất...
v ề thị trường: Với dự báo tốc độ táng trưởng cao của nền kinh tế trong
những năm tới, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng đạt mức tăng trưởng bình quân trên 10%/năm, trong khi đó đến nay đội tàu quốc gia mới chiếm 18,5%- 1 9 % thị phằn hàng hóa xuất nhập khẩu. Vì vậy, đây là điều
kiện rất thuận lợi đề phát triển đội tàu vận tải biển của Vinalines nhằm đáp ứng tốt nhu cằu thị trường và tàng thị phằn vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của đất nước. Tổng công ty cũng định hướng tiếp tục giữ vững các thị trường
truyền thống, đồng thời mở thèm các tuyến vận chuyển đi châu Á, châu Phi, châu Mỹ, các tuyến vận tải xuất nhập khẩu dằu thô, dằu sản phẩm của đất nước, đặc biệt hướng tới phục vụ vận chuyển dằu cho các Nhà máy lọc dằu Dung Quất, Nghi Sơn và Long Sơn sẽ hoàn thành trong tương lai.
2. Định hướng đằu tư phát triển hệ thống cảng biển
Hoạt động kinh doanh khai thác tàu biển luôn luôn đi kèm với các hoạt động của cảng biển. Do đó, các chiến lược phát triển đội tàu không thể chỉ được thực hiện một cách đơn lẻ m à phải có sự hợp tác chặt chẽ và đổng bộ với những chiến lược phất triển cảng biển. Dựa trẽn quan điểm này, song song với những định hướng phát triển đội tàu biển, Vinalines cũng đề ra một số kế
hoạch phát triển cảng biển quan trọng cho giai đoạn sắp tới.
Trong giai đoạn phát triển đến 2010, hai kế hoạch đằu tư phát triển cảng biển lớn nhất của Tổng công ty vẫn là cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa và cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, Hải Phòng. Các quốc gia mạnh về kinh tế biển đểu có những cảng trung chuyển có tấm cỡ quốc tế
đáp ứng lâu dài xu thế tăng trọng tải của đội tàu thế giới, là trung tâm của hệ thống cảng quốc biển quốc gia. Vì vậy, trọng tâm trong chiến lược phát triển cảng biển của Tổng công ty đến năm 2010 và những năm tiếp theo là xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong nhằm tham gia thị trường chuyển tải container trung khu vực với các cảng Hồng Kông, Singapore... phục vụ có
hiệu quả nhu cầu vận chuyển hàng hóa đất nước, giúp thúc đẩy phát triển kinh
tế xã hội của quốc gia và của khu vực. Quy m ô đầu tư giai đoạn khởi động của
dự án gồm 2 bến với tổng chiều dài là 690m, có thể nhận tàu contaiener sợc
chở từ 6.000- 9.000 TÊU. v ề việc đẩu tư xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Lạch
Huyện, Hải Phòng: Theo kết quả dự báo, lượng hàng thông qua các cảng khu
vực Đông Bắc vào năm 2010 là từ 56- 58 triệu tấn, đạt từ HO- 130 triệu tấn vào năm 2020. Ngoài ra, xu thế phát triển đội tàu, đặc biệt là xu thế tàng trọng
tải tàu chở container cho thấy khu vực phía Bắc đang thiếu một cảng đủ nâng
lực tiếp nhận những con tàu container cỡ lớn. Do vậy, việc đầu tư xây dựng
cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, Hải Phòng là nhu cầu tất yếu khách quan
để đáp ợng nhu cầu về tăng trưởng lượng hàng sau năm 2010. Quy m ô đầu tư giai đoạn Ì của dự án gồm 2 bến container, tổng chiều dài bến khoảng 600m,
có khả nâng tiếp nhận tàu trọng tải từ 50.000- 80.000 DWT.
Ngoài ra Tổng công ty còn đề ra một số dự án lớn cho giai đoạn đến 2010
như sau:
- Triển khai dự án đầu tư xây dựng cảng Cái M é p - Thị vải (Vũng Tàu) và
khai thác cảng Cái Lân, Quảng Ninh trên cơ sở liên doanh với các công ty
nước ngoài là PSA Singapore, Maersk Đan Mạch và SSA Holding
International Vietnam (Hoa Kỳ).
- Hoàn tất chương trình di dời và phát triển cảng Sài Gòn ra khu vực Hiệp
Phước (Tp. Hồ Chí Minh) và Cái Mép- Thị V ả i (Vũng Tàu).
- Thành lập công ty cổ phán (Tổng công ty giữ tỷ lệ tối thiểu 51 % vốn điều
lệ) để huy động đầu tư xây dựng cảng Tiên Sa (Đà Nang)- giai đoạn 2 và
cảng container Vũng Tàu tại Bến Đình- Sao M a i (Bà Rịa- Vũng Tàu).
