Mối quan hệ của các yếu tố trong môi trường nước tới quá trình sống

Một phần của tài liệu Chất lượng nước, thành phần loài Vi tảo trong một số ao nuôi tôm ở Cửa Hội huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An (Trang 26 - 28)

trình sống của tảo

Tảo sống trong môi trường nước chịu ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố trong môi trường nước. Và ở mỗi loài nhất định cần những yếu tố môi trường

nhất định để sinh trưởng và phát triển. Trong một không gian và thời gian nhất định có thể có một hay vài loài nhận được mức tối ưu của phần lớn các yếu tố môi trường nên chúng phát triển và ưu thế hơn các loài khác và thường gây ra hiên tượng nước nở hoa [ 24].

Ánh sáng ảnh hưởng tới sự phân bố của tảo theo độ sâu. Giới hạn độ sâu của vi tảo ở biển là 40 - 70 m, tuy nhiên có nơi xuống tới 100 - 120 m do độ trong của nước. Tầng mặt từ 0 - 20m tảo lục phát triển mạnh, 20 - 30 m là sự có mặt của tảo nâu, tầng từ 30 - 40 m là sự phát triển của tảo đỏ. Ở các hồ vi tảo thường xuống sâu tới 10 - 15 m. Đối với các hồ có độ trong thấp thực vật nổi chủ yếu gặp ở từ 0 - 3m. Trong đó nhóm thực vật nổi tảo lục và tảo lam có nhu cầu ánh sáng mạnh nhất nên nó tập trung ở tầng nước mặt [8].

Nhiệt độ là một yếu tố tiếp theo rất quan trọng. Nó chi phối sự phân bố địa lí và sự biến động số lượng cũng như thành phần loài vi tảo trong thủy vực theo thời gian khác nhau. Vào mùa đông ở những nơi có xuất hiện băng tuyết thì nhiệt độ xuống rất thấp, các loài thực vật nổi hầu như vắng mặt. Vào mùa xuân, khi mà nhiệt độ ấm áp thì tảo lại phát triển mạnh và thường gây hiện tượng nở hoa nước [10].

Giá trị pH trong môi trường sống ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng và phát triển của tảo. Ở mỗi loài tảo thì thích nghi với những khoảng pH nhất định. Hầu hết ở các hồ có pH từ 6 - 9, pH =7 là trung tính. Trong các loài tảo thì tảo lam thường chịu được độ biến thiên của pH [10].

Hàm lượng muối dinh dưỡng thay đổi tùy theo các loại hình thủy vực. Thực vật nổi cần photpho ở dạng muối hòa tan. Muối photpho có vai trò quan trọng trong sự tạo thành các sản phẩm sinh dục. Nhu cầu về nitơ ở mỗi loài khác nhau cũng khác nhau: tảo lục có nhu cầu nitơ lớn nhất, tiếp theo là tảo lam, sau cùng là tảo silic. Khi muối đạm tồn tại với một số

lượng lớn thì gây ức chế cho sự phát triển của vi tảo. Khi môi trường có hàm lượng chất dinh dưỡng như nito, phôtpho cao, pH môi trường thấp, nhiệt độ và cường độ chiếu sáng cao, nước thiếu sự lưu thông.... sẽ là những yếu tố ảnh hưởng tới sự nở hoa của tảo. Cũng chính vì vậy, sự nở hoa của tảo thường xảy ra từ tháng 3 đến tháng 9 trong năm khi mà vực nước ít bị xáo trộn và có nhiệt độ thích hợp nhất. Theo Sawyer (1947), nồng độ photpho trên 0.015mg/l và nồng độ nito trên 0.3mg/l là đủ để gây hiên tượng nước nở hoa của tảo [10].

Vi tảo còn là thức ăn cho các động vật không xương sống nên cũng chịu sự tác động của nhóm sinh vật này, số lượng tảo tăng lên khi số lượng động vật không xương sống giảm [33].

Như vậy, vi tảo và chất lượng nước có mối liên hệ qua lại với nhau rất chặt chẽ. Vi tảo có tác dụng làm sạch môi trường nước, cung cấp oxy, ngược lại, môi trường nước cũng ảnh hưởng tói đời sống của vi tảo. Sự thay đổi tính chất hóa lí của nước sẽ ảnh hưởng tới sự phân bố của tảo cả về số lượng lẫn thành phần loài.

Một phần của tài liệu Chất lượng nước, thành phần loài Vi tảo trong một số ao nuôi tôm ở Cửa Hội huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w