Các tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu chuyên đề thực tập kinh tế phát triển : góc độ phát triển tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 28 - 33)

II. Phát triển hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Ngân hàng thương mại

3.Các tiêu chí đánh giá

3.1. Chỉ tiêu đánh giá phát triển hoạt động tín dụng theo chiều rộng.

(1) Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay và doanh số cho vay:

* Cho vay thường được định lượng theo hai chỉ tiêu Doanh số cho vay trong kỳ và Dư nợ cuối kỳ.

Dư nợ cho vay kỳ này = Dư nợ kỳ trước + Doanh số cho vay trong kỳ - Doanh số thu nợ trong kỳ.

- Dư nợ cho vay là số tiền mà ngân hàng hiện đang cho vay tính đến một thời điểm cụ thể. Đây là chỉ tiêu tích lũy qua từng thời kỳ. Số dư càng lớn và dư nợ kỳ sau tăng so với kỳ trước là chỉ tiêu đúng nhất phản ánh mức độ mở rộng cho vay càng cao.

- Doanh số cho vay trong kỳ là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay thực tế trong kỳ.

- Doanh số thu nợ trong kỳ là tổng các khoản thu nợ phát sinh trong kỳ. Nếu doanh số cho vay trong kỳ tăng lên so với kỳ trước và lớn hơn doanh số thu nợ trong kỳ thì ta có được sự mở rộng cả về dư nợ và doanh số.

* Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%).

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) = ( DN năm nay – DN năm trước)/Dư nợ năm trước *100

- Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của NH.

- Chỉ tiêu này càng cao và ổn định thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và hiệu quả còn ngược lại thì NH đang gặp khó khăn nhất là việc tìm kiếm khách hàng và thực hiện kế hoạch chưa đạt kế hoạch.

* Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay(%).

Tỷ lệ tăng trưởng DSCV = (DSCV năm nay – DSCV năm trước)/DSCV năm trước*100

- Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng . Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ NH hoạt động ổn định và hiệu quả.

* Ngoài ra ta có thể tiến hành xem xét một số chỉ tiêu tương đối như:

Phản ánh tỷ trọng của hoạt động tín dụng với DNVVN trong toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Tỷ lệ dư nợ càng cao thì càng chứng tỏ ngân hàng mở rộng hoạt động càng lớn. Và hoạt động tín dụng đối với các DNVVN ngày càng được các ngân hàng quan tâm, chú trọng.

* (Dư nợ tín dụng DNVVN kỳ này / Dư nợ tín dụng DNVVN kỳ trước) * 100%.

Phản ánh sự tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đối với các DNVVN tại cùng một thời điểm của kỳ gốc và kỳ kế hoạch.

Nếu tỷ lệ này <1 ta có thể thấy hoạt động tín dụng đối với các DNVVN của ngân hàng đang bị giảm so với kỳ trước. Đây có thể coi là tín hiệu không tốt đối với cả các ngân hàng thương mại và các DNVVN tại Việt Nam.

Nếu tỷ lệ này >1 chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với các DNVVN có tăng trưởng tích cực.

Nếu tỷ lệ này = 1 cho ta thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với các DNVVN xét trong cùng 1 thời điểm của kỳ gốc và kỳ kế hoạch là không có tăng trưởng.

(2) Mức tăng số lượng khách hàng DNVVN có quan hệ tín dụng với NH:

Đây là chỉ tiêu cho ta thấy rõ nét nhất về tình hình phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại đối với các DNVVN qua các giai đoạn. Số lượng khách hàng là chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay về quy mô, chỉ tiêu này tăng cho chúng ta thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả, được mở rộng, thu hút và đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu vay vốn của khách hàng. Con số này càng lớn chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng càng phát triển.

Chỉ tiêu này được xác định thông qua:

Mức tăng số lượng khách hàng= Số khách hàng DNVVN kỳ này - Số khách hàng DNVVN kỳ trước

Hoặc có thể đánh giá tình hình phát triển hoạt động tín dụng thông qua mối liên hệ sau:

*Dư nợ = số lượng khách hàng DNVVN * Dư nợ từng khách hàng DNVVN

Dư nợ DNVVN tăng lên so với kỳ trước là do : số lượng khách hàng DNVVN tăng lên hoặc dư nợ của từng khách hàng tăng lên hoặc là do sự tăng lên của cả 2 yếu

tố trên. Như vậy ta có sự mở rộng cho vay cả về số lượng khách hàng và số tiền của mỗi khoản vay.

(3). Tốc độ tăng trưởng dư nợ :

Tốc độ tăng trưởng d.nợ ═ (D.nợ kỳ này – D.nợ kỳ trước)/ D.nợ kỳ trước *100%

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ mở rộng cho vay nhanh hay chậm - Nếu tốc độ tăng trưởng dư nợ < 0: Dư nợ kỳ này < Dư nợ kỳ trước. - Nếu tốc độ tăng trưởng dư nợ > 0: Dư nợ kỳ này > Dư nợ kỳ trước.

=> Tốc độ tăng trưởng kỳ sau lớn hơn tốc độ tăng trưởng kỳ trước phản ánh việc mở rộng cho vay ngày càng nhanh.

3.2. Chỉ tiêu đánh giá phát triển theo chiều sâu:

(1). Thay đổi cơ cấu dư nợ: Đây là tỷ số giúp các nhà quản trị ngân hàng đánh giá hoạt động tín dụng của mình, thể hiện qua công thức:

Cơ cấu cho vay = ( Tỷ trọng từng loại cho vay/Tổng dư nợ cho vay)

* Nếu phân chia các khoản cho vay của NH theo thời hạn cho vay ta có cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn. Bao gồm : ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

+Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn : (Dư nợ ngắn hạn / Tổng dư nợ)*100%. +Tỷ lệ dư nợ trung hạn : (Dư nợ trung hạn / Tổng dư nợ)*100%. +Tỷ lệ dư nợ dài hạn : (Dư nợ dài hạn / Tổng dư nợ)*100%.

