3.1.2.1. Độ pH
pH là một yếu tố quan trọng trong môi trường nước, nó góp phần quyết định sự phân bố các loài sinh vật trong nước và khả nă3ng hấp thụ dinh dưỡng của chúng. Vì thế đây là yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sống của thủy sinh vật trong đó có tảo. Ngoài ra, độ pH còn thể hiện chiều hướng sinh hóa xảy ra trong thủy vực.
Bảng 3.3. pH của nước qua các đợt nghiên cứu (mg/l)
Ao
Thời gian A1 A2 A3 Trung bình
Đợt 1 6,24 5,70 6,74 6,22
Đợt 2 7,18 7,00 7,00 7,04
Đợt 3 7,22 7,24 7,02 7,16
Biểu đồ 3.3. Biến động pH qua các đợt nghiên cứu
Nhìn chung nước ở các ao nuôi tôm có giá trị pH từ hơi axit đến trung tính, và có xu hướng tăng dần ở lần thu mẫu đợt 2 và đợt 3. Ở đợt 1 trung bình là 6,22 còn ở đợt 2 là 7,04 và sang đợt 3 là 7,16. Điều này được giải thích rằng do đợt 2 và đợt 3 đã thả tôm, bón thêm các phân vi lượng và vôi tôi nên giá trị pH trung tính, thích hợp cho môi trường sống của tôm thẻ.
pH tại các điểm nghiên cứu ở đợt 1 dao động từ 6,24 - 7,22, còn ở đợt 2 dao động từ 5,7 - 7,24. Ở đợt 3 dao động từ 6,22 - 7,16. Giá trị pH trong các ao chênh lệch nhau không quá lớn.
3.1.2.2. Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen - DO)
Đây là chỉ tiêu qua trọng để đánh giá chất lượng nước của thủy vực. Lượng oxy hòa tan trong nước thấp thì sự ô nhiễm hữu cơ ở thủy vực càng
cao do quá trình oxy hóa các chất hữu cơ làm cạn kiệt oxy hòa tan trong nước vì vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của các thủy sinh vật. Chỉ tiêu này còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: nhiệt độ, ánh sáng, hàm lượng chất hòa tan, áp suất bề mặt gió, mặt thoáng cũng như các sinh vật sống trong nước.
Bảng 3.4. DO của nước qua các đợt nghiên cứu (mg/l)
Ao
Thời gian A1 A2 A3 Trung bình
Đợt 1 6,50 7,54 7,93 7,30
Đợt 2 7,82 6,38 8,14 7,45
Đợt 3 7,10 8,04 8,70 7,95
Biểu đồ 3.4. Biến động oxy hòa tan qua các đợt nghiên cứu
DO tại 3 ao qua 3 đợt thu mẫu dao động từ 6,5 - 8,14 mg/l, trung bình đợt 1 là 7,3 g/ml, đợt 2 là 7,45 g/ml, đợt 3 là 7,95 g/ml.
Qua cả 3 đợt thu mẫu thì hàm lượng oxy hòa tan trong nước có sự thay đổi, đợt 1 thấp nhất (7,3g/ml) và đợt 3 cao nhất (7,95 g/ml). Điều này được giải thích là do đợt 3 tôm đang được thả, mật độ cá thể tảo nhiều nên hoạt động quang hợp xảy ra mạnh mẽ, dẫn đến hàm lượng oxy tăng.
Nhìn chung cả 3 đợt thu mẫu thì hàm lượng DO trung bình vẫn nằm trong giới hạn A2 cho phép của QCVN 08:2008 [Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam (2008), Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, QCVN 08:2008/BTNMT].
3.1.2.3. Oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand - BOD)
Nhu cầu oxy sinh hóa phản ánh lượng chất hữu cơ trong nước bị phân huỷ hiếu khí bằng con đường sinh học. Quá trình này được thực hiện bởi các vi khuẩn hiếu khí và lượng oxy tự do tiêu tốn là tương đương với hợp chất hữu cơ. Do vậy, thông số này được dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của môi trường nước và để giám sát khả năng tự làm sạch của thuỷ vực.
Bảng 3.5. BOD5 của nước qua các đợt nghiên cứu (mg/l)
Ao
Thời gian A1 A2 A3 Trung bình
Đợt 1 7,80 10,00 11,00 9,60
Đợt 2 10,00 11,50 9,00 10,16
Đợt 3 8,50 10,60 8,50 9,20
Chỉ số BOD5 ở các ao nghiên cứu dao động từ 7,8 - 11,5 g/ml. Trong 3 đợt thu mẫu thì đợt 3 (9,2 g/ml) thấp nhất, đợt 2 cao nhất (10,16 g/ml).. Điều này liên quan tới sự có mặt của các chất hữa cơ trong nước tại mỗi ao nuôi.
3.1.2.4. Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand - COD)
Nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ trong nước thành CO2 và H2O bằng chất oxy hóa mạnh. Lượng oxy này tương đương với lượng chất hữu cơ trong nước nên được sử dụng để đặc trưng hóa hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải và sự ô nhiễm của nước tự nhiên.
Bảng 3.6. COD của nước qua các đợt nghiên cứu (mg/l)
Ao
Thời gian A1 A2 A3 Trung bình
Đợt 1 10,68 10,83 10,93 10,82
Đợt 2 13,32 13,36 13,34 13,34
Đợt 3 12,72 12,76 12,51 12,66
Kết quả phân tích chỉ tiêu COD được thể hiện qua bảng 3.1.6 và biểu đồ 3.5 cho thấy:
Qua 3 đợt nghiên cứu thì nhu cầu oxy hóa học dao động từ 10,68 - 13,36 mgO2/l. Giá trị COD trung bình ở đợt 1 là 10,82 mgO2/l thấp nhất trong 3 đợt, ở đợt 2 là 13,34 mgO2/l cao nhất trong 3 đợt, còn ở đợt 3 là 12,66 mgO2/ml. Điều này được giải thích rằng do mật độ tảo nuôi trồng ở đợt 2 và đợt 3 cao. Còn đợt 1 do chưa thả tôm nên số lượng tảo và chất hữu cơ còn ít.
Nhìn chung giá trị COD vẫn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008.
3.1.2.5. Hàm lượng muối Nitơ (NH4+)
Trong thủy vực, hàm lượng nitơ và photphat có mặt trong nước là những yếu tố quyết định quá trình sinh trưởng và phát triển của tảo cũng như các sinh vật sống trong thủy vực. Đồng thời nguyên nhân gây hiện tượng nở hoa nước nếu ở hàm lượng cao.
Hàm lượng NH4+ được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.7. Hàm lượng amoni qua các đợt nghiên cứu (mg/l)
Ao
Thời gian A1 A2 A3 Trung bình
Đợt 1 1,38 4,25 1,24 2,29
Đợt 2 4,88 5,44 3,32 4,55
Biểu đồ 3.7. Biến động hàm lượng amoni qua các đợt nghiên cứu
Qua bảng và biểu đồ ta thấy: Hàm lượng amoni qua 3 đợt thu mẫu có sự thay đổi đáng kể. Ở đợt 1, trung bình là 2,29mg/l thấp nhất trong 3 đợt, còn đợt 2 là 4,55mg/l cao nhất trong 3 đợt thu mẫu và đợt 3 là 4,40mg/l. Ao thứ 2 có hàm lượng muối amoni cao nhất trong 3 ao còn lại.
Sự khác nhau về hàm lượng muối nito giữa các đợt thu mẫu, và giữa các ao được giải thích do mức độ sử dụng amoni của vi tảo nói chung. Ở đợt 2, để kích thích tảo trong quá trình phát triển làm thức ăn cho tôm nên phải bón thêm phân vi lượng làm hàm lượng muối amoni tăng lên. Ngoài ra, hàm lượng muối còn chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết.
