Lịch sử hình thành và phát triển của NH BIDV Lai Châu

Một phần của tài liệu chuyên đề thực tập kinh tế phát triển : góc độ phát triển tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 40 - 52)

II. Phát triển hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng thương mại

1. Khái quát về NH TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV) – CN Lai Châu

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NH BIDV Lai Châu

1.1.1. Lịch sử hình thành của CN BIDV Lai Châu.

* Tổng quan về CN ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lai Châu (BIDV Lai Châu). - Tên CN viết bằng tiếng việt : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – CN Lai Châu.

- Tên viết tắt: Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam– CN Lai Châu.

- Tên CN viết bằng tiếng anh: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Viet Nam – Lai Chau branch.

- Tên giao dịch : BIDV LAICHAU.

- Giấy phép kinh doanh : 0100150619-074, ngày cấp 21/05/2004; đăng kí thay đổi lần 6 ngày 11-3-2014.

- Ngày hoạt động : 01/01/2004.

- Là CN Ngân hàng cấp 1 bao gồm 2 phòng Giao dịch trực thuộc. Cơ cấu tổ chức hoạt động theo mô hình tổ chức chung của hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

- Giám đốc CN Ngân hàng BIDV Lai Châu: Ông Phạm Khắc Tích.

- Địa chỉ: Đường 30/4, Tổ 22, phường Đông Phong, Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.

* Quá trình hình thành và phát triển của CN:

Cùng với việc chia tách địa giới hành chính của hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu từ tỉnh Lai Châu cũ vào năm 2004. Ngày 25/12/2003, thực hiện Quyết định số 5360/QĐ- HĐQT của Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, CN Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lai Châu được thành lập kể từ ngày 01/01/2004. CN Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lai Châu (CN cấp 1 mới) trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên cơ sở tách và nâng cấp CN Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Tam Đường (CN cấp 2) trực thuộc CN Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Lai Châu cũ.

Các CN trực thuộc bao gồm: CN huyện Phong Thổ (nay là phòng Giao dịch huyện Phong Thổ) và CN huyện Tam Đường.

Khi chia tách tỉnh vào năm 2004, CN Ngân hàng đầu tư và Phát triển Điện Biên tiến hành bàn giao vốn và tài sản cho CN Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lai Châu.

Đồng thời CN Ngân hàng Đầu tư và Phát triển huyện Tam Đường được sáp nhập vào CN Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Lai Châu. Tiếp quản cơ sở vật chất và nhận biên chế 22 người, đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004. CN trực tiếp kinh doanh trên địa bàn tỉnh lỵ mới và chỉ đạo hoạt động kinh doanh của CN tỉnh.

Tính đến nay Tổng tài sản của CN là 1.617 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của CN 42,034 tỷ đồng, Tổng nguồn vốn của CN là 1.574,7 tỷ đồng. Vốn tự có của CN còn ít so với tổng nguồn vốn. Nguồn vốn huy động tại địa phương không đáp ứng đủ do vậy CN vẫn phải vay của NHTW.

Sau khi chia tách thì CN cũng thay đổi cơ cấu bộ máy tổ chức theo các quyết định sau:

- Quyết định 888/2005/QĐ-NHNN ngày 16/6/2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến 01/11/2006 chính thức chuyển đổi mô hình từ CN cấp hai thành phòng giao dịch trực thuộc (CN huyện Phong Thổ chuyển thành phòng Giao dịch huyện Phong Thổ)

Công văn số 2850/CV-QLCN2 ngày 26/5/2009 của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về việc thành lập phòng Giao dịch thị xã (nay là phòng Giao dịch thành phố Lai Châu) trực thuộc CN Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Lai Châu. Quyết định số 30/QĐ-HĐQT ngày 01/5/2012 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam về việc thành lập sở Giao dịch trực thuộc trên cơ sở chuyển đổi mô hình hoạt động, đã quyết định thành lập 118 CN trực thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 100% vốn Nhà nước thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Từ năm 2004-2010 CN hoạt động tại trụ sở trên đường Trần Hưng Đạo, phường Đoàn Kết, thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu. Từ năm 2010 đến nay CN chuyển về trụ sở mới tại đường 30/4, Tổ 22, phường Đông Phong, Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.

1.1.2. Về mạng lưới của Chi Nhánh:

- Mạng lưới phòng giao dịch và các cây ATM chưa đáp ứng đủ. Từ năm 2004 đến nay CN vẫn chỉ có 2 phòng giao dịch trực thuộc( một phòng giao dịch tại thành phố Lai Châu và một phòng giao dịch tại huyện Phong Thổ) trên tổng số 8 huyện của tỉnh và 5 trụ ATM trên địa bàn toàn tỉnh.

