5. Kết cấu đề tà i
2.2 Quy định Pháp luật về trách nhiệm của các chủ thể xử lý nợ xấu
Việc quy định các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong vấn đề xử lý nợ xấu là một việc rất quan trọng. Nhằm để hướng các ngân hàng, các cơ quan chức năng hữu quan
đến một kế hoạch xử lý nợ xấu chung, mang tính chất phối hợp thống nhất để đạt được
kết quả cao thì Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/2013/NQ-CP về chỉ đạo điều
hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm
2013 và Nghị quyết số 02/2013/NQ-CP ngày 07/1/2013 quy định về một số giải
pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và giải quyết nợ xấu. Trong đó, một trong những nội dung cơ bản của Nghị Quyết là triển khai thực hiện một số
giải pháp hỗ trợ thị trường và giải quyết nợ xấu. Văn bản pháp luật này đã xác định trách
nhiệm của những chủ thể đối với vấn đề định hướng và đưa ra những giải pháp để xử lý
nợ xấu:
2.1.1 Ngân hàng Nhà nước14
Ngân hàng Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo các NHTM tập trung
giải quyết nợ xấu. Đối với vấn đề xử lý nợ xấu, Chính phủ đã quy định rất cụ thể cho
NHNN về nhiệm vụ cũng như hướng cho NHNN những giải pháp xử lý và chỉ đạo xử lý
nợ xấu. Chính phủ quy định cho NHNN phải tiến hành rà soát, đánh giá lại nợ xấu thông
14
qua việc phân loại nợ, đánh giá lại thực trạng tài sản bảo đảm để có các giải pháp xử lý nợ
xấu phù hợp với từng loại hình nợ xấu, kiểm soát chặt chẽ và tiết giảm chi phí hoạt động để tích cực trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu. Đồng thời, NHNN còn phải tiến hành hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các quy định về an toàn tín dụng để hạn chế được những rủi ro nợ xấu có thể xảy ra làm nợ xấu tăng cao. Bên cạnh đó, Chính phủ
cũng quy định NHNN phải tập trung chỉ đạo các NHTM triển khai áp dụng các giải pháp
xử lý nợ xấu đã được đề ra như: tăng cường trích lập dự phòng rủi ro, mua bán nợ xấu,
tiết giảm chi phí hoạt động...tránh tình trạng nợ xấu phát sinh cao hơn. NHNN có trách
nhiệm nhanh chóng hoàn thiện đề án xử lý nợ xấu và đề án thành lập công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) mà Chính phủ giao để bổ sung vào hướng giải pháp xử lý nợ xấu trong giai đoạn hiện nay.
Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và căn cứ vào tình hình nợ xấu thì trong thời gian qua,
nhằm ngăn chặn những diễn biến tiêu cực của nợ xấu, NHNN đã có những chính sách
giải quyết kịp thời giải nguy cho các NHTM. Các biện pháp này tập trung vào các nội
dung và một số giải pháp xử lý nợ xấu đồng bộ như sau:
Thứ nhất, rà soát, đánh giá lại nợ xấu; tiến hành phân loại các khoản nợ xấu; hoàn thiện các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro phù hợp hơn với
thông lệ quốc tế.
Thứ hai, tăng cường khả năng khôi phục tình hình tài chính cho các doanh nghiệp
thông qua việc cho phép điều chỉnh kì hạn, gia hạn nợ nhưng không chuyển nhóm nợ,
giúp các ngân hàng gặp khó khăn có thể tiếp tục vay vốn ngân hàng để duy trì hoạt động
sản xuất kinh doanh;
Thứ ba, Từng bước điều chỉnh giảm lãi suất (bao gồm cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay) nhằm giảm chi phí lãi vay cho các doanh nghiệp.
Thứ tư, chỉ đạo các NHTM thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hoạt động
cho vay, tỷ lệ an toàn vốn và giới hạn cấp tín dụng, không cho vay mới để trả nợ cũ với
Thêm vào đó, yêu cầu các NHTM chủ động phối hợp với khách hàng vay để thực
hiện việc đánh giá chất lượng và khả năng thu hồi các khoản nợ từ đó có biện pháp xử lý
phù hợp, như: Cơ cấu lại nợ một cách hợp lý để trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu
theo quy định, thực hiện tốt việc mua bán nợ.
Ngoài ra, NHNN cũng chủ động phối hợp với các bộ, nghành để triển khai một số giải
pháp hỗ trợ khác như : Triển khai các chương trình tín dụng, phối hợp với các địa phương
hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi nhanh, quản lý chặt chẽ giúp thị trường này phát triển lành mạnh…
2.1.2 Bộ tài chính15
Đối với vấn đề xử lý nợ xấu trong NHTM, Bộ tài chính được Chính phủ đề ra nhiệm
vụ cụ thể là phải có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
Thứ nhất, ban hành và sửa đổi các quy định nhằm tạo khung khổ pháp lý hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ. Các chính sách miễn, giảm thuế, sửa đổi và hoàn thiện các giải pháp liên quan đến mua bán nợ xấu, phí liên quan đến mua bán nợ xấu… điều này rất có ý nghĩa trong việc khuyến khích hoạt động mua bán nợ xấu diễn ra sôi nổi hơn và tạo một khung pháp lý hệ thống cho việc xử lý Nợ.
