M. H^nẤitm ỊỊỊOI Vị nm HU ct THỈ Elf tui in
li Thúc trang tình hình hoạt đỏng của đôi tàu biển Vinalines 1 Q u á trình hình thành của đội tàu biên Vinalines
2.2.1. Hoọt động lònk doank vạn tải biên
Trong 5 năm 2001- 2005, đội tàu của Tổng công ty được khai thác theo phương thức cho thuê định hạn hoặc tự khai thác, trong đó phần lớn trọng tải đội tàu được khai thác trên các tuyến vận tải nước ngoài. Vì vậy hiệu quả của hoạt động vận tải phụ thuộc nhiều vào biến động giá cước trên thị trường thế
giới. Vào năm 2001, khi thị trường vận tải biển thế giới rơi vào khủng hoảng thừa do ảnh hường của sự kiện 11/9 và cuộc chiến tại Afganistan, hoạt động vận tải biển của các doanh nghiệp trong Tổng công ty đã gặp rạt nhiều khó
khăn. Cho đến năm 2003 thị trường vận tải biển mới bắt đạu có dạu hiệu phục hồi và liên tục tăng nhanh trong khoảng thời gian tù tháng 6/2003 đến cuối năm 2004, đầu 2005. Giá cước bình quân trong giai đoạn này tăng từ 4 0 % đến 6 0 % so với giai đoạn 2001- 2002. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng tích lũy thực hiện các kế hoạch
đầu tư. Tuy nhiên vào cuối giai đoạn này, các chi phí đầu vào của hoạt động vận tải biển như chi phí nhiên liệu, lãi suất, giá tàu, chi phí bảo hiểm và chi phí sửa chữa... đã tăng nhanh, hình thành một mặt bằng giá mói.
Tại thị trường trong nưởc, đội tàu của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đã phát triển mạnh mẽ. Nền kinh tế phát triển ổn định vởi tốc độ
tăng trưởng bình quân hàng năm của GDP đạt 7,5%/nãm là điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng của khối lượng hàng hóa lưu thông. Nhưng do có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hầu hết các chủng loại mạt hàng đều được sản xuất tại cả hai đầu đất nưởc nên luồng hàng Nam - Bắc luôn ở trong tình trạng bất bình hành, chiểu hàng từ miền Nam ra ít. Vởi số lượng chủ tàu tham gia tuyến nội
địa ngày càng nhiều, cộng thêm chất lượng của các phương thức vận tải khác
như đường sắt, đường bộ được cải thiện, sức ép cạnh tranh trên tuyến vận tải nội địa ngày càng lởn. Để tồn tại và phát triển, hầu hết các doanh nghiệp tư nhân đều áp dụng chính sách giảm giá và chi hoa hổng cao đề giành hàng. Vì vậy trong giai đoạn này, giá cưởc nội địa hầu như giữ nguyên.
Trong bối cảnh thị trường trong và ngoài nưởc có nhiều biến động, hoạt
động vận tải biển của Vinalines đã đạt được những kết quả đáng khích lệ sau
đây:
- Sản lượng vận tải liên tục tăng cả về tấn vận chuyển và tấn luân chuyển,
đạt 1 0 % về tấn vận chuyển và 1 2 % về tấn luân chuyển.
- Doanh thu hoạt động vận tải đạt mức tăng trưởng bình quân 19%.
- L ợ i nhuận: hoạt động vận tải biển luôn có lãi kể cả trong thời kỳ khó khăn
nhất vào năm 2001, 2002. Đặc biệt lợi nhuận của hoạt động vận tải các
năm 2004, 2005 có mức tăng trưởng rất cao so vởi những năm trưởc đó. - Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nưởc,
các tuyến truyền thống Đông Nam Á, Đông Bắc Á, góp phần tham gia vận chuyển các mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam như gạo, nông sản xuất khẩu, phân bón nhập khẩu... Các doanh nghiệp còn khai thác được những tuyến xa hơn như các tuyến đi Cháu Phi, Nam Mỹ, Trung Đông.
Chất lượng dịch vứ ngày càng nâng cao và được các chủ hàng nước ngoài chấp nhận. Trong khi nhiều loại hàng hóa dịch vứ của Việt Nam còn chưa
tìm được chỗ đứng trên thị trường thế giới thì khoảng 6 0 % năng lực đội tàu của Tổng công ty đã được các đối tác nước ngoài sử dứng dưới hình thức thuê định hạn hoặc thuê chuyên tuyến. Doanh thu xuất khẩu dịch vứ vận tải biển hàng năm có mức tăng trưởng bình quân 19%.
