Kiến nghị với các DNVVN trên địa bàn

Một phần của tài liệu chuyên đề thực tập kinh tế phát triển : góc độ phát triển tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 83 - 86)

II. Phát triển hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng thương mại

3. Đánh giá phát triển hoạt động tín dụng đối với các DNVVN của NH TMCP Đầu tư

3.3.5. Kiến nghị với các DNVVN trên địa bàn

- Các DNVVN cần phải xây dựng được uy tín của mình.

Các DNVVN cần phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, và tự chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động. Kinh doanh lành mạnh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Chủ động trang bị kiến thức, vốn hiểu biết của mình, tạo dựng phong cách kinh doanh chuyên nghiệp.

Quản lý công tác thông tin, ghi chép sổ sách, chứng từ, báo cáo một cách đầy đủ,chính xác, rõ ràng, phản ánh trung thực tính hình hoạt động của mình để cung cấp cho NH vì đây là một kênh thông tin quan trọng đối với các NH.

- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực và đổi mới công nghệ.

Các công việc mà các DNVVN cần phải làm là nâng cao năng lực tổ chức, quản lý mô hình trong DN của mình, phát triển các kĩ năng lãnh đạo, đàm phán, thay đổi tư duy chiến lược, thực hiện chuyên môn hóa trong sản xuất, chú trọng đào tạo lao động để thích nghi với các dây chuyền công nghệ mới, nâng cao tay nghề và làm việc có hiệu quả, giảm thiểu các sai sót khi làm việc trong môi trường cạnh tranh cao, giúp lao động có kĩ năng phân tích, thực hiện các công việc chuyên môn một cách dễ dàng và có thể phát huy sự sáng tạo, những sáng kiến mới giúp ích cho DN.

- Xây dựng dự án khả thi, chiến lược và mục tiêu dài hạn.

Một trong những nguyên nhân khiến cho các DNVVN không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng NH là do các DNVVN xây dựng các dự án có tính khả thi kém, không có tính thuyết phục và chưa có chiến lược đúng đắn hay mục tiêu dài hạn. Việc chú trọng quan tâm đến các nguyên nhân này giúp các DN có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Muốn vậy cần phải nâng cao khả năng tự lập dự án, chủ động nghiên cứu thị trường, môi trường kinh doanh, những rủi ro có thể gặp phải để tạo điều kiện cho hoạt động sử dụng vốn vay được hiệu quả và an toàn, cũng chính là giúp cho các DN đảm bảo về doanh thu và lợi nhuận.

- DNVVN phải đảm bảo và có giải pháp tạo vốn tự có:

Cần phải xây dựng được cơ cấu nguồn vốn sản xuất kinh doanh hợp lý, theo nguyên lý thì nguồn vốn NH trong cơ cấu nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ mang tính chất bổ sung nguồn vốn thiếu hụt, và thông thường chỉ chiếm khoảng 30% trong tổng nguồn vốn. Hiện nay cơ cấu nguồn vốn của nhiều DNVVN chưa hợp lý, tỷ trọng nguồn vốn đi vay từ NH hoặc các tổ chức tín dụng khác trong tổng nguồn vốn kinh doanh còn rất cao. Khiến các DNVVN phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn vốn bên ngoài khó có thế hoạt động liên tục và hiệu quả. Các DNVVN có thể huy động, tạo ra nguồn vốn từ các nguồn khác nhau như nguồn vốn tự có của DN, vốn cổ phần, vốn liên kết liên doanh, vốn huy động từ nội bộ, vốn tự huy động qua phát hành trái phiếu. Nguồn vốn tự có là cơ sở bảo lãnh khi vay nên sẽ giúp các DN dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng NH hơn.

KẾT LUẬN.

Các DNVVN hiện nay chiếm ưu thế trong nền kinh tế thị trường và có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mỗi địa phương. Vì vậy, một trong những chiến lược quan trọng của BIDV Lai Châu trong thời gian tới là chú trọng mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng đối với các DNVVN. Mặc dù mối quan hệ giữa BIDV Lai Châu và các DN còn tồn tại nhiều bất cập và đôi khi chưa tìm được tiếng nói chung nhưng những kết quả đã đạt được trong công tác tín dụng của NH với các DN trong giai đoạn vừa qua đã cho thấy sự nỗ lực của cả ba bên Nhà nước, NH và các DN trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tuy nhiên việc phát triển hoạt động tín dụng của NH đối với các đối tượng khách hàng là DNVVN, nâng cao hiệu quả đầu tư là một vấn đề lớn, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp và cần có sự phối hợp, hỗ trợ của nhiều bên Nhà nước, NH cũng như các cấp, các ngành có liên quan. Do vậy, thông qua chuyên đề tốt nghiệp này, em mong muốn đóng góp nhỏ một phần trong tổng thể các giải pháp phát triển hoạt động tín dụng với DNVVN.

Do hiểu biết của bản thân và thời gian nghiên cứu có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi việc tồn tại một số khiếm khuyết, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô hướng dẫn và các cán bộ tại CN Ngân Hàng Đầu tư & Phát triển – CN Lai Châu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. TS. Phan Thị Thu Hà Giáo trình Ngân hàng Thương mại - ĐHKTQD – NXB KTQD.

2. PGS. TS Ngô Kim Thanh Giáo trình Quản trị Doanh nghiệp – ĐHKTQD – NXB KTQD.

3. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12. 4. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.

5. Ngân hàng BIDV chi nhánh Lai Châu, Quy trình tín dụng nội bộ. 6. Lịch sử ngành Ngân hàng Lai Châu, Tập II.

7. Cẩm nang tín dụng BIDV. 8. Nghị định số 56/2009 – NĐ CP.

9. Ngân hàng BIDV chi nhánh Lai Châu, Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng năm 2010 – 2014.

10. Ngân hàng BIDV chi nhánh Lai Châu, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 – 2014.

11. Thống kê các Doanh nghiệp đăng kí kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư Lai Châu.

Một phần của tài liệu chuyên đề thực tập kinh tế phát triển : góc độ phát triển tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 83 - 86)