II. Phát triển hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng thương mại
3. Đánh giá phát triển hoạt động tín dụng đối với các DNVVN của NH TMCP Đầu tư
3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước
- Là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Ngân hàng – tài chính – tiền tệ, trực tiếp phụ trách chỉ đạo hoạt động cho vay của các NHTM để mở rộng hoạt động cho vay đối với các DNVVN.
- NHNN cần phải ban hành một cơ chế riêng, một quy trình cho vay riêng đối với các DNVVN phù hợp với điều kiện cụ thể của các DNVVN, mở rộng các điều kiện cho vay đối với các DNVVN ví dụ như vấn đề tài sản đảm bảo…
- Cải cách hệ thống NHTM để các NHTM chủ động hơn nữa về hoạt động kinh doanh của mình, từ đó NH có thể đưa ra những quy định về chính sách cho vay cũng như các biện pháp đảm bảo tiền vay cho phù hợp, tạo điều kiện cho các NHTM thẩm định và định giá tài sản bảo đảm một cách khách quan và chính xác nhất.
- Phát huy vai trò thông tin tín dụng của Trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro (CIC) khai thác nhiều hơn về thông tin của các DN để NH có thể khai thác được nhiều hơn qua kênh này, và thường xuyên cảnh báo đối với các khách hàng có vấn đề để NH biết.
- Thực hiện các biện pháp hỗ trợ các NHTM như tái cấp vốn (tái chiết khấu), lãi suất, xử lý các khoản nợ xấu, củng cố hệ thống tài chính bằng cách áp dụng các nguyên tắc kế toán và kiểm toán được quốc tế chấp nhận, thiết lập một hệ thống đăng kí toàn
quốc về cầm cố, thế chấp và các phương thức giao dịch bảo đảm nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với các DNVVN và giảm tỷ lệ nợ khó đòi trong các NH.