Quy định pháp luật về cách thức xác định và phân loại nợ xấu

Một phần của tài liệu pháp luật về xử lý nợ xấu, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 29 - 32)

5. Kết cấu đề tà i

2.1 Quy định pháp luật về cách thức xác định và phân loại nợ xấu

Để xác định một khoản tiền mà NHTM cho khách hàng vay có phải là nợ xấu thì căn

cứ vào các văn bản pháp luật do nhà nước, chính phủ, NHNN ban hành. Cụ thể, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 ban hành quy định về phân loại, trích lập

và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các NHTM

và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN đã quy định về phân loại nợ xấu thành 3

nhóm theo phương pháp “định lượng” và “định tính” :

 Đối với phương pháp “Định lượng”:11 cách xác định nợ xấu chủ yếu dựa vào thời

gian trả nợ của khách hàng và dấu hiệu không trả được nợ lãi và/gốc đúng hạn.

Theo đó, nợ xấu biểu hiện ở 3 dạng:

o Dạng thứ nhất: Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, được xác định dựa vào các dấu

hiệu như: là khoản thời gian quá hạn của các khoản nợ từ 91 ngày – 180

ngày được tính từ thời hạn trả nợ được ghi trong hợp đồng vay nợ hoặc tính

từ thời gian được gia hạn cho cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ được miễn

hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp

11

Điều 6 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN (sửa đổi, bổ sung tại khoản 3, điều 1 Quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN)

đồng tín dụng. Đây là các khoản nợ được xác định là có khả năng thu hồi

cao nhất trong các nhóm nợ xấu.

o Dạng thứ hai: Nhóm nợ nghi ngờ, nhóm Nợ này xác định theo thời gian từ

181-360 ngày được tính từ thời hạn quy định trong hợp đồng, các khoản nợ cơ cấu lại lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn cơ cấu lại, các khoản

nợ cơ cấu lại lần 2. Các khoản nợ xấu này được đánh giá là có khả năng thu

hồi thấp hơn so với các khoản nợ thuộc dạng thứ hai.

o Dạng thứ ba: có dấu hiệu là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. Đây là

nhóm nợ có khả mất vốn cao nhất. Ngoài dựa vào thời gian quá hạn thì ở

dạng thứ ba còn có thêm các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý. Nợ khoanh,

nợ chờ xử lý thường được xác định trong trường hợp Chính phủ và NHNN

có chính sách ưu tiên đối với những khoản nợ không trả được nợ do những

lý do khách quan như: bị thiên tai hoặc những đối tượng nghèo, khó khăn... Đồng thời, nếu như khách hàng có nhiều khoản vay, mà một trong những khoản vay đó rơi vào một trong những biểu hiện nợ xấu được phân tích phía trên thì tất cả các khoản

vay còn lại cũng được xếp chung nhóm nợ xấu đã được NHTM phân loại.

 Theo phương pháp “định tính”:12 theo phương pháp này thì nợ xấu được xác định

dựa trên tiêu chí là khả năng trả nợ của khách hàng. Tùy vào đối tượng khách hàng và khả năng trả nợ của khách hàng mà NHTM sẽ có những tiêu chí để xác định nợ

xấu. Trong đó, khả năng trả nợ của khách hàng trước hết được dựa vào cụ thể là khả năng tài chính của khách hàng, tình hình kinh doanh của khách hàng, tài sản mà khách hàng dùng để bảo đảm, thái độ của khách hàng trong việc trả nợ vay...

Sau khi thẩm định về khả năng trả nợ của khách hàng thì NHTM tiến hành xác

định và phân loại nợ xấu. Trong đó, nợ xấu được biểu hiện ở 3 dạng cụ thể:

12

o Dạng thứ nhất: là các khoản nợ dưới tiêu chuẩn, các khoản nợ được NHTM đánh giá là có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này

được NHTM đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

o Dạng thứ hai: các khoản nợ quá hạn có biểu hiện khách hàng không có khả năng trả nợ, các khoản nợ này được NHTM đánh giá là có khả năng tổn thất

cao. Khả năng tổn thất cao ở đây được hiểu là NHTM có khả năng sẽ không

thu hồi lại được nợ hoàn toàn các khoản nợ mà chỉ thu hồi lại được một

phần thông qua việc xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng để thu hồi nợ. o Dạng thứ ba: biểu hiện của dạng này là các khoản nợ có khả năng mất vốn,

các khoản nợ được NHTM đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất

vốn.

Đối với tình hình hoạt động và cơ chế quản lý của các NHTM ở nước ta hiện nay, thì việc xác định nợ xấu theo phương pháp định lượng dễ dàng tiến hành hơn vì thế hầu như các NHTM đều tiến hành xác định nợ xấu theo cách phân loại theo phương pháp định lượng. Trong khi đó, việc xác định nợ xấu thông qua phân loại nợ theo phương pháp “định tính” phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm hoạt động, đánh giá chủ quan của chính

các ngân hàng, vì thế chỉ có những ngân hàng đủ khả năng và điều kiện theo Quyết định

số 493/2005/QĐ-NHNN khi được NHNN chấp thuận bằng văn bản thì mới có thể phân

loại nợ và tiến hành xác định nợ xấu. Cụ thể, điều kiện để NHTM xác định và phân loại theo phương pháp định tính là:13

 Thời gian áp dụng thử nghiệm tối thiểu là 1 năm đối với hệ thống xếp hạng tín

dụng; kết quả xếp hạng tín dụng được Hội đồng quản trị phê duyệt;

 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của NHTM;

 Chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đó bao gồm cách

13

thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các tài sản bảo đảm, khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ của các NHTM;

 Phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc phê duyệt, thực hiện và kiểm tra thực hiện Hệ thống xếp hạng tín

dụng và chính sách dự phòng của NHTM và tính độc lập của các bộ phận quản

lý rủi ro;

 Hệ thống thông tin có hiệu quả để đưa ra các quyết định, điều hành và quản lý đối với hoạt động kinh doanh của NHTM và thích hợp với hệ thống xếp hạng

tín dụng và phân loại nợ.

Một phần của tài liệu pháp luật về xử lý nợ xấu, thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu trong ngân hàng thương mại ở việt nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)