Hoạt động vận tải biển đạt được những kết quả nêu trên là do nhiều nguyên
nhân, trước hết là nhờ có sự tập trung đầu tư trẻ hóa, nâng cao năng lực đội tàu theo Quyết định 1419/QĐ-TTg ngày 1/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Mặc dù chưa hoàn thành kế hoạch một cách toàn diện nhưng cơ cấu đội tàu về
đội tuổi, chủng loại và trọng tải đã có những thay đổi tích cực, góp phần nâng cao chất lượng của dịch vứ vận tải biển. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong Tổng công ty đã chú trọng đến việc mở rộng tuyến khai thác để nâng cao hiệu quả cho hoạt động vận tải biển. Một số doanh nghiệp trước đây chuyên vận tải
đường sông đã đầu tư phát triển thêm tàu và chuyển dần sang vận tải biển trên những tuyến gần trong khu vực Đông Nam Á. Cấc doanh nghiệp vận tải biển mạnh của Vinalines như Công ty Vận tải biển Việt Nam (VOSCO), Công ty Vận tải biển và thuê tàu biển Việt Nam đã tăng sản lượng vận chuyển trên những tuyến xa tại Châu Phi, Châu Mỹ, Trung Đông. M ộ t nguyên nhân nữa cần phải kể đến là đội ngũ cán bộ, sỹ quan thuyền viên được chăm lo đào tạo bồi dưỡng đã phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tổng công ty đã hợp tác với Công đoàn thủy thủ Nhật Bản thực hiện các dự án VSUP và VCTC đào tạo thuyền viên, phức vứ nhu cầu của các doanh nghiệp thành viên cũng như các
doanh nghiệp khác trong ngành hàng hải. Thêm vào đó, công tác quản lý kỹ thuật vật tư, an toàn hàng hải được thực hiện tốt thông qua việc áp dụng các phần mềm quản lý, việc xây dựng và tuân thủ chặt chẽ Bộ luật quản lý an toàn ISM code, Bộ luật an ninh tàu và bến cảng.
2.2.2/Hoợt đọng đầu tư phát triển đật tàu
K ế hoạch đẩu tư phát triển đội tàu giai đoạn 2001- 2005 được thực hiện đồng thổi theo cả hai phương thức đóng mới và mua tàu đang khai thác. Kết quả thực hiện qua 5 năm Vinalines đã hoàn thành việc đóng mới đưa vào khai thác và mua tổng cộng 54 tàu với tổng trọng tải 624.546 DWT, vượt hơn 20 tàu và gấp 1,3 lấn tổng trọng tải giai đoạn trước.
• Chương trình đóng mới 32 tàu biến trong nước:
Chương trình đóng mới 32 tàu biển trong nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1419/QĐ-TTg ngày 01/11/2001 có tổng trọng tải là 403.260 DWT với tổng số vốn đầu tư 6.340 tỷ đồng, trong đó 4.236 tỷ đồng vốn vay từ Quỹ hỗ trợ phát triển. Chương trình đóng mới 32 tàu là bằng chứng sống động về đưổng lối, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Thõng qua chương trình này không những năng lực vận chuyển của Vinalines được bổ sung, cơ cấu đội tàu được trẻ hóa m à còn tạo tiền đề để Vinashin vươn lên ký kết được nhiều hợp đổng đóng tàu cho các chủ tàu nước ngoài. Ý thức được tầm quan trọng của chương trình và trách nhiệm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, Tổng công ty đã phối hợp chặt chẽ với Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam để các tàu được đóng có chất lượng tốt thỏa mãn các yêu cầu của đăng kiểm quốc tế.
Bên cạnh những việc đã làm được thì chương trình cũng gặp nhiều khó khăn vướng mắc cảvề chủ quan và khách quan làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Có thể kể ra những khó khăn, vướng mắc chủ yếu như sau:
- Tiến độ triển khai chậm sau khi có Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 11/2001, Vinalines đã phải mất đến Ì năm mới khởi công được 2 tàu đầu tiên. Sự chậm trễ này chủ yếu là do đây là chương trình lớn m à Vinalines lần đầu tiên triển khai nên không tránh khỏi những khó khăn ban đầu. Việc tạ chức bộ máy quản lý, giám sát thực hiện dự án cũng vần một khoảng thời gian nhất định để hoàn thiện.