Thứ hai, hoàn thiện các quy định tài chính về hoạt động sáp nhập, cổ phần hóa, xóa
nợ, cơ cấu lại nợ, hoán đổi nợ thành vốn chủ sở hữu.
Đồng thời, ban hành các danh sách các công ty thẩm định giá, kế toán, kiểm toán đủ
tiêu chuẩn để tham gia xử lý nợ xấu.
Ngoài ra, Bộ tài chính có nhiệm vụ khơi thông ,phát triển thị trường vốn, dòng vốn đầu tư vào thị trường vốn, khuyến khích sự phát triển của thị trường trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng linh hoạt các nguồn
vốn bên ngoài hơn, giảm sự lệ thuộc của doanh nghiệp vào nguồn vốn tín dụng ngân
hàng.
15
2.1.3 Các Bộ, cơ quan, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước16 nước16
Các Bộ, cơ quan, địa phương, các tập đoàn, DNNN tùy thuộc vào từng chức năng sẽ được Chính Phủ giao những nhiệm vụ cụ thể riêng để tiến hành hỗ trợ cho NHTM trong
việc xử lý nợ xấu như: hỗ trợ các NHTM hoàn thiện các hồ sơ pháp lý liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay để sớm xử lý nợ xấu của các NHTM.
Cụ thể, Bộ Tư pháp có nhiệm vụ ban hành Thông tư liên tịch về xử lý tài sản bảo đảm, đổi mới, nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự đồng thời tiến hành sửa đổi, bổ sung
và hoàn thiện các quy định về bán, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, để giúp ngân hàng xử
lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ nhanh chóng, thuận tiện thu hồi tài sản sớm nhất trong quý I năm 2013.
Ngoài ra, tham gia vào xử lý nợ xấu còn có các cơ quan công an, tư pháp và tòa án,
các cơ quan này có nhiệm vụ phối hợp và đẩy nhanh tiến độ và xử lý dứt điểm các vụ án có liên quan đến hoạt động ngân hàng và thi hành các vụ án dân sự, để tạo điều kiện cho
NHTM trong các vụ án xử lý nợ xấu được thu hồi tối đa tiền, tài sản, giảm tổn thất từ nợ
xấu. Hạn chế hình sự hóa các hoạt động kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng; ưu tiên áp dụng
các biện pháp xử lý về mặt kinh tế, dân sự để khắc phục hậu quả và thu hồi tối đa tiền, tài sản cho ngân hàng.
Đồng thời, đối với các trường hợp khách hàng chây ỳ, cố tình không trả nợ cho ngân
hàng, gây thiệt hại trong ngân hàng thì Chính phủ chỉ thị các cơ quan này phải có biện
pháp xử lý nghiêm theo pháp luật.
2.1.4 Các NHTM
Trên cơ sở các giải pháp xử lý nợ xấu mà Nhà nước quy định, NHNN Việt Nam đã
hướng dẫn các NHTM áp dụng những giải pháp xử lý nợ xấu dựa vào mức độ và tính chất
của các khoản nợ xấu của để từ đó có những giải pháp xử lý nợ xấu riêng phù hợp với bản
thân các ngân hàng.
16
Theo Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 31/1/2013 về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2013 thì đối với các NHTM nói
riêng cần phải thực hiện những yêu cầu liên quan đến nợ như:
o Đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có các biện
pháp xử lý, thu nợ;
o Tiếp tục cơ cấu lại nợ để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay phục vụ
sản xuất, kinh doanh, bán nợ xấu cho các công ty quản lý tài sản, mua bán nợ; o Kiểm soát chặt chẽ và tiết giảm chi phí hoạt động để tích cực trích lập, sử dụng
dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu;
o Đồng thời, triển khai các giải pháp hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai, không được thực hiện việc cơ cấu lại nợ và các biện pháp nghiệp vụ khác để
che giấu nợ xấu hoặc làm sai lệch chất lượng tín dụng.
Ngoài những vấn đề được quy định cụ thể, NHTM với trách nhiệm là chủ thể chủ đạo (như đã phân tích ở chương 1, mục 1.4 Giới thiệu chung về hoạt động xử lý nợ xấu)
phải có trách nhiệm phối hợp với các chủ thể khác, áp dụng các giải pháp xử lý nợ xấu theo chỉ đạo của từng chủ thể để việc xử lý nợ xấu mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, việc minh bạch các khoản nợ xấu và tiến hành xác định, phân loại, trích lập dự phòng rủi ro là trách nhiệm hàng đầu mà NHTM phải thực hiện.