Xét ở khía cạnh các DN thì cơ cấu dư nợ phù hợp là phải theo hướng tăng tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn thì các DN mới có điều kiện để phát triển và mở rộng sản xuất. Bởi nguồn vốn ngắn hạn chỉ có thể giúp các DN tháo gỡ khó khăn tạm thời như trả lương công nhân viên, chi trả nguyên vật liện… Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn tăng lên đều thể hiện nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng cao. Tùy từng điều kiện, từng giai đoạn mà sự dịch chuyển theo hướng hợp lý phù hợp với sự thay đổi của thị trường, thay đổi nhu cầu khách hàng mà tổng dư nợ kỳ này tăng so với kỳ trước là mở rộng cho vay.

* Dư nợ tín dụng DNVVN phân theo lĩnh vực hoạt động được chia theo 3 lĩnh vực: Dư nợ lĩnh vực công nghiệp, dư nợ lĩnh vực nông nghiệp, dư nợ lĩnh vực dịch vụ.

+ (Dư nợ DNVVN ngành CN/ Tổng dư nợ DNVVN) *100%.

Tỷ lệ dư nợ ngành nông nghiệp:

+ (Dư nợ DNVVN ngành nông nghiệp/ Tổng dư nợ DNVVN)*100%.

Tỷ lệ dư nợ ngành Dịch vụ.

+ (Dư nợ ngành DV của DNVVN/ Tổng dư nợ DNVVN)*100%.

* Dư nợ DNVVN phân theo quy mô hoạt động của các DN từ đó có thể rút ra được các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất của các DN vay vốn, từ đó tạo ra sự dễ dàng trong quản lý các nhóm khách hàng, đề ra các nhóm chính sách, nhóm giải pháp cho phù hợp với từng nhóm khách hàng… được chia làm 3 loại :

- Nhóm DN vừa. - DN nhỏ.

- DN siêu nhỏ.

(2). Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn:

* Nợ quá hạn là toàn bộ số dư nợ cả gốc và lãi của khách hàng vay vốn đã đến hạn thanh toán với ngân hàng nhưng các khách hàng này không thanh toán được mà vẫn chưa được ngân hàng xử lý cho điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, xóa nợ, … sẽ bị chuyển thành nợ quá hạn.

* Tỷ lệ nợ quá hạn của DNVVN :

+ (Dư nợ quá hạn DNVVN/Tổng dư nợ tín dụng)*100%.

Cho thấy tỷ trọng dư nợ quá hạn của đối tượng khách hàng DNVVN so với dư nợ quá hạn của toàn bộ đối tượng khách hàng của ngân hàng. Tỷ lệ này càng lớn phản ánh chất lượng tín dụng đối với DNVVN của ngân hàng càng thấp, thể hiện tính rủi ro của hoạt động này.

Chỉ tiêu nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng phát triển hoạt động tín dụng của NH. Nợ quá hạn là điều khó có thể tránh khỏi trong hoạt động của NH, song một NH có tỷ lệ nợ quá hạn quá cao sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình và có nguy cơ mất khả năng thanh toán, do vậy NH có tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ bị đánh giá là chất lượng tín dụng thấp. Hoạt động cho vay của NH phải đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả. Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng được coi là bình thường nếu nằm trong phạm vi từ 1 – 3%.

Theo thông tư số 15/2010/TT-NHNN ngày 16 tháng 6 năm 2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Theo đó:

Căn cứ vào thực trạng tài chính của khách hàng và/hoặc thời gian thanh toán nợ gốc và lãi vay, tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm:

* Nhóm 1 ( Nợ đủ tiêu chuẩn) gồm: - Các khoản nợ trong hạn;

-Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.

* Nhóm 2 ( Nợ cần chú y) gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.

* Nhóm 3 ( Nợ dưới tiêu chuẩn) gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

* Nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ mất vốn) gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2.

* Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần thứ hai; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

Tỷ lệ nợ xấu của DNVVN:

Tỷ lệ này càng cao thể hiện chất lượng tín dụng đối với các DNVVN của ngân hàng càng thấp.

(4). Lợi Nhuận:

Việc mở rộng hoạt động tín dụng không phải chỉ chú trọng vào việc gia tăng dư nợ, gia tăng số lượng khách hàng vay vốn mà còn phải đảm bảo các khoản cho vay của NH sẽ mang lại lợi nhuận.

(5). Tỷ trọng cho vay:

TR = (DN/TDN)*100

Trong đó: TR là tỷ trọng cho vay DNVVN DN là dư nợ cho vay DNVVN

TDN là tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

Tỷ trọng cho vay DNVVN phản ánh mức độ quan tâm của NH trong việc mở rộng hoạt động này, thông qua chỉ tiêu này ta cũng có thể đánh giá được DNVVN có phải là nhóm đối tượng khách hàng mà NH tập trung quan tâm hay không, cũng thông qua đó có thể đánh giá được mức độ phát triển tín dụng NH đối với đối tượng DNVVN có rõ nét hay không.

Như vậy, Quá trình đánh giá việc phát triển hoạt động tín dụng đối với DNVVN

cần phải phối hợp giữa các tiêu chí một cách hợp lý. Mỗi chỉ tiêu đều thể hiện một khía cạnh khác nhau trong quá trình đánh giá. Do đó để có thể có được kết quả chính xác thì các chỉ tiêu nên được thống nhất và kết hợp với nhau chặt chẽ.

Một phần của tài liệu chuyên đề thực tập kinh tế phát triển : góc độ phát triển tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Trang 28 - 33)