5. Kết cấu đề tà i
2.1.3 Các Bộ, cơ quan, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà
nước16
Các Bộ, cơ quan, địa phương, các tập đoàn, DNNN tùy thuộc vào từng chức năng sẽ được Chính Phủ giao những nhiệm vụ cụ thể riêng để tiến hành hỗ trợ cho NHTM trong
việc xử lý nợ xấu như: hỗ trợ các NHTM hoàn thiện các hồ sơ pháp lý liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay để sớm xử lý nợ xấu của các NHTM.
Cụ thể, Bộ Tư pháp có nhiệm vụ ban hành Thông tư liên tịch về xử lý tài sản bảo đảm, đổi mới, nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự đồng thời tiến hành sửa đổi, bổ sung
và hoàn thiện các quy định về bán, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, để giúp ngân hàng xử
lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ nhanh chóng, thuận tiện thu hồi tài sản sớm nhất trong quý I năm 2013.
Ngoài ra, tham gia vào xử lý nợ xấu còn có các cơ quan công an, tư pháp và tòa án,
các cơ quan này có nhiệm vụ phối hợp và đẩy nhanh tiến độ và xử lý dứt điểm các vụ án có liên quan đến hoạt động ngân hàng và thi hành các vụ án dân sự, để tạo điều kiện cho
NHTM trong các vụ án xử lý nợ xấu được thu hồi tối đa tiền, tài sản, giảm tổn thất từ nợ
xấu. Hạn chế hình sự hóa các hoạt động kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng; ưu tiên áp dụng
các biện pháp xử lý về mặt kinh tế, dân sự để khắc phục hậu quả và thu hồi tối đa tiền, tài sản cho ngân hàng.
Đồng thời, đối với các trường hợp khách hàng chây ỳ, cố tình không trả nợ cho ngân
hàng, gây thiệt hại trong ngân hàng thì Chính phủ chỉ thị các cơ quan này phải có biện
pháp xử lý nghiêm theo pháp luật.