[Nguồn: dữ liệu cơ bản về bảo vệ môi trường đầu tư tỉnh Nghệ An 2011]
Cửa Hội là tên cửa sông Lam đổ ra biển Đông, là ranh giới tự nhiên của 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, nằm ở phía Đông Nam tỉnh Nghệ An. Phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Nghi Lộc, phía Bắc giáp Thị xã Cửa Lò, phía Nam giáp Thành phố Vinh và huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Địa danh Cửa Hội là tên gọi chung của các phường Nghi Hải, Nghi Hòa và Nghi Xuân nằm ở phía Nam thị xã Cửa Lò.
Vùng nuôi tôm nằm ở 2 phía đường Sinh thái dọc theo bờ sông, khu vực nuôi tôm tập trung bắt đầu từ Xã Hưng Hòa - thành phố Vinh kéo dài xuống tới Cửa Hội.
+ Đặc điểm địa hình: địa hình chủ yếu ở đây là đồng bằng, đất đai chủ yếu là đất cát vũ ven biển, có thành phần cơ giới thô, kết cấu rời rạc, dung tích hấp thụ thấp. Các chất dinh dưỡng như mùn, đạm, lân đều nghèo.
+ Khí hậu, thuỷ văn:
Cửa Hội mang đặc điểm chung của tỉnh Nghệ An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.
- Khí hậu: a) Chế độ nhiệt:
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 - 24oC, tương ứng với tổng nhiệt năm là 8.700o C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng nhất (tháng 6 đến tháng 7) là 33oC, nhiệt độ cao tuyệt đối 42,7 0C; nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất (tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau) là 19oC, nhiệt độ thấp tuyệt đối - 0,5oC. Số giờ nắng trung bình/năm là 1.500 - 1.700 giờ.
b) Chế độ mưa:
Nghệ An là tỉnh có lượng mưa trung bình so với các tỉnh khác ở miền Bắc. Lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 1.200-2.000 mm/năm với 123 - 152 ngày mưa, phân bổ cao dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông và chia làm hai mùa rõ rệt:
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1, 2; lượng mưa chỉ đạt 7 - 60 mm/tháng.
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm, tháng mưa nhiều nhất là tháng 8, 9 có lượng mưa từ 220 - 540mm/tháng, số ngày mưa 15 - 19 ngày/tháng, mùa này thường kèm theo gió bão và ảnh hưởng đến mùa nuôi tôm.
c) Độ ẩm không khí:
Trị số độ ẩm tương đối trung bình năm dao động từ 80 - 90%, độ ẩm không khí cũng có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa. Chênh lệch giữa độ ẩm trung bình tháng ẩm nhất và tháng khô nhất tới 18 - 19%. Lượng bốc hơi từ 700 - 940 mm/năm.
d) Chế độ gió:
Nghệ An chịu ảnh hưởng của hai loại gió chủ yếu: gió mùa Đông Bắc và gió phơn Tây Nam.
- Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, bình quân mỗi năm có khoảng 30 đợt gió mùa Đông Bắc, mang theo không khí lạnh, khô làm cho nhiệt độ giảm xuống 5 - 10oC so với nhiệt độ trung bình năm.
- Gió phơn Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ. Loại gió này thường xuất hiện ở Nghệ An vào tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, số ngày khô nóng trung bình hằng năm là 20 - 70 ngày. Gió Tây Nam gây ra khí hậu khô, nóng và hạn hán, ảnh hưởng không tốt đến nuôi tôm.
e) Thuỷ triều:
Có chế độ thủy triều không đều, trong tháng có 10 - 13 ngày thủy triều, có 3 lần nước lên và 2 lần nước xuống. Trong năm, biên độ triều đạt cực đại vào những tháng 9,10,11,12 với giá trị có thể lên tới 3,2m và giảm cực tiểu 0,0m vào những thánh gần với thời kì xuân phân (21/3) và thu phân (21/9).
g) Độ mặn:
Bề mặt thủy vực nghiên cứu có độ mặn không quá 32% do ảnh hưởng của dòng biển bắc xích đạo, và dòng nước từ sông Lam. Độ mặn cao nhất trong năm là tháng 4, 5 thấp nhất là tháng 9 và biên độ dao động khác nhau khoảng 7- 8%
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU