Chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sả nở Việt Nam

Một phần của tài liệu Chất lượng nước, thành phần loài Vi tảo trong một số ao nuôi tôm ở Cửa Hội huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An (Trang 25 - 26)

Các loài thủy hải sản sống dưới nước luôn chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường nước. Vì vậy chất lượng nước có tác động không nhỏ đến năng suất nuôi trồng thủy sản.

- Nhiệt độ: Ở nước ta, nhiệt độ nước thường thay đổi theo mùa, ngày đêm và mỗi vùng miền khác nhau. Thông thường nhiệt độ thấp nhất trong ngày vào lúc 2-5h và cao nhất vào lúc 14-16h chiều. Nếu nhiệt độ thay đổi đột ngột 3 - 4 0C thường gây chết tôm [11], [12].

- Độ mặn: Là yếu tố có thể điều chỉnh được nếu có nguồn nước ngọt và nước mặn dữ trữ. Nếu độ mặn quá cao hoặc quá thấp đều không tốt cho nuôi trồng thủy sản. Độ mặn để tốt nhất cho tôm phát triển là 10 - 25 ppt. Ở nước ta, độ mặn nước biển từ Vũng Tàu trở ra ổn định nên dọc bờ biển có xuất hiện tôm quanh năm, những vùng có độ mặn thay đổi theo mùa thù tôm phân bố rất ít [6].

- pH: pH trong nước rất quan trọng, khi pH biến động thì sẽ ảnh hưởng tới quá trình sinh lí, sinh hóa trong cơ thể thủy sinh vật. pH phù hợp trong nuôi trồng thủy sản ở nước ta là 7,5 - 8, 5 [6].

- Độ kiềm: Độ kiềm là số đo tổng số cacbonat và bicacbonat, chúng có tác dụng quan trọng trong nước thông qua làm giảm sự biến động của pH, hạn chế các chất độc trong ao gây sốc cho tôm. Độ kiềm thích hợp cho ao nuôi từ 80 - 130 mg/l [6].

- Oxy hòa tan: Hàm lượng oxy hòa tan là yếu tố quan trọng và cần thiết trong nuôi trồng thủy sản về cả hệ thống nuôi năng suất thấp và cao. Hàm lượng oxy hòa an thích hợp chi thủy sinh vật sinh trưởng và phát triển là 5mg/l [11].

- Độ trong: độ trong của nước chủ yếu phụ thuộc vào số lượng và đặc tính khối chất bao gồm các sinh vật sống trong tầng nước và thể vẩn lơ lửng. Giới hạn cho phép về độ trong từ 25- 30 cm, thay đổi theo độ tuổi của đối tượng nuôi [11].

- Hợp chất của Nitơ: Trong ao hồ, amoniac xuất hiện như 1 sản phẩm do sự biến đổi của động vật trong nước cũng như từ sự phân hủy các chất hữu cơ dưới sự xuất hiện của vi khuẩn [11].

Một phần của tài liệu Chất lượng nước, thành phần loài Vi tảo trong một số ao nuôi tôm ở Cửa Hội huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w