5. Kết cấu đề tà i
1.4 Giới thiệu chung về hoạt động xử lý nợ xấu trong NHTM
Xử lý nợ xấu là việc các chủ thể có liên quan sử dụng chức năng, quyền hạn của mình để áp dụng các giải pháp xử lý nợ xấu theo quy định pháp luật nhằm mục đích:
giảm nguy cơ các khoản nợ quá hạn trở thành nợ xấu và xử lý, thu hồi các khoản nợ xấu
(khoản nợ được phân vào nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm 4 - Nợ nghi ngờ và nhóm 5 - Nợ có nguy cơ mất vốn theo 2 phương pháp định lượng và định tính)10, giảm tỷ lệ nợ
xấu phát sinh, khi khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn hoặc không trả được
nợ đúng hạn. Xử lý nợ xấu là thủ tục đặc biệt, phát sinh khi có sự vi phạm nghĩa vụ giữa
bên vay và bên NHTM.
Các chủ thể tham gia xử lý nợ xấu bao gồm: Chính phủ; NHNN; Bộ tài chính; các Bộ, cơ quan, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước và NHTM.
Trong đó, Chính phủ là chủ thể có nhiệm vụ nhìn nhận, đánh giá bao quát những vấn đề
nợ xấu và xử lý nợ xấu của hệ thống NHTM đã thực hiện. Qua đó, đề ra phương hướng xử lý chung cho NHNN; Bộ tài chính, các Bộ, cơ quan, địa phương các tập đoàn, tổng
công ty, doanh nghiệp nhà nước và NHTM. Các cơ quan còn lại có nhiệm vụ phối hợp với nhau, hoàn thiện khung pháp lý về các giải pháp xử lý nợ xấu nhằm chỉ đạo NHTM thực hiện có hiệu quả việc xử lý nợ xấu. Trong các chủ thể, thì NHTM là chủ thể đóng vai trò chủ đạo nhất, bởi vì nợ xấu phát sinh trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. ngân hàng là chủ thể nhận biết chính xác nhất bản chất và tỷ lệ nợ xấu đang hiện diện và có nguy cơ phát sinh trong chính ngân hàng của mình. Chính vì thế, ngân hàng mới thật sự xác định giải pháp nào là giải pháp mang lại hiệu quả tối ưu, từ đó theo sự chỉ đạo của các chủ thể khác từng bước xử lý nợ xấu.
Trong thời gian qua, cùng với sự định hướng và chỉ đạo của Chính phủ; NHNN; Bộ
tài chính; các Bộ, cơ quan, địa phương các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà
nước thì NHTM đã áp dụng một số giải pháp xử lý nợ xấu như: xác định, phân loại lại nợ
xấu để tiến hành trích lập dự phòng rủi ro cho nợ xấu; tiến hành cơ cấu lại các khoản nợ
10
vay, cho điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ vay; bán nợ cho các công ty mua bán nợ; giảm lãi xuất; tăng cường giải quyết tài sản đảm bảo (nhất là tài sản là bất động sản)....
Mặc dù những biện pháp này đã giúp làm dịu đi những căng thẳng trên thị trường
tín dụng và mối lo ngại về nợ xấu (bằng chứng là tỷ lệ nợ xấu đã giảm vào khoảng cuối
năm 2012), nhưng chưa thật sự giải quyết triệt để nợ xấu ngân hàng. Nợ xấu ngân hàng không phải chỉ do ngân hàng gây nên, nên để xử lý nợ xấu cần có những giải pháp tích
cực cơ cấu lại doanh nghiệp, nâng cao năng lực tài chính, khả năng kinh doanh của doanh
nghiệp…Vì thế, thực tế đòi hỏi pháp luật về nợ xấu và pháp luật về xử lý nợ xấu cần được quy định một cách chặt chẽ và hoàn thiện hơn nhằm tạo cơ sở xây dựng các giải
pháp xử lý nợ xấu kịp thời và hiệu quả.
Tóm lại,
Nợ xấu là những khoảng nợ quá hạn có thời gian cơ cấu lại hơn 90 ngày hoặc là các khoản nợ vẫn còn trong thời hạn thỏa thuận giao kết trong hợp đồng nhưng khách hàng
vay nợ bị mất khả năng thanh toán hoặc qua theo dõi mà ngân hàng có được những bằng
chứng chứng minh được mức độ rủi ro tăng cao cho các khoản nợ đã quá hạn 90 ngày hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để
nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ theo khoản 6 điều 2 Quyết định 493/QĐ-NHNN. Nợ xấu được xác định dựa vào 2 cách phân loại theo phương pháp định lượng hoặc định tính. Điều này tuy không phải giống hoàn toàn với khái niệm nợ
xấu của IAS 39 tuy nhiên, với cách phân loại theo phương pháp định tính thì cho đã cho thấy, khái niệm nợ xấu theo Việt Nam đã có những nét tương đồng với định nghĩa nợ xấu
của thế giới.
