3.1.1.1. Nhiệt độ
Yếu tố nhiệt độ chi phối sự phân bố địa lý, biến động số lượng cũng như thành phần loài theo mùa trong năm. Nhiệt độ nước phụ thuộc vào nhiệt độ không khí hoặc chênh lệch vài độ C.
Bảng 3.1. Nhiệt độ nước tại các điểm thu mẫu (0C)
Ao
Thời gian A1 A2 A3 Trung bình
Đợt 1 20,8 27,8 28,6 25,7
Đợt 2 29,0 29,7 30,4 29,7
Đợt 3 33,8 33,6 32,8 33,4
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy rằng:
- Nhiệt độ có xu hướng tăng dần qua các đợt nghiên cứu do thời điểm nghiên cứu diễn ra từ đầu mùa đông đến mùa hạ (từ tháng 10 đến tháng 6 năm sau). Trung bình đợt 1 là 25,7 0C, đợt 2 là 29,7 0C và đợt 3 là 33,4 0C.
- Nhiệt độ nước tương đối ổn định trong cùng một ao và có sự chênh lệch giữa các ao (Biểu đồ 3.1). Cụ thể
Ở đợt 1: Nhiệt độ nước dao động từ 20,8 – 28,60C , thấp nhất là ở ao 1, cao nhất là ở ao 3 do đợt thu mẫu này vào mùa đông, vào thời điểm đo ở hiện trường từ buổi sáng đến qua trưa nên nhiệt độ thay đổi nhanh.
Ở đợt 2 và đợt 3 sự chênh lệch nhiệt độ giữa các ao là không đáng kể. Như vậy, qua 3 đợt thu mẫu, nhiệt độ nước dao động trong khoảng 20 - 34 0C cũng khá thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của tảo.
3.1.1.2 Độ trong
Khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt nước, chúng sẽ bị ngăn cản bởi các chất cặn lơ lửng trong nước hay sự có mặt của các sinh vật sống trong nước. Chúng được gọi là độ trong của nước. Vì vậy, độ trong ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cung cấp năng lượng ánh sáng mặt trời cho quá trình quang hợp của thực vật sống ở nước nói chung và tảo nói riêng. Độ trong càng lớn thì ánh sáng mặt trời chiếu xuống càng sâu, càng tạo điều kiện cho quá trình quang hợp diễn ra mạnh mẽ.
Bảng 3.2. Độ trong tại các điểm thu mẫu (cm)
Ao
Thời gian I II III Trung bình
Đợt 1 36,8 40,2 42,4 39,8
Đợt 2 40,4 28,6 36,4 35,1
Biểu đồ 3.2. Sự biến động độ trong qua các điểm nghiên cứu
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy độ trong của các ao nuôi tôm không cao và có xu hướng giảm xuống dần ở đợt 3. Ở đợt 1 trung bình là 39,8 cm, đợt 2 trung bình là 35,1 cm, đợt 3 trung bình là 33 cm. Nguyên nhân của sự sai khác này là do mật độ cá thể các loài sinh vật phù du chủ yếu là tảo quyết định. Đợt 1 thu mẫu vào tháng 10 dương lịch (trùng vào khoảng tháng 8 âm lịch). Lúc này đang vào mùa lũ, nước sông đang dâng cao nên các ao nuôi tôm chưa thả tôm, tảo phát triển ở đây mật độ cá thể chưa cao nên độ trong lớn. Sang đợt 2 và đợt 3 sau khi thả tôm giống, người ta thúc đẩy sự phát triển của tảo bằng cách bón phân vi lượng nên mật độ cá thể tảo tăng lên, dẫn đến độ trong giảm (Biểu đồ 3.2).