2.3 Quy định pháp luật về những giải pháp xử lý nợ xấu
2.3.1 Quy định Pháp luật về giải pháp trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu theo quy định pháp luật Việt Nam
Việc trích lập dự phòng rủi ro một mặt giúp cho các NHTM dự phòng được rủi ro
xảy đến từ các khoản nợ, một mặt giúp NHTM bù đắp kịp thời những tổn thất do các
Chính vì vậy, Luật tổ chức tín dụng năm 2010 quy định TCTD, NHTM phải ban hành các quy định nội bộ về phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng DPRR.17
Ngày 21/1/2013, NHNN đã ban hành Thông tư 02/2013/TT-NHNN Quy định về
phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, được
áp dụng từ ngày 01/06/2013. Vậy, cho đến ngày 01/6/2013 thì hiện nay, các NHTM vẫn
tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN và Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.
Dự phòng rủi ro là NHTM khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất
có thể xảy ra do khách hàng của không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. DPRR được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của NHTM. DPRR bao gồm: Dự
phòng cụ thể và Dự phòng chung.
Theo đó:
o Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các
khoản nợ theo phương pháp định lượng hoặc định tính để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Trích lập dự phòng cụ thể được dùng để dự
phòng cho những tổn thất có thể xảy ra trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản
nợ. Tỷ lệ dự trích lập DPRR nợ xấu lần lượt là: nhóm 3 là 20%; nhóm 4 là 50%; và nhóm 5 là 100%.18
o Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập dùng để dự phòng cho những
tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự
phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các NHTM
khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. Mức trích lập bằng 0,75% tổng giá trị
của các khoản nợ được phân loại cho 4 nhóm (nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý,
nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ)19. Đây là mức trích dành cho những tổn thất
17
Theo mục b, khoản 2, điều 93, Luật tổ chức tín dụng năm 2010
18
Tham khảo phụ lục 1 19
chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ, và sau khi tiến hành trích lập dự phòng chung thì ứng với mức độ rủi ro từng món nợ, ngân hàng phải
trích lập dự phòng tăng dần theo các khoản nợ đã được phân loại.
Vậy, việc trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu bị chi phối bởi việc phân loại các khoản
nợ, trước khi tiến hành trích lập dự phòng rủi ro cho nợ xấu thì NHTM phải tiến hành phân loại các khoản nợ vào các nhóm theo quy định.
Số tiền dự phòng cụ thể được tính như sau:20 (Phụ lục 1) R = max { 0,( A-C ) } × r
Trong đó :
R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: Giá trị của các khoản nợ
C: Giá trị của tài sản bảo đảm
r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Về vấn đề sử dụng dự phòng đối với nợ xấu:21
NHTM sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ trong 2 trường hợp:
o Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp
luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích. Đối với trường hợp này, căn cứ vào thời gian
quá hạn và khả năng thanh toán của khách hàng, NHTM được phép chuyển các
khoản nợ lên nhóm có rủi ro cao hơn. Vậy, trường hợp khách hàng là tổ chức,
doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết
hoặc mất tích thì khả năng trả nợ và thời gian quá hạn của các khoản nợ sẽ là
điều đáng lo ngại cho các NHTM. Khi có bằng chứng cụ thể thì NHTM sẽ
chuyển các khoản nợ lên nhóm có rủi ro cao hơn, các khoản nợ này được xem là
20
Điều 8, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, được sửa đổi, bổ sung tại khoảng 4 điều 1, QĐ 18/2007/QĐ-NHNN 21
nợ xấu, cần phải xử lý. Lúc này, NHTM sẽ dùng DPRR sẽ bù đắp và xử lý các
khoản nợ xấu trong trường hợp này.
o Các khoản nợ có khả năng mất vốn22 được phân loại theo phương pháp định lượng hoặc định tính. Đây là nhóm nợ nằm trong nhóm nợ xấu có khả năng mất
vốn cao nhất, vì thế NHTM sẽ dùng trích lập dự phòng để xử lý khoản nợ này. Việc sử dụng dự phòng cho 2 trường hợp trên được thực hiện một quý một lần, theo
nguyên tắc:23
Đối với dự phòng cụ thể: Dự phòng cụ thể được trích lập từ những khoản nợ nào thì NHTM sẽ lấy chính Dự phòng cụ thể đó xử lý rủi ro tín dụng đối với những khoản
nợ đó. Tiếp theo, NHTM sẽ tiến hành phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
Đối với dự phòng chung: trong trường hợp phát mãi tài sản không đủ để bù đắp cho
rủi ro tín dụng thì thì lúc này, NHTM mới được dùng dự phòng chung để xử lý. Sau khi đã sử dụng DPRR để xử lý các khoản nợ xấu thì tổ chức phải tiếp tục theo
dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để. NHTM chỉ được xuất toán các khoản nợ đã
được xử lý rủi ro tín dụng ra khỏi ngoại bảng sau 5 năm kể từ ngày sử dụng dự phòng.