- Trong những năm 2002, 2003 các nhà máy đóng tàu đang trong quá trình đầu tư nâng cấp, vì vậy năng lực tiếp nhận còn hạn chế. Từ năm 2004 trở đi, khi m à các dự án này dẩn dần được hoàn thành đưa vào sử dụng thì Vinashin lại ký được rất nhiều hợp đồng đóng tàu cho các chủ tàu trong nước và nước ngoài. Đây là điều rất đáng mừng cho ngành công nghiệp đóng tàu trong nước, nhưng vì vậy m à năng lực đóng tàu bị chia sẻ. - Thiết bị, vật tư, máy móc đểu phải nhập khẩu nên cả hai Tạng công ty đêu
không chủ động được thời gian và giá cả.
- Giá cả tôn sắt thép và vật tư thiết bị tăng mạnh và lên xuống rất nhanh từ năm 2004 gáy khó khăn cho hai Tạng công ty trong việc xây dựng và xác định giá đóng tàu.
• Dự án mua tàu đang khai thác
Song song với quá trình đóng mới, trong giai đoạn 5 năm 2001- 2005 Vinalines cũng đồng thời thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển tàu thông qua hình thức mua tàu đang khai thác từ nước ngoài nhằm tăng nhanh tấn trọng tải đội tàu đồng thời đảm bảo cơ cấu, độ tuại tàu hợp lý. Việc mua tàu được thực hiện theo định hướng trẻ hóa và tàng tấn trọng tải bình quàn của các tàu đẩu tư. Kết quả thực hiện như sau:
- Trong 5 năm Vinalines đã mua tạng cộng 43 tàu với tạng trọng tải 531.786 DWT với tạng số vốn đầu tư 245 triệu USD tương đương 3.720 tỷ đồng.
Các tàu mua đều có tình trạng ky thuật đảm bảo được đưa vào khai thác hiệu quả.
- Tỷ lệ các tàu có trọng tải lớn tăng lên, năm 2001 trọng tải bình quân của các tàu mua là 8.873 DWT, năm 2004 đã tăng lên 12.025 DWT, đến năm 2005 là 27.659 DWT.
Độ tuổi tàu mua ngày càng được trẻ hóa: giảm từ 17,7 tuổi năm 2001 xuống 13,1 tuổi năm 2004, đến năm 2005 các tàu đầu tư đều dưới 10 tuổi.
2.3. Giai đoạn 2006 - 2007
2.3.1/Hoợt động kình d o a n h vận t ả i biên
Bước vào thực hiện kế hoạch của năm 2006, Vinalines có được nhởng thuận lợi hết sức cơ bản. Đ ó là kết quả sản xuất kinh doanh của năm 2005 đạt ở mức cao và toàn diện, tình hình của Tổng công ty từng bước được củng cố ổn định. Đày cũng là năm Việt Nam hoàn tất thủ tục gia nhập tổ chức Thương mại thế
giới WTO, tổ chức thành công Hội nghị APEC 14, đạt con số về tốc độ tăng trưởng hết sức ấn tượng 8,17%, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh lên tới trên l o tỷ USD... Tuy nhiên năm 2006 cũng là một năm có nhiều thách thức với hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Nhởng biến động chính trị tại khu vực Trung Đông làm thị trường vận tải mất ổn định, giá cước vận tải biển vẫn nằm trong chu kỳ giảm, từ 10- 1 2 % so với năm 2005. Việc thực thi các công ước quốc tế về hàng hải được tăng cường, công tác kiểm tra của chính quyển cảng địa phương (Port State Control - PSC) ngày càng gắt gao cũng là một yếu tố khách quan ảnh hưởng đến chi phí sửa chởa, duy trì tình trạng trang thiết bị trên tàu. Bèn cạnh đó, giá tàu đã qua sử dụng trên thị trường thế giới cũng như giá tàu đóng mới vẫn giở ở mức cao gây khó khăn cho việc đẩu tư phát triển đội tàu của toàn Tổng công ty. Mặc dù vậy, nhởng kết quả kinh doanh của Vinalines năm 2006 vẫn hết sức tốt đẹp:
Tổng sản lượng vận tải biển đạt 23 triệu tẩn, bằng 1 0 1 % k ế hoạch, tăng 8 % và 59,8 tỷ Tkm, bằng 1 0 3 % kế hoạch, tăng 9 % so với thực hiện năm 2005.