Nợ xấu xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, phân thành 2 nhóm nguyên nhân chính đó
là: nhóm nguyên nhân khách quan và nhóm nguyên nhân chủ quan. Với nhóm nguyên nhân khách quan thì chủ yếu là do: môi trường pháp lý còn chưa đầy đủ, nhiều bất cập;
Do sự thiếu chặt chẽ, hợp lý trong quy chế hoạt động hoặc quy trình nghiệp vụ cho vay
nhũng, hối lộ trong ngân hàng; Thời gian qua, đã có rất nhiều nhiều NHTM thường
xuyên dùng vốn ngắn hạn để đầu tư trung và dài hạn vượt quá mức; do hệ thống thanh tra
ngân hàng (thanh tra NHNN; kiểm tra, kiểm soát nội bộ từng Ngân hàng) và hệ thống
pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng còn rất nhiều bất cập chưa kịp thời phát hiện,
xử lý các sai phạm; Ngoài ra, còn có những nguyên nhân chủ quan khác như sự trốn tránh
việc trích lập dự phòng rủi ro; sự yếu kém về năng lực quản trị rủi ro; mô hình kinh doanh của nhiều tổ chức tín dụng chưa theo kịp chuẩn mực, thông lệ quốc tế; tình hình sở
hữu chéo, đầu tư ngoài nghành của các NHTM …dẫn đến tình hình nợ xấu ngày càng
tăng cao.
Nợ xấu xảy ra mang nhiều tác động tiêu cực của ngân hàng, trong đó tác động đầu
tiên là làm giảm khả năng sinh lợi của ngân hàng. Tác động thứ hai là việc chuẩn bị
nguồn trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu. Thứ ba là về vấn đề một số ngân hàng không minh bạch về nợ xấu, dẫn đến tình trạng tỷ lệ nợ xấu không được đánh giá chính xác.
Thứ tư là ảnh hưởng về nguồn lực đầu tư, ngoài ra còn ảnh hưởng đến hoạt động cho vay
của ngân hàng, ảnh hưởng đến nền kinh tế chung. Chính vì thế cần phải có những giải
pháp xử lý nợ xấu kịp thời trong tình hình hiện nay.
Xử lý nợ xấu là là việc các chủ thể có liên quan sử dụng các biện pháp, công cụ theo quy định pháp luật nhằm: giảm nguy cơ các khoản nợ quá hạn trở thành nợ xấu và thu hồi
các khoản nợ khi khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn hoặc không trả được nợ đúng hạn. Xử lý nợ xấu có sự tham gia của các chủ thể như NHNN; Bộ tài chính; Các Bộ, cơ quan ngang bộ, ngành, địa phương và cả NHTM theo đó thì từng chủ thể sẽ được quy định về trách nhiệm xử lý riêng. Hiện nay, các giải pháp xử lý nợ xấu đã và đang được áp dụng như tăng trích lập dự phòng rủi ro; xử lý tài sản bảo đảm (Bất động sản);
điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ; thành lập công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC) thuộc
bộ tài chính và công ty khai thác và quản lý tài sản AMC trực thuộc các NHTM… tuy nhiên, do quy định còn nhiều bất cập nên việc thực hiện những giải pháp này chưa đạt được hiệu quả tối ưu, nợ xấu vẫn có nguy cơ tăng cao. Do đó, việc tìm hiểu các quy định
pháp luật và nợ xấu và các giải pháp xử lý nợ xấu sau đó định hướng hoàn thiện pháp luật
Chương 2
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU VÀ CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ
XẤU TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Trong chương này, người viết đã phân tích quy định pháp luật về cách thức xác định và phân loại nợ xấu, trách nhiệm của từng chủ thể (NHNN; Bộ tài chính; Các Bộ, cơ quan, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước; NHTM) thực hiện
xử lý nợ xấu trong NHTM. Đồng thời phân tích các quy định pháp luật về các giải pháp được áp dụng xử lý nợ xấu trong thời gian qua.