- Triển khai thực hiện chuyển đổi công năng các cảng Nhà Rồng, Khánh
khách và trung tâm du lịch, thương mại phù hợp với quy hoạch phát triển
đô thị địa phương.
- Phối hợp với tập đoàn CNTT Việt Nam, tập đoàn Điện lực Việt Nam và Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam triển khai dự án đầu tư luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu (kênh Quan Chánh Bố).
Để giữ vững thế chủ động giai đoạn tiếp theo 2010- 2020, Vinalines cũng để ra những định hướng phát triển các cảng biển thuộc quyền quản lý của mình.
Đ ó là: tiếp tẩc đấu tư phát triển các cảng nước sâu có khả năng đáp ứng các loại tàu lớn hơn theo xu thế tăng trọng tải của đội tàu thế giới, đáp ứng nhu cẩu
lưu thông hàng hóa củanền kinh tế và chia sẻ thị trường trung chuyển container. Tại phía Bắc, giai đoạn đến 2020 quy m ô của dự án cảng của ngõ quốc tế Hải Phòng sẽ bao gồm 4 bến container, chiều dài 1.200m, 2 bến cảng rời với chiểu dài 500m, có khả năng tiếp nhận tàu hàng rời đến 80.000 DWT, tàu container đến 6.000 T Ê U , 5 bến hàng bao kiện, chiều dài l.OOOm cho tàu có trọng tải đến 30.000 DWT. Tại miền Trung, tiếp tẩc phát triển cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong giai đoạn đến 2015 đầu tư 4 bến, chiều dài 1.000- 1.500m, giai đoạn đến năm 2020 đầu tư tiếp 6 bến với chiều dài khoảng 2.400m, có khả năng tiếp nhận các tàu trọng tải 150.000- 200.000 DWT, tàu container 10.000- 12.000 T Ê U [13].
3. Định hướng đầu tư phát triển hệ thông dịch vẩ vận tải biển Với việc Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt hơn tại thị trường nội địa nhưng
mặt khác các doanh nghiệp cũng có nhiều thời cơ thuận lợi cùng với sự tăng trưởng của hàng hóa xuất nhập khẩu để mở rộng thị trường ra các nước trong khu vực và thế giới. Đứng trước những thời cơ và thách thức như vậy đòi hòi Tổng công ty cùng các doanh nghiệp thành viền phải có sự tập trung đẩu lư cả
nước để nâng cao hiệu quả và hỗ trợ tích cực cho hoạt động vận tải biển và khai thác cảng biển.
Trong những năm tới, Tổng công ty sẽ tập trung đẩu tư đồng bộ các phương tiện vận tải thủy bộ, hệ thống kho bãi, cảng cạn (ICD), các trung tâm phân phối hàng hóa gụn Hển với các khu công nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước để phục vụ cho hoạt động dịch vụ logistics và thu hút được nguồn hàng từ các tỉnh Đông Nam Campuchia, Tây Nam Trung Quốc và các tỉnh của Lào, Đông Bục Thái Lan qua các cảng biển Việt Nam.
Tiếp đó là các dự án xây dụng và hình thành mạng lưới cung cấp dịch vụ logistics toàn câu thông qua việc liên kết với các đối tác nước ngoài, thành lập một số công ty dịch vụ tại các nước trong khu vực như Hồng Rông, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc, mở các đại diện thương mại tại các thị trường xuất nhập khẩu chủyếu của Việt Nam như Nhật, EU, Mỹ nhằm chia sẻ thị trường dịch vụ thế giới và tìm kiếm các cơ hội hợp tác đầu tư không những trong lĩnh vực dịch vụ m à còn trong lĩnh vực vẩn tải biển và cảng biển.
Đáng chú ý hơn là các dự án xây dựng các nhà máy sửa chữa, đóng mới tàu biển. Ngành công nghiệp sửa chữa, đóng tàu thế giới vẫn đang tiếp tục quá trình dịch chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển để sử dụng lực lượng lao động giá rẻ. Để đáp ứng tốc độ phất triển kinh tế cao, đội tàu biển Việt Nam và thế giới sẽ tiếp tục phát triển nhanh trong thời gian tới. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi về mặt thị trường để Tổng công ty
tiến hành đầu tư xây dựng nhà máy sửa chữa, đóng mới tàu biển nhằm phục vụ cho nhu cẩu của các doanh nghiệp trong và ngoài Tổng công ty. Hiện Vinalines đang triển khai thực hiện dự án đẩu tư xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam và nghiên cứu đầu tư xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển tại phía Bục và miền Trung.
Ngoài ra Vinalines cũng đang xây dựng nhiều dự án nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ tại cảng như đại lý tàu, cung ứng sửa chữa đầu bến; triển khai thực hiện các lĩnh vực dịch vụ m à Việt Nam chưa thực hiện được hoặc chưa đủ năng lực cạnh tranh quắc tế như quản lý tàu, môi giới hàng hải, môi giới mua bán tàu...