3.1.2.6. Hàm lượng muối photphat (PO43-)
Nhu cầu photphat của thực vật nổi là rất ít, chủ yếu ở dạng PO43 -. Trong tự nhiên thì hàm lượng muối phophat PO43 - < 0.01mg/l, ở khoảng 0.015mg/l đủ gây hiện tượng “nước nở hoa”. Thông thường sự dư thừa ít gây độc với con người và động vật nhưng nếu quá lớn sẽ hạn chế sự sinh trưởng của tảo.
Bảng 3.8. Hàm lượng muối photphat PO43 - qua các đợt (mg/l)
Ao
Thời gian A1 A2 A3 Trung bình
Đợt 1 0,081 0,054 0,055 0,063
Đợt 2 0,20 0,079 0,062 0,114
Đợt 3 0,067 0,047 0,210 0,108
Biểu đồ 3.8. Biến động hàm lượng photphat qua các đợt nghiên cứu
Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng photphat trong ao nuôi đạt mức trung bình, dao động từ 0,054mg/l - 0,210mg/l. Hàm lượng photphat đạt cao nhất ở đợt 2 (0,114mg/l), thấp nhất ở đợt 1 (0,063mg/l). Hàm lượng photphat cũng khá tương đồng giữa các ao trong cũng 1 đợt thu mẫu. Ở đợt 1 dao động trong khoảng từ 0,054mg/l - 0,081mg/l. Ở đợt 2 dao động trong khoảng 0,062mg/l - 0,2 mg/l. Ở đợt 3 dao động trong khoảng 0,047mg/l - 0,210mg/l.
Sắt có trong nước có thể tồn tại ở dạng tự do hoặc ở dạng muối sắt, hàm lượng sắt tự do trong thủy vực phụ thuộc vào pH của nước, khi pH của nước thấp thì khả năng hòa tan của sắt cao và ngược lại khi pH của nước cao thì khả năng hòa tan của sắt thấp.
Bảng 3.9. Hàm lượng sắt tổng số qua các đợt nghiên cứu (mg/l)
Ao
Thời gian A1 A2 A3 Trung bình
Đợt 1 0,56 0,33 0,3 0,4
Đợt 2 0,53 0,52 0,36 0,47
Đợt 3 0,28 0,31 0,36 0,32
Biểu đồ 3.9. Biến động hàm lượng sắt tổng số qua các đợt nghiên cứu
Qua 3 đợt nghiên cứu thì hàm lượng sắt tổng số dao động trong khoảng 0,28 mg/l đến 0,56 mg/l. Trung bình đợt 1 là 0,4 mg/l, đợt 2 là 0,47 mg/l, đợt 3 là 0,32 mg/l.
Trong cả 3 đợt thu mẫu thì đợt 2 có hàm lượng sắt tổng số cao nhất. Giữa các ao trong cùng một đợt thu mẫu chênh lệch nhau cũng không nhiều. Chất lượng nước vẫn nằm trong giới hạn A QCVN 08: 2008/BTNMT.
3.1.2.8. Độ mặn
Bảng 3.10. Độ mặn qua các đợt nghiên cứu (0/00)
Ao
Thời gian A1 A2 A3
Đợt 1 4 9 20
Đợt 2 7 11 27
Đợt 3 4 5 25
Biểu đồ 3.10. Biểu đồ biến động độ mặn qua các đợt nghiên cứu
Qua 3 đợt nghiên cứu độ mặn có sự dao động mạnh. Thấp nhất ở ao 1 ở đợt 1 và đợt 3 trung bình là 4 0/00 và cao nhất vào đợt 3 thuộc ao 2 chiếm 27 0/00. Điều này được giải thích do ao 3 lấy nước gần biển nên độ mặn cao còn ao 1 và ao 2 nước được lấy từ sông nên độ mặn thấp hơn .