- Đội ngũ nhân viên phòng khách hàng Doanh nghiệp đến năm 2014 mới chỉ có 6 người tăng thêm so với khi mới thành lập Chi Nhánh vào năm 2004 là 2 người. Các cán bộ của CN thường được tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ tín dụng, nâng cao trình độ, tuy nhiên với số lượng cán bộ tín dụng khối khách hàng DN còn ít, khiến không thể hiện tốt được công tác chủ động tìm kiếm, phân tích các khách hàng tiềm năng trong tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, làm giảm khả năng cạnh tranh của CN.

=> Như vậy có thể thấy Chi nhánh chưa chú trọng để mở rộng mạng lưới của mình: số phòng giao dịch, trụ ATM còn quá ít và chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiếp cận nguồn vốn tín dụng NH, mạng lưới chưa bao phủ được toàn bộ trên địa bàn tỉnh khiến CN không thể mở rộng giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình tới những người có nhu cầu. Số nhân viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp cũng còn ít so với tổng số DNVVN trên địa bàn tỉnh, khiến chi nhánh không thể tăng nhanh số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng với CN và bỏ qua nhiều khách hàng DN tiềm năng.

1.1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng của từng phòng ban.

Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2013 thông qua theo Nghị quyết số 593/2013/NQ-ĐHĐCĐ ngày 26/4/2013.

Căn cứ Nghị quyết số 1211/NQ-HĐQT ngày 29/7/2013 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam về việc điểu chỉnh mô hình, tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Căn cứ Quyết định số 1256/QĐ-HĐQT ngày 01/8/2013 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về việc phê duyệt mô hình tổ chức

mẫu của CN và ban hành chức năng nhiệm vụ chính của các Phòng/Tổ, Phòng giao dịch trực thuộc CN Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Căn cứ Quyết định số 546/QĐ-TCHC của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam CN Lai Châu về việc phê duyệt mô hình, tổ chức,chức năng và nhiệm vụ của từng Phòng/Tổ, Phòng giao dịch của CN Lai Châu.

Mô hình tổ chức, bộ máy quản lý của CN theo mô hình trực tuyến chức năng. Đứng đầu là Giám đốc CN BIDV Lai Châu: Ông Phạm Khắc Tích là đại diện theo ủy quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong các quan hệ với mọi tổ chức, cá nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của CN BIDV Lai Châu. Là người trực tiếp điều hành hoạt động thường xuyên của CN, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và trước pháp luật về mọi hoạt động của CN.

Giúp việc cho Giám đốc CN BIDV Lai Châu có các Phó giám đốc: Ông Hồ Văn Hợp và Ông Vũ Đức Minh thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc giao và trực tiếp chỉ đạo một số lĩnh vực công tác, một số Phòng/Tổ tại trụ sở CN hoặc các đơn vị trực thuộc của CN theo sự phân công điều hành của Giám đốc.

Hoạt động của CN phân làm 5 khối chức năng. Mỗi khối có các phòng đảm nhận các nghiệp vụ chuyên môn riêng. Đứng đầu mỗi phòng là các Trưởng phòng chịu trách nhiệm điều hành, giải quyết các mặt công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình và tự chịu trách nhiệm về các vấn đề đó trước Giám đốc.

- Khối quan hệ khách hàng:

+ Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp, bộ phận tài trợ thương mại trực thuộc phòng khách hàng doanh nghiệp:

• Tham mưu đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng, phát triển thị phần thị trường, triển khai các sản phẩm hiện có phù hợp với điều kiện cụ thể của CN. Xác định các thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu cùng các giải pháp tiếp thị, marketing nhằm phát triển quan hệ khách hàng, quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Đề xuất khả năng khai thác các sản phẩm và kiến nghị cải thiện các sản phẩm dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

• Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng DN và bán sản phẩm của ngân hàng. Thu thập, cập nhật hồ sơ khách hàng.

• Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng: thu thập thông tin, phân tích, thẩm định đánh giá dự án, khoản vay; đối chiếu với các điều kiện tín dụng, đánh giá tài sản đảm bảo. Lập báo cáo đề xuất tín dụng. Hướng dẫn khách hàng và chuẩn bị hồ sơ tín dụng theo quy định. Tiếp nhận kiểm tra hồ sơ. Theo dõi, quản lý

Ban Giám Đốc

Khối Quan Hệ Khách Hàng

Khối Quản

Lý Rủi Ro Khối Tác Nghiệp Khối Quản Lý Nội Bộ Khối Trực Thuộc

Phòng Quản Lý Rủi Ro

- Phòng QTTD - Phòng GDKH - Phòng Quản lý & DV Kho Quỹ

- P.TC-Hành chính - P.KH- Tổng hợp - Tổ điện toán - P.Kế toán – tài chính Các Phòng Giao dịch Các Phòng Quan Hệ Khách Hàng

tính hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay, đôn đốc khách hàng trả nợ.

• Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro. Lập báo cáo phân tích, đề xuất các giải pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro. Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cho các khách hàng DN.

• Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị có liên quan trong phạm vi quản lý nghiệp vụ. Tham gia ý kiến đối với các vấn đề chung của CN theo chức năng và nhiệm vụ được giao.

+ Phòng khách hàng cá nhân:

• Là đơn vị đầu mối tiếp nhận và triển khai các sản phẩm ngân hàng bán lẻ tại CN theo sự chỉ đạo của Trụ sở chính BIDV và ban lãnh đạo CN. Xác định các chỉ tiêu liên quan đến khách hàng cá nhân và phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc xây dựng kế hoạch phát triển khách hàng, sản phẩm

• Trực tiếp tìm kiếm, tiếp thị, marketing và bán các sản phẩm ngân hàng bản lẻ của BIDV đến khách hàng. Hoàn thiện các thủ tục về hồ sơ, thủ tục tác nghiệp với khách hàng theo đúng thẩm quyền, quy trình.

• Tiếp xác với khách hàng để tìm hiểu nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ. Thu thập thông tin phân tích khách hàng, khoản vay và lập báo cáo thẩm định. Đối chiếu với các điều kiện tín dụng. Lập báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng. Soạn thảo hợp đồng tín dụng và các hợp đồng có liên quan đến khoản vay. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng, giám sát tình hình sử dụng vốn vay. Thực hiện theo dõi, chăm sóc khách hàng hiện có và mở rộng, phát triển các khách hàng mới.

• Thực hiện phân loại nợ, xếp hạng tín dụng, chấm điểm khách hàng.

- Phòng quản lý rủi ro:

• Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng chất lượng hoạt động tín dụng.

• Giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối danh mục tín dụng của CN, duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục.

• Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm khách hàng phù hợp với điều kiện của CN.

• Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành thực hiện kiểm tra giám sát hệ thống quản lý rủi ro. Chịu trách nhiệm về an toàn, chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng theo phạm vi nhiệm vụ. Đo lường rủi ro và đánh giá các rủi ro tác nghiệp xảy ra tại CN và đề xuất giải pháp xử lý các sự cố rủi ro phát hiện được.

• Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền.

- Khối tác nghiệp:

+ Phòng quản trị tín dụng, bộ phận quản lý thông tin khách hàng trực thuộc phòng Quản trị tín dụng:

• Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định. Tiếp nhận, kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ cấp tín dụng/ bảo lãnh/ hồ sơ thế chấp. Quản lý giải ngân, theo dõi thu nợ, thông báo các khoản nợ đến hạn và chuyển cho phòng khách hàng xử lý. Giám sát khách hàng thực hiện đúng các điều khoản hoạt động tín dụng, bảo lãnh, đảm bảo nợ vay. Thực hiện quản lý thông tin khách hàng, mẫu dấu, chữ kí khách hàng và các tác nghiệp có liên quan theo quy trình nghiệp vụ. Đầu mối lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ. Quản lý thông tin và lập các loại báo cáo, thống kê về quản trị tín dụng đúng quy định.

+ Phòng giao dịch khách hàng, Tổ giao dịch khách hàng cá nhân:

• Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng, thực hiện giải ngân cho khách hàng, thực hiện các giao dịch về thẻ. Tiếp nhận ý kiến phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, thủ tục, phong cách giao dịch… để phản ánh với lãnh đạo. Tiếp thu, cải tiến phong cách phục vụ để đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.

• Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh. Báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng nghi ngờ trong tình huống khẩn cấp.

• Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch. Quản lý, lưu trữ hồ sơ, thông tin. Thực hiện cấc tác nghiệp về quản lý thông tin khách hàng theo quy trình nghiệp vụ. Thực hiện đúng các quy định, trình nghiệp vụ, thẩm quyền và và các quy định về bảo mật trong mọi hoạt động giao dịch với khách hàng. Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một giao dịch với khách hàng.

+ Tổ quản lý và dịch vụ kho quỹ:

• Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho quỹ và xuất/nhập quỹ. Quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ của ngân hàng và khách hàng. Thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt tại quầy đảm bảo phục vụ thuận tiện, an toàn cho khách hàng.

• Chịu trách nhiệm về các điều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, phát triển các dịch vụ về kho quỹ, đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, đảm bảo an toàn tài sản của CN BIDV và khách hàng.

• Tổ chức việc thực hiện nột/rút tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị liên quan; tổ chức việc tiếp quỹ/ thu gom tiền tại các đơn vị trực thuộc, các ATM.

- Khối quản lý nội bộ:

+ Phòng Kế hoạch – Tổng hợp:

• Thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích đánh giá các thông tin về tình hình kinh

Một phần của tài liệu chuyên đề thực tập kinh tế phát triển : góc độ phát triển tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 40 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w