Trong 6 tháng đâu năm 2007 vừa qua, hoạt động kinh doanh khai thác vận tải biển của Vinalines lại phải đối mầt với những khó khăn về giá. Trong k h i giá cước vận chuyển của đội tàu hàng khô tăng mạnh thì giá cước vận chuyển của đội tàu container và tàu chở dầu sản phẩm hầu như không tăng so với cùng kỳ năm 2006. Giá nhiên liệu thường xuyên biến động theo chiều hướng tăng cao. Giá tàu đóng mới cũng như tàu đã qua sử dụng trên thị trường tăng đột biến so với năm 2006, đầc biệt là các tàu hàng khô khiến cho các doanh nghiệp phải chịu một khoản chi phí lớn hem cho việc đầu tư phát triển đội tàu. Trong báo cáo về kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2007 của Tổng công ty, kết quả kinh doanh vận tải biển được ghi nhận như sau: Tổng sản lượng vận tải biển đạt 11,1 triệu tấn, bằng 4 4 % so với kế hoạch cả năm 2007; sản lượng luân chuyển đạt 30,6 tỷ Tkm, tăng 3 % so với cùng kỳ năm 2006, bằng 4 7 % so với kế hoạch cả năm.
2.3.2.4Hoợt động đan iu phát Mến đội tàu
Trong năm 2006, Tổng công ty đã hoàn tất thủ tục triển khai các dự án còn lại thuộc chương trình đóng mới 32 tàu biển được phê duyệt năm 2001, đổng thời nhận bàn giao, đưa vào khai thác các tàu đóng mới trong nước và mua ờ nước ngoài với tổng trọng tải hơn 140.000 DWT [12].
N ă m 2007, Vinalines tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thuộc chương trình trên. Đáng chú ý hơn cả là 2 sự kiện hổi đầu năm 2007. Đ ó là ngày 26/1/2007, trong chuyến đi tháp tùng Thủ tướng Chính phủ dự Diễn đàn kinh tế thường niên tại Davos, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, phía Ngân hàng Credit Suise (Thụy Sĩ) đã ký thỏa thuận cho Vinalines vay Ì tỷ USD để đầu tư phát triển đội tàu, xây dựng cảng biển và phát triển dịch vụ logistics. Và ngày 08/02/2007, Tổng công ty đã ký Hợp đồng nguyên
tắc với Tập đoàn Cõng nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đóng mới 19 tàu vận tải biển trong giai đoạn 2007- 2010 và 45 tàu giai đoạn 2011 - 2015 tại các nhà máy đóng tàu của Vinashin, với tổng tấn trọng tải hơn 2.800.000 DWT, tổng giá trị đấu tư khoảng hơn 2,3 tỷ USD, trong đó tập trung chủyếu vào các loại tàu hàng khô, hàng rời cỡ lớn từ 22.500- 54.000 DWT, tàu container từ 1.800- 3.000 T Ê U , tàu chợ dầu sản phẩm 50.000 DWT và tàu chợ dầu thô đến 105.000 DWT. M ớ i đây nhất, ngày 14/9/2007, Vinalines và Ngân hàng Citi N.A Việt Nam đã đạt được thỏa thuận vay vốn trị giá 130 triệu USD để mua 4 tàu vận tải viễn dương 30.000- 50.000 tấn. Sau hợp đồng này Vinalines sẽ tiếp tục ký hợp đổng vay 200 triệu nữa của ngân hàng nước ngoài để tiếp tục phát triển đội tàu [22].
Ngoài ra, theo báo cáo mới đây về hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2007 của Tổng công ty, toàn Tổng công ty đã thực hiện đầu tư được 3.642 tỷ đồng, trong đó các dự án đầu tư phất triển đội tàu là 3.092 tỷ đổng. Bất chấp tình trạng giá dầu tăng cao so với năm ngoái, các doanh nghiệp thuộc Vinalines đã ký hợp đổng mua được 17 tàu với tổng trọng tải 455.148 DWT, trong đó đã nhận và đưa vào khai thác 8 tàu với tổng trọng tải 189.948 DWT. Đổng thời các doanh nghiệp cũng đã tiếp nhận và đưa vào khai thác 2 tàu đóng mới thuộc chương trình đóng mới 32 tàu biển tại các nhà máy đóng tàu trong nước với tổng trọng tải 45.000 DWT [14].